Bộ phận nào “vô dụng” trên cơ thể?

Bộ phận nào “vô dụng” trên cơ thể?
Trong giới khoa học và y học hiện, có hai trường phái xếp hạng tầm quan trọng của các bộ phận trong cơ thể con người, đó là bộ phận nào ít có ích nhất hoặc bộ phận nào con người có thể thiếu.
Một số người cho rằng những bộ phận kém quan trọng nhất là các bộ phận thường đi theo cặp. Ví dụ nếu chẳng may mất một mắt hay một tai thì vẫn chưa phải là thảm họa miễn là bạn giữ được cái còn lại. Việc mất một lá phổi hay một quả thận cũng không đe dọa đến tính mạng con người. Nhưng một số quan điểm cho rằng vì các bộ phận này quá quan trọng nên mới cần có thêm một bản sao để cơ thể dự phòng.

 


Giáo sư Robert Shmerling tại Trường Y Harvard cho biết: "Dự trữ là một điều tốt trong trường hợp bạn bị bệnh hoặc bị thương tích. Khi bị mất một quả thận, quả còn lại phải làm việc chăm chỉ hơn. Nếu không, bạn sẽ gặp rắc rối lớn”.
Giả thuyết khác lại cho rằng, có một số bộ phận cơ thể tuy là duy nhất với con người nhưng dường như không quan trọng lắm. Ruột thừa đứng đầu danh sách này.
Thế nhưng, giáo sư Shmerling lưu ý rằng ruột thừa không hẳn là một phần độc lập. "Ruột thừa là một phần của hệ tiêu hóa. Amidan cũng thế, nó là một trong những cơ quan miễn dịch ở đường tiêu hóa và hô hấp trên. Chúng cũng rất quan trọng. Nếu buộc phải từ bỏ một cơ quan nào đó trên cơ thể mình tôi sẽ chọn túi mật. Tôi chắc rằng tôi vẫn sống khá khỏe mạnh mà không có nó".

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.