(Kiến Thức) - Bên cạnh hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu, trong dịp Tết Nguyên Đán 2016, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.
Hoàng Lê (tổng hợp)
Trong những ngày Tết Nguyên Đán 2016 vừa qua, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam liên tục duy trì sự cảnh giác cao độ, trực sẵn sàng chiến đấu nghiêm ngặt nhằm bảo đảm cho người dân có một cái Tết yên bình, no ấm. Ảnh: Kíp xe tăng T-54 thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 406) cơ động phương tiện làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) trong ngày 27 Tết. Nguồn: QĐND
Tất nhiên, bên cạnh đó, các đơn vị QĐND Việt Nam cũng tổ chức hoạt động chuẩn bị đón Tết và ăn Tết, chơi Tết cho các chiến sĩ. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 406 tích cực sôi nổi tham gia Hội thi gói bánh chưng chào Xuân Bính Thân 2016. Nguồn: QĐND
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 15 Vệ binh, Bộ Tham mưu, Quân khu 1 cùng đơn vị kết nghĩa gói bánh chưng. Nguồn: QĐND
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 15 Vệ binh bày biện mâm ngũ quả. Nguồn: QĐND
Hái hoa dân chủ đón giao thừa Tết Nguyên Đán 2016. Nguồn: QĐND
Vào các ngày mùng 1 Tết, hầu hết các đơn vị trong toàn quân thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian dành cho các chiến sĩ. Nguồn: QĐND
Kéo co là trò chơi ưa thích ở hầu hết các đơn vị bộ đội. Nguồn: QĐND
Các đơn vị đóng ở các vùng miền khác nhau thường sẽ có những trò chơi đặc trưng riêng. Ảnh: Trò chơi dân gian ở Quân khu 2. Nguồn: QĐND
Đi cầu treo ở đơn vị Quân khu 1. Nguồn: QĐND
“Nhảy bao bố”. Nguồn: QĐND
Các ngày Tết tiếp theo, nhiều đơn vị tổ chức thi đấu thể thao với các trò bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn... Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tăng 406 thi đấu bóng chuyền giao lưu với Đoàn thanh niên nơi đơn vị đóng quân. Nguồn: QĐND
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 31, Sư đoàn 309, Quân đoàn 4 chơi trò bịt mắt đập chướng ngại vật cùng đoàn viên thanh niên nơi đơn vị đóng quân.
(Kiến Thức) - Trận chiến ở Stalingrad là một trận đánh đẫm máu nhất, khốc liệt nhất trong Thế chiến II và cũng là đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh.
Trận chiến ở Stalingrad kéo dài từ ngày 23/8/1942 đến 2/2/1943 là một cuộc chiến dữ dội giữa Liên Xô và Đức để giành quyền kiểm soát thành phố Stalingrad ở phía tây nam Liên Xô. Trong ảnh là khung cảnh thành phố đổ nát tan hoang.
Được tiêu biểu bằng những trận cận chiến và những cuộc không kích trực tiếp vào dân thường, nó thường được coi là trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh. Trong ảnh là các binh sỹ Hồng quân trong cuộc chiến đường phố với quân Đức.
Cuối mùa hè năm 1942, Đức huy động Tập đoàn quân số 6 và một phần của Tập đoàn quân thiết giáp số 4 Panzer để chiếm Stalingrad. Cuộc tấn công được không quân hỗ trợ biến thành phố thành đống đổ nát. Trong ảnh là trung tâm thành phố Stalingrad sau khi thành phố được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức.
Cả hai bên đổ thêm quân tiếp viện và giao tranh ác liệt. Đến giữa tháng 11/1942, Đức đẩy được lực lượng phòng thủ của Liên Xô về một khu vực hẹp dọc theo bờ Tây sông Volga sau khi đã trả một giá đắt. Ảnh: các binh sỹ Hồng quân trong một thời điểm chiến sự tạm lắng.
Ngày 19/11/1942, Hồng quân mở chiến dịch Uranus đánh vào lực lượng của Rumani và Hungary bảo vệ hai cánh của Tập đoàn quân 6 Đức. Hai lực lượng này bị thua chạy nên Tập đoàn quân 6 bị bao vây vào trong khu vực Stalingrad. Ảnh: Một binh sỹ Hồng quân chuẩn bị ném lựu đạn.
Hitler ra lệnh cho quân đội ở Stalingrad cố thủ và cho tiếp tế bằng đường hàng không đồng thời phá vây từ bên ngoài. Giao tranh ác liệt diễn ra trong 2 tháng tiếp theo. Trong ảnh là Hồng quân trong cuộc tấn công vào trong một ngôi nhà ở thành phố.
Đến đầu tháng 2/1943, các lực lượng phát xít tại đây cạn kiệt lương thực đạn dược. Các lực lượng còn lại của Tập đoàn quân 6 đầu hàng. Cuộc chiến tại Stalingrad kết thúc sau 5 tháng 1 tuần 3 ngày. Trong ảnh là một trận địa pháo phản lực Katyusha phóng vào quân Đức trong trận đánh Stalingrad ngày 6/10/1942.
Các tổn thất nặng nề mà quân Đức phải gánh chịu sau cuộc chiến ở Stalingrad đã làm cho nó trở thành cuộc quyết chiến chiến lược quyết định kết quả chiến tranh. Trong ảnh là binh sỹ một trung đoàn cối 120mm từ trận địa Bezdetko bắn vào vị trí quân Đức.
Đó là một bước ngoặt trong Thế chiến II. Từ đây quân Đức không bao giờ lấy lại được thế chủ động ở phía Đông và phải rút lui một lực lượng quân sự lớn từ phía Tây để thay thế thiệt hại của họ. Trong ảnh là lính bắn tỉa trong trang phục ngụy trang tiến vào một ngôi nhà đã bị phá hủy.
Mũ của những người lính Liên Xô chiến đấu ở Stalingrad bị thủng vì đạn pháo chứng tỏ sự ác liệt của cuộc chiến ở đây.
Việt Nam nên tham khảo pháo tự hành Jupiter V của Cuba?
(Kiến Thức) - Việt Nam có thể áp dụng cách tương tự Cuba đã tạo ra pháo tự hành Jupiter V có sức mạnh không thua kém mẫu pháo tiên tiến trên thế giới.
Sau khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, Washington áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với La Habana. Hiện nay, Mỹ và Cuba đã cải thiện quan hệ ngoại giao, nhưng lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực. Trong hơn 50 năm chịu lệnh cấm của Mỹ, nền kinh tế Cuba gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh bị bao vây kinh tế, công nghiệp quốc phòng Cuba vẫn có những bước phát triển vượt bậc. Cuba đã chế tạo thành công nhiều vũ khí hiện đại trong đó nổi bật là pháo tự hành Jupiter V 130 mm.
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
(Kiến Thức) - Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước ta đã thu giữ được lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ bỏ lại miền Nam và chúng ta còn hào phóng tặng cho Liên Xô một món quà vô giá.
(Kiến Thức) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 hiện đại mua của Nga, hiện nay Việt Nam còn một loại tàu ngầm khác không phải xuất xứ từ Nga mà từ một quốc gia đặc biệt.
(Kiến Thức) - Lực lượng đặc công Việt Nam có những "ngón nghề" vô cùng đặc biệt và không ít lực lượng đặc nhiệm nước ngoài đã sang nước ta để học hỏi. Đáng tiếc là dù ta sẵn sàng "truyền nghề", tuy nhiên không phải ai cũng học được.
(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
(Kiến Thức) - Trong lịch sử chiến tranh của thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã không thể bị khuất phục dù phải đối đầu với những đoàn quân xâm lược hùng mạnh. Và trong đó Việt Nam là đất nước đã truyền cảm hứng cho hàng loạt các cuộc đấu tranh, giành độc lập ở khắp nơi trên thế giới.
(Kiến Thức) - Không chỉ xe tăng chủ lực T-90, gần như mọi loại xe tăng chủ lực do Liên Xô/Nga sản xuất đều có "đính kèm" một thanh gỗ phía sau thân xe để phục vụ cho nhiệm vụ đặc biệt.
(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.
(Kiến Thức) - 52 năm về trước, trận đánh ác liệt, thậm chí có thể coi là "đẫm máu" nhất trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra tại Huế chính thức bắt đầu và kéo dài trong 26 ngày khiến quân đội Mỹ thay đổi hoàn toàn cái nhìn về cuộc chiến này.
Phương châm “đánh chắc, tiến chắc” là nghệ thuật chỉ đạo của Quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; tuy nhiên về chiến thuật, các đơn vị đã vận dụng linh hoạt sáng tạo, khiến quân Pháp bất ngờ.
So với M48 Patton của VNCH, xe tăng T-54 của quân giải phóng mạnh hơn hẳn về hỏa lực với pháo rãnh xoắn 100mm đủ sức xuyên thủng mọi vị trí, dù là kiên cố nhất trên tăng M48.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sự xuất hiện của pháo phòng không 37mm và pháo lựu 105mm đã khiến chỉ huy Pháp bất ngờ. Đây cũng là hai loại vũ khí quan trọng, giúp quân ta giành chiến thắng.
Đến Bảo tàng Phòng không - Không quân (Hà Nội), khách tham quan ai cũng ấn tượng mạnh với chiếc trực thăng Mi-6 khổng lồ của Không quân Việt Nam nằm trưng bày tại đây.
Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024), các nữ chiến sĩ trong khối diễu binh, diễu hành gây ấn tượng bởi ngoại hình xinh đẹp cùng động tác dứt khoát, uy lực và đẹp mắt.
Sáng 23/12, tại Trường bắn Quốc gia 1 (Bắc Giang), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự, động viên cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 12 và các lực lượng tham gia diễn tập chiến thuật bắn đạn thật.
Với tinh thần “Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Thủ đô đã giam chân địch suốt 60 ngày đêm chiến đấu lịch sử, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đập tan âm mưu đánh úp của thực dân Pháp.
Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.
Sau năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được số lượng cực lớn vũ khí chiến lợi phẩm, một số loại tới nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng trong biên chế chính thức.
2/9 không chỉ là ngày Quốc Khánh có ý nghĩa lịch sử với dân tộc Việt Nam mà còn là ngày ghi dấu nhiều sự kiện chấn động trên thế giới thay đổi lịch sử nhân loại.
Lượt đấu cuối cùng của Bảng 1 giải đấu xe tăng Tank Biathlon 2022 trong khuôn khổ Army Games 2022 vừa kết thúc vào ngày 21/8 với màn rượt đuổi mãn nhãn.