Cuộc chiến “đi và ở lại” giữa EU và Anh

Cuộc chiến "đi và ở lại" giữa EU và Anh trong thời gian gần đây đã tốn không ít giấy mực báo chí.

Kênh truyền hình CNN mới đăng tải một bài viết nói về cuộc chiến "đi và ở lại" giữa EU và Anh, hiện là tâm điểm ở lục địa già.
Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh Châu Âu (EU), Thủ tướng Anh David Cameron cần có sự đồng thuận của lãnh đạo các nước thành viên để có được một thỏa thuận đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến việc ở lại hoặc tách khỏi EU của Anh.
Cuoc chien “di va o lai” giua EU va Anh
 Nhiều người dân Anh bày tỏ mong muốn tách khỏi EU vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ba năm trước, ông Cameron, dưới sức ép của một đảng có tư tưởng phản đối EU cùng với một số thành viên của Đảng Bảo thủ Anh, đã hứa rằng ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề giữ nguyên hay không địa vị thành viên EU của Anh.
Ông mong muốn thảo luận lại về những điều kiện mà Anh phải tuân theo khi gia nhập EU, sau đó thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay. Do đó, cuộc họp ngày 18/2 có vai trò rất quan trọng.
Chuyện gì đang diễn ra trong cuộc họp thượng đỉnh EU?
Tại thủ đô Brussels (Bỉ), lãnh đạo 28 nước thành viên có cuộc trao đổi về việc có chấp nhận hay không một thỏa thuận nhằm khiến người dân Anh bỏ phiếu quyết định ở lại EU trong một cuộc trưng cầu dân ý có thể được tổ chức vào tháng 6 tới. Một số nguyên thủ quốc gia bày tỏ sự phản đối đối với yêu cầu mà Anh đưa ra, trong khi đó thỏa thuận này cần sự đồng thuận của tất cả các thành viên.
Báo The Guardian đưa tin ngày 17/2 cho biết bốn nước Đông Âu gồm Ba Lan, Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc đã khước từ đề xuất giảm bớt phúc lợi xã hội cho những người lao động nhập cư. Thông tin này được đưa ra một ngày trước khi cuộc họp diễn ra.
EU phát triển từ đống đổ nát của Thế chiến II và trở thành một khu vực tự do thương mại. Thành tựu nổi bật của liên minh là cho phép hàng hóa và các công dân của các nước thành viên có thể tự do đi lại với hi vọng rằng sự hội nhập kinh tế sẽ xóa bỏ nguy cơ chiến tranh lục địa mới.
Anh đã đề xuất không thực hiện hai điều kiện trên và họ bày tỏ sự nghi ngờ đối với việc EU luôn đưa ra những nghị quyết chung đối với mọi vấn đề, từ việc sự dụng thuốc trừ sâu cho đến vấn đề nhân quyền, cũng như việc thiết lập chính sách đối ngoại chung.
Thủ tướng Cameron đang muốn đạt được điều gì?
Về cơ bản, ông Cameron muốn chứng minh rằng ông có thể đàm phán một cách cứng rắn với các quan chức ở Brussels. Ông muốn nước Anh được miễn phúc lợi xã hội cho những người nhập cư, bao gồm cả công dân từ các nước EU khác, cho đến khi họ sống ở Anh trong nhiều năm.
Cuoc chien “di va o lai” giua EU va Anh-Hinh-2
 Thủ tướng Anh David Cameron cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Brussels, Bỉ.
Nói cách khác, mục đích cuối cùng của ông là gửi thông điệp nói rằng ông đã có những biện pháp mạnh hơn với EU, song vẫn cố gắng thuyết phục các đảng phái cũng như người dân rằng Anh nên ở lại EU bởi điều này có lợi cho quốc gia này.
Tại sao nhiều người dân Anh bày tỏ ý muốn “thoát” EU?
Nguyên nhân một phần là bởi vấn đề nhập cư, bao gồm dòng người tị nạn chạy trốn chiến tranh từ Syria. Người dân lo ngại rằng số lượng người nhập cư gia tăng sẽ khiến thuế tăng lên, cũng như giành lấy việc làm của họ và có thể sẽ nhận lương thấp hơn mức mà một công dân Anh yêu cầu. Như vậy, mặt bằng lương sẽ giảm và đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên cao.
Bên cạnh đó, một số thành phần ở Anh cũng có thành kiến về sự đa văn hóa mà dòng người nhập cư đã mang đến nước này. Cụ thể, một số thành viên của Đảng Vương quốc Anh Độc lập (UKIP), một trong những đảng phái có tư tưởng bài châu Âu lớn ở Anh, đã từng có những phát ngôn không hay và mang nặng tính phân biệt đối xử trước đây.
Ngoài ra, lòng tự tôn dân tộc cũng là một nguyên nhân. Người dân cũng tỏ ra ngại ngần khi phải từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình để hòa nhập với EU.
Giữa EU và Anh đã từng xảy ra bất đồng hay chưa?
Thực tế, Anh quốc luôn phần nào đó tách biệt với EU không chỉ về địa lý mà còn cả trong quan hệ ngoại giao. Mặc dù phần lớn các nước EU đã áp dụng chính sách tự do đi lại với nhau, Anh không làm vậy. Trong khi các nước EU từ bỏ đồng tiền nội tệ của mình để sử dụng đồng euro, Anh vẫn tiếp tục sử dụng đồng Bảng.
Quan hệ giữa Anh và EU từ lâu đã rất khó khăn. Vào những năm 1960, Tổng thống Pháp thời đó là Charles de Gaulle đã lên tiếng phản đối kết nạp Anh vào Khối thị trường chung, tiền thân của EU ngày nay, cũng như đàm phán với Anh về vấn đề này. Anh không gia nhập vào EU, khi đó mang tên Cộng đồng Châu Âu, cho đến năm 1973.
Trong những những năm 1970 và 1980, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã từng lên tiếng phản đối khi cho rằng quyền lực mà Brussels đang nắm trong tay là quá lớn.
Liệu có khả năng Anh sẽ tách khỏi EU hay không?
Đây là điều có thể xảy ra, bởi kết quả cuộc trưng cầu dân ý rất khó dự đoán. Phần lớn truyền thông Anh đều tỏ ra không mặn mà với EU và đôi lúc họ cũng miêu tả liên minh này một cách khá tiêu cực.
Cuoc chien “di va o lai” giua EU va Anh-Hinh-3
Anh và EU có mối quan hệ rất phức tạp.
Bên cạnh đó, dòng người tị nạn kỷ lục chạy trốn chiến tranh và đói nghèo từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu cũng khiến người dân Anh, vốn đã mang mối lo về việc làm cũng như văn hóa quốc gia, có thể sẽ bỏ phiếu thoát khỏi EU.
Thêm nữa, mặc dù Thủ tướng Cameron sẽ tổ chức chiến dịch nhằm giúp Anh tiếp tục ở lại EU, Đảng Bảo thủ của ông lại đang tranh cãi gay gắt về vấn đề này. Một số thành viên chủ chốt của đảng đều mong muốn Anh rút khỏi EU. Dù vậy, các chuyên gia phân tích tin rằng việc rời bỏ EU cũng mang lại những rủi ro riêng.
Lãnh đạo một số nước trên thế giới đều mong muốn một EU có Anh là thành viên. Điều đó sẽ giúp các cuộc đàm phán trở nên dễ dàng hơn, châu Âu cũng có tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng kêu gọi Anh ở lại EU. Ông phát biểu vào tháng 7/2015 rằng, việc Anh có mặt trong EU “khiến chúng tôi tin tưởng vào sự vững mạnh của liên minh giữa Hoa Kỳ và Châu Âu”.

