Brexit - Cử tri Anh vẫn đang đứng ở "ngã ba đường"

Một tuần trước cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh ở lại hay rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit), dường như cử tri Anh vẫn đang đứng ở "ngã ba đường".

Video thị trường cá cược ở Anh sôi động về vấn đề Brexit (Nguồn video VTV1):
Người dân Anh lúc này đang ở "ngã ba đường" về việc Brexit khi mà kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ người ủng hộ “ra đi” và số người muốn ở lại luôn bám đuổi từng ngày, còn tỷ lệ cử tri do dự vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, chiến dịch vận động của cả hai phe đã phải tạm dừng ngày 16/6 sau vụ nữ nghị sĩ thuộc Công đảng đối lập Anh Jo Cox bị bắn và đâm dẫn tới tử vong khi chuẩn bị tiếp xúc cử tri để vận động Anh ở lại, và thủ phạm được cho là người ủng hộ Brexit (Anh ra khỏi EU), đang làm vấn đề này trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Những người muốn Anh ở lại "ngôi nhà chung EU" bám vào khía cạnh "xáo trộn" và "bất ổn" để chứng minh rằng nước Anh sẽ thiệt hại lớn nếu từ bỏ những gì London đang được hưởng với tư cách thành viên EU trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là yếu tố kinh tế. Hàng loạt số liệu cụ thể về mức độ thiệt hại được đưa ra, cả trước mắt lẫn lâu dài. Theo phe phản đối Brexit, nếu "chia tay" EU, Anh sẽ bước vào "một thập niên bất ổn". Kinh tế Anh sẽ tuột dốc trong 5 năm tới, sẽ chịu tổn thất đến 100 tỷ bảng - tương đương 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ ba EU, GDP sẽ giảm từ 4 - 10% do thất thu về thương mại và tài chính, đồng bảng mất giá 20%, gần 1 triệu người lao động mất việc làm do hàng trăm doanh nghiệp rời khỏi Vương quốc Anh... Đặc biệt, do London được coi là “lá phổi", là "trái tim" tài chính của châu Âu nên việc rời EU sẽ khiến Anh mất đi vai trò trọng yếu của một trung tâm tài chính và lợi thế là cánh cổng kết nối thị trường thế giới với châu Âu.
Brexit - Cu tri Anh van dang dung o
 Việc rời EU sẽ khiến Anh mất đi vai trò trọng yếu của một trung tâm tài chính.
Bên cạnh đó, rời khỏi EU cũng đồng nghĩa với việc Anh phải "làm lại từ đầu" trong hàng loạt lĩnh vực, điều này đẩy London vào thời kỳ xáo trộn. Chính phủ Anh cảnh báo rằng khi người dân chọn con đường "dứt áo ra đi", Anh có thể sẽ phải mất tới 10 năm để giải quyết mọi vấn đề. Trước hết là về việc rời EU, bởi Hiệp ước Lisbon năm 2009 đề cập việc một nước có thể xin rút khỏi khối, song không quy định cụ thể trình tự, thủ tục và các bước tiếp theo sẽ như thế nào. Nếu Brexit trở thành hiện thực, Anh sẽ phải đệ trình lên Hội đồng châu Âu “đề nghị xin rút khỏi EU” và khi đó, quá trình đàm phán trong EU về Brexit mới chính thức.
Ngoài các vấn đề kinh tế, việc London ở lại hay rời khỏi EU đều liên quan chặt chẽ với số phận chính trị của Thủ tướng David Cameron và đảng Bảo thủ. Trong ngắn hạn, cuộc trưng câu dân ý sẽ tạo ra những rắc rối chính trị ngay lập tức đối với Chính phủ Anh. Nếu xảy ra kịch bản Brexit, những áp lực chính trị từ người dân và nội bộ đảng Bảo thủ nhiều khả năng sẽ buộc ông Cameron phải từ chức. Điều này sẽ buộc đảng Bảo thủ Anh phải cải tổ nội các và chọn ra một thủ tướng mới, thậm chí có thể nước Anh phải tiến hành bầu cử trước thời hạn.
Phe ủng hộ Anh ở lại nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhiều lãnh đạo các nước EU, thậm chí lãnh đạo nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật Bản cũng lên tiếng thuyết phục người dân Anh không rời khỏi "ngôi nhà chung". Giới phân tích cho rằng sự lựa chọn “có” trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới có lẽ sẽ là cú đánh trực diện nhằm thẳng vào sự tự tin và địa vị quốc tế của EU, tạo “lỗ hổng” lớn trong ngân sách chung bởi Anh là nước đóng góp nhiều thứ ba cho ngân sách và khiến liên minh này đi chệch khỏi mục tiêu trở thành một nền kinh tế cởi mở và giàu tính cạnh tranh hơn. Những cảnh báo về mức độ thiệt hại lúc này không chỉ dành cho nước Anh, chính EU cũng đang phải tính đến một kịch bản với sự xáo trộn đáng kể khi thiếu vắng tiếng nói của một thành viên vốn được coi là chủ chốt lâu nay.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Brexit cũng có những “con át chủ bài” riêng, trong đó lòng tự tôn dân tộc của một "đế quốc Anh" hùng mạnh, mối liên kết vốn dĩ lỏng lẻo giữa Anh và EU cùng những hạn chế ngày càng lộ rõ của "ngôi nhà chung" 28 nước thành viên trong một thế giới đang biến đổi không ngừng, đang được tận dụng triệt để. Không phải ngẫu nhiên mà hiện tâm lý muốn từ bỏ EU đang gia tăng ở nhiều nước thành viên EU khác ngoài Anh. Ngay cả ở nước "đầu tàu" EU như Đức, cũng có tới 1/3 người dân muốn nước này rời khỏi EU.
Liệu Anh và EU sẽ tiếp tục bên nhau trong "cuộc hôn nhân" được coi là gượng ép hay "tan đàn xẻ nghé"? Điều đó phụ thuộc vào quyết định của người dân Anh vào ngày 23/6 tới. Dù kịch bản nào xảy ra thì tình hình hiện nay ở cả Anh và EU đều cho thấy hai bên cần phải cùng điều chỉnh nếu muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ "đôi bên cùng có lợi".

Cuộc chiến “đi và ở lại” giữa EU và Anh

Cuộc chiến "đi và ở lại" giữa EU và Anh trong thời gian gần đây đã tốn không ít giấy mực báo chí.

Kênh truyền hình CNN mới đăng tải một bài viết nói về cuộc chiến "đi và ở lại" giữa EU và Anh, hiện là tâm điểm ở lục địa già.
Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh Châu Âu (EU), Thủ tướng Anh David Cameron cần có sự đồng thuận của lãnh đạo các nước thành viên để có được một thỏa thuận đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến việc ở lại hoặc tách khỏi EU của Anh.

Bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu

(Kiến Thức) - Thất cử cấp bang của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho thấy rõ bốn thất bại quan trọng của EU trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.

Bài bình luận đăng trên báo Le Monde của nhà báo Sylvie Kauffman, số ra ngày 13-14/3/2016, liệt kê bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.
Bon that bai quan trong cua Lien minh Chau Au
Thủ tướng Đức Angela Merkel nếm trái đắng của cuộc khủng hoảng tị nạn, qua các cuộc bầu cử cấp bang.
Thứ nhất là sự chia rẽ Đông-Tây ngay trong nội bộ Liên minh Châu Âu. Cuộc khủng khoảng tị nạn đã bộc lộ những bất đồng giữa hai khối Tây Âu và Đông Âu. Giữa hai khối không có cùng cách nhìn về tình hình khủng hoảng. Việc khối Đông Âu từ chối nhận người tị nạn Hồi giáo bị các nước Tây Âu xem như là động thái phản dân chủ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.