Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng một số hải sản miền Trung

(Kiến Thức) - Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng một số hải sản có phenol sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý, thuộc 4 tỉnh miền Trung sau ảnh hưởng bởi sự cố Formosa.

Tại cuộc họp giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí sáng 20/9, lãnh đạo các Bộ Tài nguyên - Môi trường, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin về môi trường biển và khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Bộ Y tế khẳng định suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia về an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm của Nhật Bản, Canada. Các mẫu được gửi đi kiểm chứng tại các Phòng kiểm nghiệm của các Trường Đại học Osaka - Nhật Bản và Trung tâm các Giải pháp của Singapore. Kết quả kiểm chứng tại các phòng kiểm nghiệm nước ngoài cho thấy sự đồng nhất về kết quả kiểm nghiệm với 2 viện của Việt Nam.

Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy: phát hiện 132/1040 mẫu hải sản của bốn tỉnh miền Trung có phenol, bao gồm: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá - đây là những loài hải sản sống ở tầng đáy. Không phát hiện bất kỳ mẫu nào có xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân làm cá chết.

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị, không sử dụng các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Bo Y te khuyen cao khong su dung mot so hai san mien Trung
Ảnh minh họa.
Ngoài những mẫu hải sản ở biển miền Trung không được khuyến cáo sử dụng, Bộ y tế cũng khẳng định: Tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện chương trình giám sát định kỳ đối với hải sản được triển khai tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện Phenol ở trên và các hải sản khác ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để tiến hành giám sát, xét nghiệm.
Mời độc giả xem video: Vũng Tàu: 1/3 số mẫu hải sản dương tính với formol, hàn the:

Những loại bánh Tết độc đáo miền Trung

(Kiến Thức) - Từ Bắc Trung Nam đều có những món ngon đặc trưng đón mừng năm mới. Dưới đây là những loại bánh Tết độc đáo miền Trung.

Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung
 Bánh tét. Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung có bánh tét. Bánh tét là một món bánh trang trọng và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nơi đây. Ảnh: wiki
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-2
 Nguyên liệu để làm bánh tét không khác bánh chưng, cũng là gạo nếp và nhân thịt lợn và đậu xanh. Tuy nhiên, bánh được gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài. Ảnh: 2monngonmoingay
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-3
 Bánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè. Bánh tổ được nhiều người miền Trung kể rằng có từ vua thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp Tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất. Ảnh: 2monngonmoingay
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-4
 Bánh lá răng bừa xứ Thanh. Dù có nhiều món ăn ngon trên mâm cỗ Tết cổ truyền nơi đây, nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa. Ảnh: saigonamthuc
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-5
 Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu.Ảnh: tungxichlo
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-6
 Bánh gừng. Bánh gừng nhưng không phải làm từ gừng mà có hình củ gừng. Bánh được làm từ bột gạo nếp và trứng gà, đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu gừng. Bánh chiên vàng gắp nhúng vào đường cát trắng đã thắng sền sệt, áo thành lớp mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng. Ảnh: thegioimiquang
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-7
 Vào ngày Tết, những chiếc bánh gừng được ghim vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ. Ảnh: sotaydulich
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-8
 Bánh in. Bánh in được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Sau đó, đường bát cũng được nạo thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra. Ảnh: sotaydulich
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-9
 Bánh xu xê Huế. Ở Huế, bánh su sê không chỉ là món bánh dùng trong lễ cưới hỏi mà còn trong những ngày lễ Tết. Bánh được làm từ bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy. Ảnh: vietjet
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-10
 Bánh có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ảnh: hotel84
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-11
 Bánh thuẫn là loại bánh phổ biến ở bất cứ làng quê nào ở miền Trung. Loại bánh có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt này được làm từ bột, trứng, đường và vani. Công đoạn khó nhất khi làm bánh này là làm sao để bánh vàng ươm, nở bung ra như cánh hoa mai. Ảnh: nethue
Nhung loai banh Tet doc dao mien Trung-Hinh-12

Bánh măng cũng thường xuyên góp mặt trên bàn thờ cúng gia tiên của người Huế. Bánh có hình vuông cạnh, gói bằng giấy bong kính màu vàng trong, vị ngọt mát. Bánh măng được làm bằng bột nếp trộn với măng tươi và đường kính. Ảnh: saostar 

Món ăn không thể thiếu dịp Tết cổ truyền người châu Á

(Kiến Thức) - Những món ăn truyền thống của các nước châu Á trong dịp Tết đều có ý nghĩa cầu mong một năm đủ đầy, an khang, thịnh vượng.

Mon an khong the thieu dip Tet co truyen nguoi chau A

Việt Nam - Bánh trưng: Xuất phát từ truyền thuyết vua Hùng, bánh trưng được tượng trưng cho "đất vuông" và là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt. Nếu như người miền Bắc thường gói bánh trưng hình vuông với lá dong thì người miền Nam lại gói bánh hình trụ với lá chuối và gọi lái đi thành bánh Tét. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.