Bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu

(Kiến Thức) - Thất cử cấp bang của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho thấy rõ bốn thất bại quan trọng của EU trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.

Bài bình luận đăng trên báo Le Monde của nhà báo Sylvie Kauffman, số ra ngày 13-14/3/2016, liệt kê bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.
Bon that bai quan trong cua Lien minh Chau Au
Thủ tướng Đức Angela Merkel nếm trái đắng của cuộc khủng hoảng tị nạn, qua các cuộc bầu cử cấp bang.
Thứ nhất là sự chia rẽ Đông-Tây ngay trong nội bộ Liên minh Châu Âu. Cuộc khủng khoảng tị nạn đã bộc lộ những bất đồng giữa hai khối Tây Âu và Đông Âu. Giữa hai khối không có cùng cách nhìn về tình hình khủng hoảng. Việc khối Đông Âu từ chối nhận người tị nạn Hồi giáo bị các nước Tây Âu xem như là động thái phản dân chủ.
Thứ hai, nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng tị nạn là đầu tàu Pháp-Đức, vốn gặp phải nhiều trắc trở trong cuộc khủng hoảng nợ công. Nếu như trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cả hai nguyên thủ Pháp và Đức cùng nhau sát cánh để đối đầu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì nay Paris đã bỏ rơi Berlin. Thủ tướng Đức Angela Merkel giờ phải học cách tự xoay sở trong cuộc khủng hoảng tị nạn này cùng với vụ “Brexit” (nguy cơ Vương quốc Anh rời Liên minh Châu Âu).
Thứ ba, làn sóng tị nạn cho thấy rõ thất bại về tinh thần của Liên minh Châu Âu. Các nền tảng cơ bản : bao dung, nhân quyền và tính đa dạng đang bị xói mòn, nhường chỗ cho sự đi lên của các phong trào dân túy, nhờ vào cuộc khủng hoảng tị nạn. Ngay cả đối với những nước được cho là rất rộng lượng như Thụy Điển cũng công khai nhìn nhận phải có một “ngưỡng” nào đó cho sự bao dung.
Cuối cùng là sự nghịch lý của Khối Schengen, không gian tự do lưu thông. Cũng như Khối đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone), Khối Schengen cũng có những thế khó xử ngay trong nội bộ EU. Không gian tự do đi lại được hình thành theo tính chất liên bang mà không lại không có các công cụ liên bang để quản lý.
Cuộc khủng hoảng người tị nạn cho thấy là không gian tự do đi lại trong nội bộ Khối Schengen chỉ có thể vận hành được nếu như đường biên giới bên ngoài được một cơ chế mang tầm cỡ trên quốc gia quản lý, như Frontex chẳng hạn.
Nếu các quốc gia thành viên vẫn không đạt được một đồng thuận nào trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn, thì chỉ còn một lối thoát duy nhất: khai tử Khối Schengen - nạn nhân cuối cùng của thảm kịch di dân hiện nay.
Video Pháp giải tán trại tị nạn Jungle Calais (Nguồn Daily Mail):

Châu Âu “bó tay” trước cuộc khủng hoảng tị nạn?

(Kiến Thức) - Hình ảnh thảm thương của bé ba tuổi người Syria bị chết đuối dạt vào một bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy lãnh đạo Châu Âu giải quyết khủng hoảng tị nạn.

Khi đề cập đến vụ em bé Syria ba tuổi chết đuối, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói đã đến lúc phải hành động giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn.
Chau Au “bo tay” truoc cuoc khung hoang ti nan?
Hình ảnh thảm thương của bé ba tuổi người Syria bị chết đuối dạt vào một bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) đang chật vật ứng phó với luồng người tị nạn đổ vào EU. Pháp, Đức và Italy ngày 4/8 đã đưa ra lời kêu gọi chung đề nghị áp đặt quota bắt buộc về số người tị nạn cho tất cả các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.

Cáo buộc Iran “vô lý và nực cười” của Tòa án Mỹ

(Kiến Thức) - Iran tuyên bố phán quyết của tòa án Mỹ đòi Tehran bồi thường 10,5 tỷ USD cho vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 là “vô lý và nực cười”.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Hossein Sheyholeslam - cố vấn đối ngoại của Chủ tịch Mejlis (Quốc hội) Cộng hòa Hồi giáo Iran đã nêu lập trường chính thức của Iran về việc một tòa án quận ở New York phán quyết Iran phải bồi thường 10,5 tỷ USD liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Về phán quyết “vô lý và nực cười” này, ông Sheyholeslam nói:
"Lần đầu tiên tôi được nghe một quyết định như vậy của tòa án Mỹ. Đây là một bất ngờ lớn, bởi vì tòa không có cơ sở nào để tuyên án như vậy với Iran. Iran không hề tham gia bất kỳ buổi xét xử công khai liên quan đến các sự kiện ngày 11/9/2001. Nếu thực sự tòa án Mỹ đã đưa ra một phán quyết định vô lý và nực cười như vậy, thì hành động này là hoàn toàn vô căn cứ và bất hợp pháp. Iran không bao giờ bị đề cập tới ở tất cả các giai đoạn điều tra và tố tụng về các vụ khủng bố. Cuộc điều tra xác lập tội phạm được giữ bí mật một phần. Nhưng từ những thông tin đã công bố, rõ ràng các sợi chỉ đều dẫn đến Ả-rập Xê-út hơn Iran. Như được xác minh, tất cả những kẻ tổ chức hành động khủng bố hoặc là công dân Vương quốc Ả-rập Xê-út, hoặc từng sống và được đào tạo ở vương quốc Hồi giáo này. Vì vậy, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy một quyết định nực cười và vô căn cứ của tòa án Mỹ đối với chúng tôi. Nó giống như một trò đùa ác tiếp theo của Mỹ”.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.