Bộ trưởng Công thương: “Cán bộ phải kiểm định phân bón bằng miệng“

Bộ trưởng Công thương - Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn: Do thiếu thiết bị kiểm định, có nơi cán bộ QLTT kiểm định phân bón vô cơ bằng miệng.

Bộ trưởng Công thương: “Cán bộ phải kiểm định phân bón bằng miệng“

Chiều nay, trả lời Đại biểu Nguyễn Thị Khá về công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là vấn đề nhức nhối. Do thiếu thiết bị kiểm định, có nơi cán bộ quản lý thị trường phải kiểm định phân bón vô cơ bằng miệng.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Như Ý
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Như Ý 
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) truy trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng buôn lậu, ảnh hưởng sản xuất trong nước, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói đây là vấn đề nhức nhối nhiều năm nay, các lực lượng chức năng đã nỗ lực nhưng kết quả còn hạn chế.
“Công tác đấu tranh của chúng ta về phương tiện, công cụ vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt trang thiết bị kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng thiếu nên có nơi cán bộ quản lý thị trường phải thử bằng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón, đây là hiện tượng có thật”, ông Hoàng nói.
Chưa hài lòng với câu trả lời này, đại biểu Khá bấm nút chất vấn tiếp: “Bộ trưởng nói cán bộ phải điểm định phân bón bằng miệng, vậy với thuốc trừ sâu thì cán bộ kiểm định bằng gì?”. Bộ trưởng Hoàng phân trần, việc kiểm định phân vô cơ bằng miệng là hiện tượng có thật do thiếu thiết bị kiểm định, và không chỉ với phân bón mà còn đối với một số thực phẩm khác.
Trao đổi với báo chí trong giờ giải lao, đại biểu Nguyễn Thị Khá bày tỏ, bà chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng bởi cán bộ không thể đi kiểm định chỉ bằng miệng.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, việc đấu tranh chống buôn lậu hiệu quả không cao. “Cá nhân tôi nhận trách nhiệm về hạn chế này trong bản kiểm điểm trước khi lấy phiếu tín nhiệm. Nguyên nhân do dung lượng thị trường ngày càng phát triển, độ mở nền kinh tế lớn. Ngoài ra, không loại trừ trong đội ngũ cán bộ Quản lý thị trường có tiêu cực, bao che cho các hành vi sai phạm. Sự phối hợp có chỗ, có nơi chưa đều, chưa nhất quán”, Bộ trưởng Hoàng cho biết thêm.
“Bộ trưởng có cam kết năm 2015 giảm được buôn lậu, hàng giả không?, đại biểu Khá hỏi tiếp. Bộ trưởng Hoàng cho biết, sẽ hết sức nỗ lực còn đo lường giảm được bao nhiêu phần trăm là rất khó. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng tin tưởng, với sự ra đời của Ban chỉ đạo 389, chắc chắn công tác phòng, chống buôn lậu từng bước có chuyển biến hơn. “Không có lý do gì không tin hiệu quả phòng chống buôn lậu không tốt hơn trong năm 2015”, ông Hoàng nói.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) hỏi về giá thành điện, có ý kiến các DN điện lớn như Thủy điện Hòa Bình hoạt động cầm chừng, trong khi phải mua điện của DN bên ngoài, nhập khẩu điện giá cao. Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Hoàng khẳng định, ý kiến này không có cơ sở. Chúng ta chắt chiu nguồn lực để xây dựng công trình thủy điện để tận dụng tiềm năng thủy điện.
“Không có lý do gì mà không phải thác triệt để các thủy điện này, hầu như năm nào thủy điện Hòa Bình cũng phát hết công suất, không có chuyện hoạt động cầm chừng. Thủy điện Sơn La thì năm nào cũng phát vượt sản lượng thiết kế. Các thủy điện khác cũng vậy luôn khai thác hết công suất', ông Hoàng khẳng định.
Trả lời ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên- Huế) về công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận công nghiệp hỗ trợ có khá nhiều vấn đề. Vấn đề này đã được một số đại biểu nêu qua nhiều kỳ họp, đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích công nghiệp hỗ trợ.
Chính phủ đã ban hành một số chính sách liên quan công nghiệp ô tô, dệt may, Chính phủ đã có quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết, cấp độ pháp lý của chính sách còn thấp, chưa có nghị định riêng về công nghiệp hỗ trợ. Ông Hoàng đề nghị cần có luật về công nghiệp hỗ trợ.

Chính phủ sẽ trình QH phê chuẩn hai Phó Thủ tướng

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn hai chức danh Phó Thủ tướng mới.

Chính phủ sẽ trình QH phê chuẩn hai Phó Thủ tướng
Chiều 17/10, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng đoàn Thư ký Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIII, đã thông báo về nội dung, chương trình của Kỳ họp.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
 Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Quốc hội Việt Nam có thêm chức danh Tổng thư ký

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu.

Quốc hội Việt Nam có thêm chức danh Tổng thư ký

Theo Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, mô hình này đã có từ trước, nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Sáng nay, 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội. Theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013) có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp.

Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người. 
Một số quy định của Luật hiện hành về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn quá chung, tính khả thi còn thấp, như việc trình dự án luật, kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội, việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng, việc bỏ phiếu tín nhiệm, việc tổ chức trưng cầu ý dân...

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp cho Tổng thư ký Quốc hội có các Ủy viên thư ký. Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, có nhiệm vụ tham mưu dự kiến chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cuộc họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, đồng thời là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội.

Theo ông Phan Trung Lý, việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, quy định Tổng thư ký là mới nhưng nội hàm chưa có gì cả, cần phải xem xét thêm. Tuy nhiên theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì mô hình này đã có từ trước nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Góp cho ý Điều 33 cho dự thảo Luật việc quy định công dân có thể tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi liệu quy định trên là tiến bộ nhưng vấn đề liệu có thực hiện được không. Cũng cho ý kiến về Điều 33, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng dùng từ khách mời tham dự kỳ họp quốc hội là không phù hợp. "Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời dự các kỳ họp Quốc hội đều do Quốc hội bầu, dùng từ khách nghe xa lạ quá" - ông Hiển nêu quan điểm.

Về quy định công dân tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Hiển cho rằng tham dự là được quyền phát biểu, có ý kiến, nên dùng từ dự khán, để theo dõi như vậy sẽ phù hợp hơn.

Ngày đầu Quốc hội họp tại hội trường Diên Hồng

Gần 500 đại biểu Quốc hội nhóm họp trong hơn một tháng tại Nhà Quốc hội để bàn về nhiều vấn đề kinh tế - xã hội trọng đại của đất nước.

Ngày đầu Quốc hội họp tại hội trường Diên Hồng
Sáng 20/10, trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các đại biểu và đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Sáng 20/10, trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các đại biểu và đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới