“Bỗng dưng” bị cưỡng chế vì... liền kề khu biệt thự?

Chính quyền cho rằng, việc tồn tại 6 căn lều hay còn gọi là “xóm ổ chuột” gây mất mỹ quan của khu quy hoạch nên tiến hành cưỡng chế "trái luật".

“Bỗng dưng” bị cưỡng chế vì... liền kề khu biệt thự?
Bỗng dưng... phải dỡ bỏ nhà?
Nằm khuất giữa những vạt rừng nơi lưng chừng núi có một xóm nghèo tách biệt với cuộc sống nhộn nhịp của người dân vùng biển. Đó là “Xóm núi” mà dân trong vùng quen gọi là “xóm ổ chuột”. Xóm núi toạ lạc khu vực núi Hòn Rớ, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang (Khánh Hòa). Đa phần những người dân sinh sống ở "xóm ổ chuột" này là những người nghèo khổ. Và họ lại càng khổ sở hơn bởi chính sách mập mờ mà chính quyền sở tại “áp đặt riêng”.
Ông Phạm Tấn An, cụt tay chân, phải sống cảnh "màn trời chiếu đất".

Ông Phạm Tấn An, cụt tay chân, phải sống cảnh "màn trời chiếu đất".

Con đường ngoằn ngèo, khúc khuỷu dẫn chúng tôi lên ngọn núi Hòn Rớ chênh vênh nơi những hộ dân nghèo, lam lũ bao năm qua quây quần sinh sống. Gọi là “xóm ổ chuột” bởi cuộc sống của người dân nơi đây quẩn quanh, bám trụ mưu sinh qua ngày trong những túp lều tuềnh toàng, nhếch nhác.
Sáu hộ dân nghèo bao gồm: Phạm Tấn An (SN 1962), Phạm Vinh Quang (SN 1988), Bùi Văn Mỹ (SN 1963), Nguyễn Đình Túc (SN 1981), Nguyễn Hữu Lam (SN 1979), Ngô Thị Tuyết Hằng (SN 1977), sống trên diện tích hơn 1ha, gắn với đất ở mồ mả của tổ tiên dòng họ. Từng ngày qua, 6 hộ dân như ngồi trên đống lửa bởi chính sách khắt khe của chính quyền UBND xã Phước Đồng, áp đặt riêng cho họ.
Nguồn gốc đất tại khu vực Hòn Rớ đều là đất khai hoang từ sau năm 1975, đến năm 1995 được chính quyền xác nhận đây là đất khai hoang dùng để làm vườn. Đất được các hộ dân trong vùng mua bán trao tay hoặc cha mẹ nhường lại cho con cái.
Trên vùng đất đồi núi này nhiều gia đình cất nhà để ở, sống ổn định và không có tranh chấp. Vào năm 1997, Nhà nước có chủ trương lấy đất làm khu đô thị Hòn Rớ, các hộ dân trong diện quy hoạch được bồi thường và cấp đất tái định cư.
“Cũng từ đó mà cuộc sống của người dân xóm núi đỡ vất vả hơn”, một người dân cho hay. Tiếp đó vào năm 2011, UBND TP. Nha Trang chủ trương xây dựng Khu biệt thự Nha Trang, tiếp tục thu hồi đất và cấp tái định cư cho các hộ trong vùng quy hoạch.
Người dân xóm núi cứ chuyển dần đi nơi khác sinh sống, những hộ còn lại sống rải rác từ chân núi lên đến lưng chừng. Đây cũng là những hộ dân nằm ngoài khu quy hoạch, trong đó có 6 hộ dân kể trên nằm sát ngay Khu biệt thự đang trong quá trình xây dựng.
Đầu năm 2012, sau nhiều năm làm lụng tích cóp, các hộ dân cất nhà bằng tre nứa, quây bạt và lợp tôn để ở. Cuộc sống tuy còn khó khăn nhưng có chỗ chui ra chui vào khiến những con người nghèo khổ an tâm lạc nghiệp.