Hiệp định Minsk được thực thi, EU sẽ bỏ trừng phạt Nga?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho rằng không có lý do gì để tiếp tục các lệnh trừng phạt Nga nếu các thỏa thuận trong hiệp định Minsk được thi hành.

Liên minh Châu Âu nên bãi bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga về vấn đề xung đột Ukraine nếu các thỏa thuận trong hiệp định Minsk được thực thi đầy đủ, các chuyên gia trả lời phỏng vấn tờ Sputnik vào thứ 5 (12/2).
Vào thứ 4 (11/2), Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có buổi hội đàm tại thủ đô Minsk, Belarus kéo dài 15 giờ và cuối cùng đã đồng tình 1 loạt các biện pháp để chấm dứt xung đột tại miền đông Ukraine. Các biện pháp này bao gồm: thực hiện lệnh ngừng bắn vô điều kiện, sửa đổi hiến pháp Ukraine, rút hết các nhóm vũ trang nước ngoài, vũ khí và lính đánh thuê khỏi miền đông Ukraine.

EU bị dồn vào chân tường, "ẩu đả" khó tránh khỏi

(Kiến Thức) - Liên minh Châu Âu bị dồn vào chân tường, khi khủng hoảng người tị nạn và nguy cơ Anh rút khỏi liên minh chứng tỏ chiến lược của EU đã thất bại.

EU bị dồn vào chân tường là nhận định của nhà báo Simon Heffer trong một bài viết đăng trên trên Daily Telegraph.

EU bi don vao chan tuong,
Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu trước Hội đồng Châu Âu. 
Theo nhà báo Simon Heffer, các nước Châu Âu hiện đang bị chia rẽ vì tranh cãi tìm biện pháp cho khủng hoảng người tị nạn. Ngày càng có thêm ý kiến cho rằng, chính sách mở cửa biên giới không còn cách nào để tồn tại và làm nảy sinh câu hỏi liệu EU có còn trụ được khi phải từ bỏ  chính sách này. Không những vậy, một cuộc suy thoái kinh tế mới đang tiến đến gần mà tình hình của Liên minh Châu Âu thì hiện vô cùng ảm đạm.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.