Biệt thự 100m2 của cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài
Căn nhà của cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài tọa lạc tại một khu khang trang bật nhất của phường 4 (quận 4, TPHCM). Đây là căn nhà có hai mặt tiền rộng hơn 100m2, được dựng hàng rào kín kẽ.
Theo Văn Minh/Tiền Phong
Ngày 8/12, Cơ quan CSĐT-Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các bị can về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” đối với các bị can Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM), Nguyễn Hoài Nam (Bí thư quận ủy quận 2), Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường), Trương Văn Út (phó trưởng phòng Quản lý đất - Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM).
Cùng ngày, tổ công tác của Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của các bị can. Trong đó, tại căn nhà mà ông Nguyễn Thành Tài thường lui tới để sinh sống đã có một tổ công tác đến khám xét.
Ghi nhận của Tiền Phong tại hiện trường, căn nhà của ông Nguyễn Thành Tài tọa lạc trên đường số 13 (phường 4, quận 4, TPHCM) với bề thế, khang trang nhất khu này. Căn nhà nằm ngay ngã 3 với 2 mặt tiền thông thoáng. Theo người dân ở khu này, sau khi ông Tài về hưu thì thường lui tới căn nhà này để sinh sống.
Dưới đây là hình ảnh căn nhà của ông Nguyễn Thành Tài:
Căn nhà nằm trong khu dân cư ở quận 4 được xây dựng khá bề thế.
Nằm tại ngã 3 với 2 mặt tiền thông thoáng, phía trước là mảng xanh.
Sáng nay, tổ công tác của Bộ Công an cùng đại diện VKSND đã đến nhà ông Nguyễn Thành Tài tiến hành thủ tục khám xét.
Xe cơ quan chức năng đậu trước cửa nhà.
Tổ công tác lên xe, rời khởi căn nhà sau hơn 2 giờ khám xét.
Căn nhà được xây dựng tường rào cao, khá kín kẽ.
Theo người dân, ông Tài thường lui tới đây sinh sống.
Vụ “đất vàng” 8-12 Lê Duẩn: Tường tận 7 sai phạm của UBND TP HCM
(Kiến Thức) - Không tổ chức đấu thầu, không xin ý kiến HĐND, không tham khảo ý kiến tham mưu cơ quan chuyên môn...là những sai phạm "khủng" của UBND TP HCM liên quan tới khu “đất vàng” 8-12 Lê Duẩn vừa bị Thanh tra Chính phủ phanh phui.
Lùm xùm xung quanh khu “đất vàng” số 8-12 Lê Duẩn (Quận 1, TP HCM) tiếp tục gây nóng dư luận những ngày qua. Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), năm 2011, UBND TP HCM đã quyết định chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư Lavenue sử dụng toàn bộ diện tích đất tại số 8-12 Lê Duẩn để xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với khu đất tại số 8 Lê Duẩn và Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hằng năm đối với khu đất số 12 Lê Duẩn.
TTCP cho rằng, việc UBND TP HCM chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và một phần trung tâm thương mại tại khu đất số 8-12 Lê Duẩn là một chủ trương đúng, phù hợp với quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, UBND TP và các cơ quan chức năng đã thực thi không đúng chủ trương trên.
Ông Nguyễn Thành Tài: "Sai lầm nhưng không tư túi vụ 5.000m2 đất vàng"
Nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói chủ trương về dự án đất vàng 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó là ông Lê Hoàng Quân quyết định.
Chiều 15/5, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trả lời Zing.vn xung quanh câu chuyện khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) mà Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo TP.HCM thu hồi bán đấu giá theo quy định.
Ngoài đất vàng Lê Duẩn, “sức khỏe” những dự án khác của Kinh Đô ra sao?
(Kiến Thức) - Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng mảng bất động sản của Công ty CP KIDO (HOSE: KDC) (trước kia là Kinh Đô) lại khá mờ nhạt. Không ít các dự án có sự tham gia của KDC bị trễ tiến độ, phải chuyển nhượng hoặc đang "trùm mền".
Vụ việc Thanh tra Chính phủ phanh phui vụ mua đất công giá rẻ tại dự án Lavenue Crown đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Lavenue Crown vốn được kỳ vọng là biểu tượng mới của thành phố nhưng đến nay, dự án này vẫn dang dở, khiến khu đất vàng chỉ là bãi giữ xe, gây xót xa trong dư luận.
Vụ đất vàng cho thuê rẻ mạt: ông Nguyễn Thành Tài có trách nhiệm. Nguồn: Tuổi trẻ.
Trong vụ việc này, Công ty KIDO (trước kia là Kinh Đô) được biết đến với vai trò đang là cổ đông chiếm tới 50% cổ phần dự án, sau khi được 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương chuyển nhượng phần góp vốn từ năm 2010.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO được thành lập năm 2002. Năm 2005, KDC niêm yết trên HOSE. Hoạt động chính của KDC là bán buôn thực phẩm và mua bán nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2006, KDC đã thể hiện tham vọng lấn sân vào lĩnh vực bất động sản. Song, có vẻ như bước tiến này chưa được thành công như kỳ vọng, khi tên tuổi doanh nghiệp này gắn với hai dự án dang dở, phải chuyển nhượng cho đơn vị khác.
Dự án Tân An Phước
Thông tin trên VietnamBiz cho biết, KDC có văn phòng và nhà máy tại khu đất có tổng diện tích 49,420 m2 tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Khu đất này được UBND TPHCM giao cho Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô vào năm 2004 dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất của khu đất này cho KDC với giá chuyển nhượng bằng số tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước.
Năm 2006, KDC có kế hoạch xây dựng dự án tại khu đất này thành khu nhà ở cao tầng. Các căn hộ trong dự án này, một phần dành ưu tiên cho cán bộ, nhân viên của Công ty Kinh Đô (nay là Mondelez Kinh Đô) có nhu cầu về nhà ở, một phần làm quỹ tái định cư cho các dự án do KDC làm chủ đầu tư tại TPHCM, số còn lại sẽ đưa vào kinh doanh thu hồi vốn. Vốn đầu tư dự kiến cho dự án này tại thời điểm đó là 1,071 tỷ đồng.
Đến 2009, KDC đã đánh giá lại lô đất tại địa chỉ 6/134 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, góp vốn vào Công ty Tân An Phước để phát triển dự án. Tại thời điểm đó, KDC cho biết đã hoàn tất việc tháo dỡ nhà xưởng, giải phóng mặt bằng, đồng thời gấp rút hoàn tất hồ sơ thiết kế và các bước để chuẩn bị khởi công trong quý 3/2010.
Tuy nhiên, đến khi KDC đã chuyển nhượng xong dự án này thì Tân An Phước vẫn là bãi đất gần như trống không (trừ khu văn phòng cũ ở một góc đường), cỏ mọc cao quá đầu người.
Cổng vào dự án tại địa chỉ tại 6/134 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức (Hình ảnh ngày 15/11/2017). Ảnh: Vietnambiz.
Sau nhiều năm "lay lắt", đến tháng 11/2017, Hội đồng quản trị KDC đã họp và ra quyết định chuyển nhượng 80% vốn góp tại Công ty TNHH Tân An Phước cho các đối tác. Thương vụ này giúp KDC thu về 400 tỷ đồng, tính theo giá trị sổ sách trên báo cáo tài chính quý III. 2017 của KDC.
Như vậy, sau 12 năm với bao lần khởi công hụt, KDC đã chính thức từ bỏ dự án tại khu đất số 6/134, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.
SJC Tower
Tham vọng của KDC ở mảng bất động sản còn thể hiện ở việc góp vốn làm dự án Cao ốc văn phòng SJC– Lê Lợi (SJC Tower). Dự án này nằm tại khu tứ giác 4 mặt tiền đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rộng 4.000m2 với tổng mức đầu tư hơn 100 triệu USD. Tòa nhà này được thiết kế với 6 tầng hầm và 54 tầng nổi. Chủ đầu tư dự án SJC Tower là Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương.
Tuy nhiên, tháng 7/2017, KDC cũng phải chuyển nhượng 50% vốn góp tại đây cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) để thu về 425 tỷ đồng. Đây bị coi là một thương vụ sai lầm của KDC.
Bên cạnh đó, KDC còn góp vốn vào CTCP Địa ốc Kinh Đô (đã đổi tên thành CTCP Địa ốc KIDO, KIDO Land). Ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT KDC và ông Trần Lệ Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT KDC lần lượt là Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của KIDO Land. Theo thông tin trên website, Địa ốc Kinh Đô có dự án Cộng Hòa Garden tọa lạc tại số 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM với quy mô 3ha gồm 5 block cao từ 13 – 15 tầng tổng diện tích sàn xây dựng hơn 130.000m2.
(Kiến Thức) - Trước khi sống trong căn biệt phủ lộng lẫy như chốn bồng lai tiên cảnh, tỷ phú Jack Ma cùng vợ từng sống trong căn chung cư cũ, đơn giản ở Hàng Châu (Trung Quốc).
(Kiến Thức) - Vừa mới hoàn thành hồi đầu năm nay, căn nhà 3 tầng khang trang của Hà Đức Chinh tại quê nhà Phú Thọ có diện tích mặt sàn 100 m2, bao gồm các phòng chức năng chính, sân rộng, và một phòng tập thể dục.
Biệt thự nhà vườn của Trường Giang - Nhã Phương ở Đồng Nai có diện tích lên tới cả nghìn mét vuông, trồng các loại cây, rau củ quả, hồ cái Koi... như một khu nghỉ dưỡng.
Biệt phủ gỗ rộng 4.000m2 của đại gia Nghệ An ước tính trị giá khoảng 200 tỷ, xây bằng vật liệu quý trong suốt 5 năm và được ví như "Tử Cấm Thành thu nhỏ".
Sau 3 vòng đấu, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Hoàng ( TP. Hà Nội) đã đấu trúng khu đất rộng hơn 14.464 m2 tại 38 Hồ Đắc Di, quận Thuận Hoá (TP Huế), với số tiền 239,6 tỷ đồng.
Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong mua bán và quản lý, sử dụng nhà ở xã hội đối với dự án Cát Tường Smart City trong năm 2025.
Công trình cải tạo sử dụng vật liệu tự nhiên mang tính cảm xúc, chi tiết sinh động cùng với các khung cửa kính lớn tinh tế nối liền không gian bên trong nhà và ngoài trời.
Ngày 8/1/2025, Công ty Cổ phần Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) cho biết, việc một số lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu ESOP là giao dịch bình thường, phục vụ cho các nhu cầu cá nhân.
Công ty CP MT Quảng Đà cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá mỏ cát hơn 370 tỷ đồng ở Quảng Nam do ông Nguyễn Sỹ Minh Tiến (SN 2000) làm người đại diện.
Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.