Nhưng hạnh phúc với mái nhà “kiên cố” của các hộ dân quá ngắn ngủi. “Vào ngày 17/10/2013, UBND xã Phước Đồng tiến hành cưỡng chế phá bỏ các căn nhà 6 hộ dân chúng tôi tốn bao công sức. Chính quyền cho rằng 6 hộ chúng tôi xây dựng không có giấy phép, không đúng mục đích đất sử dụng. Tuy nhiên, cùng trên một mảnh đất có nguồn gốc khai hoang những hộ dân khác lại được xây cất nhà kiên cố nhưng không bị cưỡng chế. Việc cất nhà ở khu vực này bao nhiêu năm qua chưa một hộ nào bị cưỡng chế”, ông An cho biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Cao Pháp, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đồng xác nhận: “Vào tháng 10/2013, chính quyền xã tiến hành cưỡng chế dỡ bỏ các ngôi nhà tạm của 6 hộ dân vì diện tích đất này chỉ được phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, không được phép xây nhà ở”.
Trước câu hỏi, cùng một nguồn gốc đất khai hoang nhưng các hộ khác được xây cất nhà kiên cố, vì sao 6 hộ nghèo trên thì không, ông Pháp phân trần: “Đây là hệ quả của lịch sử để lại, rất khó giải thích (?). Cho đến nay còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được (?)”
Xót lòng trước những mảnh đời cơ cực nơi “xóm ổ chuột”
Sau ngày bị cưỡng chế, người dân dựng những túp lều bằng bạt để tá túc. Những căn chòi nằm sát nhau, diện tích chỉ khoảng gần 10m2, nền đất chật chội và ẩm ướt. Chênh vênh giữa lưng chừng núi, dường như chỉ cơn gió nhẹ cũng khiến nơi an cư của các hộ dân bị thổi bay. Mỗi hộ gia đình có số phận riêng, nhưng điểm chung là nghèo đến cùng cực.
Ông Phạm Tấn An tâm sự: Diện tích đất đang ở là do người cha khai hoang sau giải phóng. Cuộc sống nghèo khó lại đông con, 30 năm về trước ông bị bệnh tắc nghẹn mạch máu, phải tháo bỏ và cắt dần khớp chân tay.
“Đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng mắc phải bệnh hiểm nghèo. Sau ngày mắc bệnh, khả năng lao động cũng không còn. Gánh nặng cuộc sống chỉ một mình vợ tôi gánh vác, bằng thu nhập từ số tiền lượm cá dưới cảng, còn bản thân tôi thì quanh năm suốt tháng chỉ ở nhà hoặc làm bạn với bệnh viện. Cũng vì mình tàn tật, nghèo hèn mà quá nửa đời người, một chỗ ở ổn định vẫn chưa có”, ông An tâm sự.
Nói rồi ông An lo lắng: “Thân mình tàn tật, chỉ mong được cất căn nhà tạm mà chính quyền gây khó dễ. Nếu như đúng chủ trương thì không một ai thắc mắc, đằng này chỉ có 6 hộ sát khu quy hoạch mới bị cưỡng chế. Đây quả là điều vô lí. Không biết những ngày tháng sau này thân già này sống sao đây khi phải chui rúc trong túp lều lụp xụp này”.
Xóm “ổ chuột” với những túp liều chưa được 10m2.

Xóm “ổ chuột” với những túp liều chưa được 10m2. 

Hộ anh Phạm Vinh Quang cũng có hoàn cảnh đáng thương. Diện tích đất mà anh đang dựng lều là của cha mẹ nhượng lại. Anh nên duyên với người vợ hiện tại cách đây hơn 2 năm và có một bé trai kháu khỉnh. Người vợ thì bị bệnh tim nhiều năm nay, sức khỏe suy yếu nên chỉ làm công việc nội trợ trong gia đình. Cuộc sống phụ thuộc vào số tiền lương lái taxi của người chồng.

Tuy nhiên cuộc sống khó khăn, tiền kiếm ra chẳng là bao so với những lần đưa vợ đi nằm viện dài ngày. “Đứa trẻ đến nay hơn 1 năm tuổi nhưng còi cọc, ốm yếu hơn các em bé khác. Cũng vì cuộc sống khó khăn, lại sống lam lũ nhếch nhác trong căn lều xiêu vẹo, vệ sinh lại không tốt nên mắc nhiều chứng bệnh. Những hôm trời mưa gió phải bế con chạy xuống núi để gửi cho láng giềng, còn vợ chồng thì chọn một góc chòi không bị dột để “lánh nạn”.
Anh lo lắng: “Cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy thì gia đình tôi và các hộ khác chắc không thể tồn tại lâu dài. Nhưng ngoài nơi này, các hộ chúng tôi cũng chẳng biết đi đâu để sống nữa”.
Bà Ngô Thị Tuyết Hằng cũng có hoàn cảnh tương tự. Cũng vì cái nghèo cái đói mà người chồng bỏ bà đi tìm hạnh phúc mới. Từ đó, người phụ nữ phải một mình còm cõi nuôi 3 con ăn học.
Trong căn chòi ọp ẹp, cuộc sống 4 mẹ con phụ thuộc vào số tiền làm mướn đủ thứ nghề của bà Hằng. Người phụ nữ trải lòng: “Cuộc sống nghèo khó nhưng mẹ con rau cháo có nhau, rồi những tháng vất vả cùng qua. Những mong dựng được căn chòi lợp tôn để lấy nơi che mưa che nắng nhưng chính quyền lại nhất quyết gỡ bỏ. Trong khi đó lí do UBND xã đưa ra rất thiếu thuyết phục, khiến gia đình tôi và các hộ còn lại hết sức bức xúc. Vì thế 6 hộ dân chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng nhờ can thiệp để trả lời quyền lợi thỏa đáng”.
Chia tay xóm nghèo trong cái nắng oi ả, gay gắt của buổi chiều miền Trung, khiến khách không khỏi xót xa. Hình ảnh những tụp lều rách rưới, lụp xụp, những đứa trẻ con nhếnh nhác nghịch trên bãi rác, có những đứa trẻ chưa một ngày được đến trường, cứ chiều về lại buồn thiu ôm cột cửa chờ cha mẹ đi làm về cứ ẩn hiện trong cánh rừng xa thẳm. Họ như thuộc về một thế giới khác, không biết sự sống mòn mỏi ấy còn kéo dài đến tận bao giờ?

Cưỡng chế phá dỡ “nhà khủng” xây không phép

Sáng nay, các lực lượng của quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện cưỡng chế, phá dỡ các “nhà khủng” xây dựng không phép nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu.

Cưỡng chế phá dỡ “nhà khủng” xây không phép
Ông Nguyễn Quang Hồng, chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu, cho biết công trình thuộc diện phải cưỡng chế gồm một khu nhà 2 tầng và một khu nhà thờ được xây dựng kiên cố với nhiều loại gỗ quý, nhưng không có giấy phép xây dựng. “Trước mắt, chúng tôi cho các lực lượng tháo dỡ toàn bộ thiết bị trong căn nhà 2 tầng sau đó mới thực hiện việc phá dỡ”, ông Hồng nói.
"Nhà khủng" xây dựng không có giấy phép.
"Nhà khủng" xây dựng không có giấy phép.

Chính quyền cưỡng chế quật mộ, dội xăng đốt xác

Mộ ông Mục vừa chôn được 3 ngày bị chính quyền địa phương (huyện Kinh, tỉnh An Huy, Trung Quốc) cưỡng chế quật mộ, dội xăng đốt xác vì con cháu ông không "hỏa táng theo quy định".

Chính quyền cưỡng chế quật mộ, dội xăng đốt xác

QQ News ngày 28/12 đưa tin, một lão nông ở tỉnh An Huy qua đời, con cháu vừa an táng ông được 3 ngày theo truyền thống địa phương thì bị chính quyền quật tung mộ, đốt xác người quá cố ngay tại mộ phần khiến gia đình và người dân địa phương vô cùng phẫn nộ.

Săm soi điểm giao tử thần TP HCM... cướp sinh mạng 2 bé

(Kiến Thức) - Theo quan sát của Kiến Thức, dòng xe máy lưu thông trên QL1 từ hướng ngã tư Linh Xuân về, đến gần đầu cầu vượt Trạm 2, muốn lên cầu đi Đồng Nai thì phải cho xe chạy sang trái, lấn vào làn xe tải.

Săm soi điểm giao tử thần TP HCM... cướp sinh mạng 2 bé

Cùng lúc, nếu ôtô, xe tải, container từ sau chạy đến, muốn ra xa lộ Hà Nội (về TP HCM) phải cắt ngang làn đường xe máy đã tạo thành điểm giao cắt. Chỉ cần người điều khiển xe máy chuyển hướng đột ngột, xe tải, container chạy tốc độ nhanh thì tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Điểm giao "tử thần"

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới