Bộ Quốc Phòng nêu ý kiến về việc xem xét khởi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

(Kiến Thức) - Nói về việc xem xét giải pháp khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, Bộ Quốc phòng nêu rõ, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài. 

Bộ Quốc Phòng nêu ý kiến về việc xem xét khởi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Chính phủ đã xây dựng Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
Mới đây, Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng đã đăng tải nội dung trả lời kiến nghị của cử tri TP Đà Nẵng do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 11055/VPCP-QHĐP với nội dung:
"Cử tri kiến nghị, Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và nhất là trên lĩnh vực truyền thông báo chí để nhân dân kịp thời có đầy đủ thông tin chính xác về tình hình trên Biển Đông, đặc biệt là tình hình tại bãi Tư Chính trong thời gian gần đây. Đồng thời, có biện pháp kiên quyết hơn nữa với hành động xâm phạm chủ quyền nước ta của Trung Quốc; xem xét giải pháp khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông".
Theo đó, trong văn bản trả lời cử tri TP Đà Nẵng nội dung trên, Bộ Quốc phòng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong đó có lĩnh vực truyền thông báo chí.
Đồng thời cho biết, Chính phủ đã xây dựng Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Hàng năm và trước các sự kiện phức tạp diễn ra ở Biển Đông, Ban Tuyên giáo Trung ương đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương, nòng cốt là Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao đã chủ động xây dựng Đề án, Kế hoạch để đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo bám sát thực tiễn tình hình.
Bo Quoc Phong neu y kien ve viec xem xet khoi kien Trung Quoc ve van de Bien Dong
Tàu khảo sát địa chất HD-8 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019.
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền biển, đảo, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 130/2019/TT-BQP quy định tuyên truyền về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Nhà giàn DK1 và các vùng biển, đảo khác của Việt Nam (trước đây là Thông tư số 140/2014/TT-BQP).
Đồng thời, chỉ đạo Quân chủng Hải quân ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với 63/63 tỉnh, thành phố và 15 cơ quan Trung ương và thông tấn báo chí. Chỉ đạo các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư tăng cường tuyên truyền cho ngư dân vươn khơi, bám biển, vừa khai thác nguồn lợi kinh tế biển, vừa chủ động đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, an ninh trên biển của các đối tượng từ bên ngoài.
Kiên trì xử lý bình tĩnh, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc việc tàu HD 08 xâm phạm bãi Tư Chính
Theo Bộ Quốc phòng, thời gian qua, công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được tiến hành đồng bộ, bài bản, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương với nhiều nội dung, hình thức phong phú, thiết thực như: Thông tin kịp thời diễn biến tình hình trên biển; hằng năm tổ chức hàng chục đoàn với hàng ngàn lượt người thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương và kiều bào ta ở nước ngoài đi thăm Trường Sa, nhà giàn DK1; biên soạn tài liệu giáo dục, tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh báo chí, phát thanh, truyền hình, internet, hệ thống tuyên truyền miệng, thông tin cơ sở; tổ chức các đợt sáng tác văn học, biểu diễn nghệ thuật; tăng cường công tác thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân cả nước, tạo sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Đặc biệt, trước sự việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất HD-8 (Hải Dương 8) xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính gần đây, Việt Nam đã kiên trì xử lý bình tĩnh, đồng thời đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và giữ vững trên thực địa.
Bộ Quốc phòng nêu rõ, những nỗ lực của ta đã góp phần giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của ta ở Biển Đông; buộc Trung Quốc phải rút tàu khỏi vùng biển của ta; đồng thời, ta kiểm soát tốt tình hình và an ninh, trật tự xã hội; công tác thông tin tuyên truyền được tiến hành bài bản dưới nhiều hình thức khác nhau; riêng trên các phương tiện truyền thông, báo chí đã có hàng vạn tin, bài phản ánh, bình luận, phân tích sâu sắc trên nhiều góc độ, góp phần giữ vững đoàn kết, thống nhất trong đảng viên và nhân dân.
Lập trường chính nghĩa, quan điểm đúng đắn, nhất quán, có cơ sở pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế của ta đã tranh thủ được sự ủng hộ, quan tâm của các nước khu vực, các nước đối tác lớn và dư luận quốc tế.
Những kết quả và kinh nghiệm trên chính là cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng, nhất là trên lĩnh vực truyền thông báo chí để cung cấp kịp thời, chính xác tình hình trên Biển Đông, giúp nhân dân yên tâm, vững tin, đồng thuận cao với Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chuẩn bị, thu thập tài liệu, hồ sơ đấu tranh pháp lý đưa ra quốc tế vào thời điểm phù hợp
Về việc cần có biện pháp kiên quyết hơn nữa với hành động xâm phạm chủ quyền nước ta của Trung Quốc; xem xét giải pháp khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, Bộ Quốc phòng nêu rõ, chúng ta thống nhất rằng, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài.
Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần "kiên quyết, kiên trì", "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; những gì thuộc về nguyên tắc kiên quyết giữ; những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ kiên quyết không nhân nhượng, song phải có đối sách phù hợp, vì truyền thống văn hóa giữ nước của chúng ta là hòa hiếu, hòa bình, giữ vững chủ quyền biển, đảo nhưng phải ổn định chính trị, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Trên cơ sở đó, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta theo đúng Luật Biển 1982; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động, kiên trì giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; xây dựng lực lượng biển đủ mạnh để xử lý thắng lợi các tình huống; đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, khu vực, các nước lớn, tránh để bị cô lập; giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ không để các nước khác chi phối, lôi kéo, chia rẽ, làm phương hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo Bộ Quốc phòng, dự báo tình hình Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp, để đấu tranh kiên quyết hơn nữa đối với các hành động xâm phạm chủ quyền nước ta của Trung Quốc trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp về chính trị, kinh tế, ngoại giao, thông tin tuyên truyền trong và ngoài nước, nhất là truyền thông báo chí để nâng cao nhận thức về cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo; cũng như quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết tranh chấp trên biển; đồng thời nâng cao lòng yêu nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bộ Quốc phòng nêu rõ cần tích cực chuẩn bị, thu thập tài liệu, chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý đưa ra quốc tế vào thời điểm phù hợp; kiên quyết phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông để kích động, lôi kéo gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cùng với đó, cần đẩy mạnh các giải pháp về quốc phòng, an ninh, có phương án bảo vệ vững chắc chủ quyền trên thực địa, sẵn sàng đấu tranh với các nhóm tàu Trung Quốc có khả năng xâm phạm vùng biển của ta, cũng như chủ động bảo vệ an ninh, an toàn, trật tự xã hội trên các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước, đặc biệt trong các tình huống trên biển có diễn biến phức tạp xảy ra, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, củng cố tình hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

>>> Mời độc giả xem video 45 năm dã tâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc:

Nguồn VTC Now.

Hòa bình và an ninh là lợi ích sống còn ở Biển Đông

Việc Trung Quốc bất chấp chủ quyền của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế để đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng.

Hòa bình và an ninh là lợi ích sống còn ở Biển Đông

Trong trả lời câu hỏi của phóng viên mới đây đề nghị bình luận về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/7/2019 cho biết, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta mạnh mẽ khẳng định, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Mổ xẻ mưu đồ “tranh chấp để lấn chiếm” của Trung Quốc trên biển Đông

(Kiến Thức) - Trước động thái quay trở hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây của tàu Địa chất Hải Dương 8, giới chuyên gia nhận định đây là một phần trong âm mưu "tranh chấp để lấn chiếm" của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông.

Mổ xẻ mưu đồ “tranh chấp để lấn chiếm” của Trung Quốc trên biển Đông
Chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây. Khu vực này nằm trọn vẹn trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở (các điểm cơ sở số 3, 4 và 5 ở Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) tức là hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà chính Trung Quốc đã ký kết.

Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?

(Kiến Thức) - Nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã và đang có những hành động hiếu chiến và bất hợp pháp với các nước đang xảy ra tranh chấp. Nhiều tuyên bố của Bắc Kinh về biển Đông được giới chuyên gia nhận định chỉ là ngụy biện.

Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động ngày càng hiếu chiến và các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển Đông. Những hành động này của Trung Quốc bị các nước có liên quan và dư luận thế giới phản đối, chỉ trích mạnh mẽ vì trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc cũng vi phạm trắng trợn phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.