Ông Nguyễn Thành Tài: "Sai lầm nhưng không tư túi vụ 5.000m2 đất vàng"

Nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói chủ trương về dự án đất vàng 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó là ông Lê Hoàng Quân quyết định.

Ông Nguyễn Thành Tài: "Sai lầm nhưng không tư túi vụ 5.000m2 đất vàng"
Chiều 15/5, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trả lời Zing.vn xung quanh câu chuyện khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) mà Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo TP.HCM thu hồi bán đấu giá theo quy định.
Trong kết luận, ngoài những sai phạm và kiến nghị thu hồi lô đất trên, cơ quan này cũng chỉ rõ trách nhiệm trực tiếp thuộc về cá nhân ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015.
Trách nhiệm của tôi đến đâu tôi xin nhận đến đó
- Thanh tra Chính phủ vừa kết luận việc cho thuê đất vàng 8-12 Lê Duẩn vi phạm các quy định của Nhà nước và chỉ ra trách nhiệm của ông liên quan trực tiếp đến việc ký các quyết định cho doanh nghiệp đầu tư, giao đất dự án này. Ông phản hồi ra sao?
- Câu hỏi này thực sự là khó cho tôi, vì từ ngày về hưu đến nay đã 6 năm rồi và tôi chỉ làm công tác giảng dạy thôi. Đến nay tôi vẫn chưa nghe lãnh đạo thành phố yêu cầu giải trình gì cả. Ngay cả bản kết luận thanh tra tôi còn chưa được thấy. Tôi chỉ nghe trách nhiệm của mình qua báo chí thôi.
Nhiệm kỳ 2004-2009 kéo dài đến năm 2011 thì tôi được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, phải lo rất nhiều mảng khác chứ không phải mảng đô thị. Cuối năm 2008, ông Nguyễn Hữu Tín (khi đó là Phó chủ tịch - PV) đi học, tôi phải nhận luôn mảng đô thị, vì thế cần phải hệ thống lại rõ ràng trách nhiệm của tôi đến đâu tôi xin nhận đến đó.
Lô đất được giao đầu tư không qua đấu thầu. Ảnh: Lê Quân.
 Lô đất được giao đầu tư không qua đấu thầu. Ảnh: Lê Quân.
- Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra việc cho thuê/giao đất không qua đấu giá là trái quy định, áp mức giá rẻ hơn thị trường và không thông qua thường trực HĐND, UBND thành phố. Điều này có đúng không?
- Chủ trương xây dựng khách sạn 5 sao và căn hộ thương mại cao cấp đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó, là ông Lê Hoàng Quân quyết định và thông báo. Theo như chủ trương chung, việc chọn nhà đầu tư sẽ qua đấu thầu cho đúng bài bản, thế nhưng khi triển khai thì không được.

Chủ trương xây dựng khách sạn 5 sao và căn hộ thương mại cao cấp đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó là ông Lê Hoàng Quân quyết định và thông báo.

Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM

Nguyên nhân của vấn đề này là lô đất không phải là đất trống mà có 4 đơn vị của Bộ Công Thương (bao gồm Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VITACO - PV) đã tiếp quản từ sau năm 1975.
Đến khi thành phố đưa ra quy định pháp luật mới thì các đơn vị này phải đăng ký với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà thành phố. Từ đây cũng bắt đầu nảy sinh tranh chấp, vì các bên không chịu đóng tiền thuê nhà. Công ty Quản lý Kinh doanh nhà thành phố sau đó kiện ra tòa án kinh tế và đã được tuyên thắng kiện, buộc 4 đơn vị kia phải thanh toán tiền thuê nhà.
Tuy nhiên, các đơn vị này cũng không thanh toán và vẫn duy trì hiện trạng như vậy.
Một lý do nữa là Bộ Công Thương cũng có văn bản chính thức xin mua chỉ định thầu theo Nghị định 09 đối với đất và toàn bộ tài sản trên đất. Tuy nhiên, TP.HCM đã có chủ trương đầu tư xây dựng rồi, nên không thể bán chỉ định được.
Cái khó nữa là chúng tôi là cấp địa phương, còn 4 đơn vị kia thuộc cấp Trung ương thì sao có thể vào cưỡng chế thu hồi đất. Nếu muốn đấu giá chọn nhà đầu tư thì phải là đất sạch, nên nhiệm vụ này không thể thực hiện được.
- Vậy đó là lý do để ông đưa ra một phương thức đầu tư khác không qua đấu thầu?
- Thời điểm đó anh Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách mảng đô thị, cho rằng nếu cứ để đất như vậy thì bao giờ mới thực hiện được dự án, nên đề xuất một phương án khác.
Cụ thể, phương án này là chọn chủ đầu tư để họ đứng ra huy động vốn. Công ty Quản lý và Kinh doanh nhà thành phố là đơn vị được đại diện sở hữu và quản lý tài sản sản do UBND TP.HCM giao, và là pháp nhân chịu trách nhiệm huy động vốn, lập pháp nhân mới.
Đề xuất này đã được Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đồng ý, nhưng vẫn không huy động vốn được. Lý do là vì khi lập pháp nhân mới với nhiều đơn vị để tham gia góp vốn đầu tư, thì lại không có mặt 4 đơn vị kinh tế của Bộ Công Thương.
4 đơn vị này lại tiếp tục đâm đơn kiện, nên bỏ dở việc thành lập pháp nhân mới này.
Tôi không ngờ 4 doanh nghiệp của Bộ Công Thương “lật kèo”
- Có nghĩa việc lựa chọn phương thức đầu tư như hiện nay là do ông Nguyễn Hữu Tín đề xuất và ông là người kế thừa thực hiện? Vậy đâu là lý do để ông đưa ra những quyết định nhanh bất thường như vậy?
- Đúng phương thức kinh doanh này là đề xuất của đồng chí Tín. Đến năm 2009, tôi phải kiêm nhiệm thêm mảng đô thị, thì thâm tâm nghĩ mình phải cố gắng thúc đẩy công việc nào đang dang dở, nên tôi khôi phục dự án này lại. Bởi lẽ đây là chủ trương xuyên suốt của Thường trực UBND từ năm 2007.
Tôi nghĩ là phương thức đầu tư đã được Chủ tịch UBND TP.HCM đồng ý, nên triển khai càng nhanh càng tốt.
Siêu dự án Lavenue Crown trên đất vàng Lê Duẩn sau nhiều năm vẫn chưa được triển khai. Ảnh: Lê Quân.
 Siêu dự án Lavenue Crown trên đất vàng Lê Duẩn sau nhiều năm vẫn chưa được triển khai. Ảnh: Lê Quân.
Nhưng lần này tôi nghĩ để tránh vướng mắc và khiếu kiện, tôi đề nghị 4 đơn vị của Bộ Công Thương tham gia cùng Công ty Quản lý Kinh doanh nhà thành phố mỗi bên chiếm 50% cổ phần. Nếu dự án này được khôi phục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện thì nó mang lại kết quả quan trọng, vì đó là một trong những nội dung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VII và VIII.
Bởi trong Nghị quyết này có nhắc đến những nhiệm vụ trong yếu của TP.HCM là tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp công nghệ cao.

Anh Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách mảng đô thị, cho rằng nếu cứ để đất như vậy thì bao giờ mới thực hiện được dự án, nên đề xuất một phương án khác.

Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM

Đồng thời với bối cảnh khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 - 2010, cộng với tình hình thị trường bất động sản đóng băng, tôi chỉ suy nghĩ nếu dự án thành công sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngoài ra, có thêm các phòng ốc dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch thành phố, vì thời điểm đó là mũi nhọn phát triển.
Trong bối cảnh khủng hoảng thì việc cân đối ngân sách cũng rất khó, nên thực hiện sớm dự án sẽ đóng góp vào nguồn thu và giảm bớt căng thẳng trong việc điều tiết ngân sách.
- Thực hiện phê duyệt nhanh như vậy nhưng sao đến nay dự án này vẫn dang dở, đất vàng chỉ là bãi giữ xe, chủ đầu tư chưa hề có động thái gì để triển khai?
- Đúng là tôi có suy nghĩ cần phải làm nhanh và quyết định như vậy. Nhưng khi thực hiện, mình đã quá nóng ruột và thực thi không thuận lợi như mong muốn.
Ngay sau đó, Công ty Quản lý kinh doanh nhà có báo cáo là nguồn vốn của doanh nghiệp phải đổ vào dự án rất nhiều, nên nhìn lại bài toán xây dựng công trình ở 8-12 Lê Duẩn là quá lớn và không ôm nổi. Doanh nghiệp này đã đề xuất với tôi là cho phép nhượng cổ phần lại cho một đơn vị khác tham gia đầu tư.
Tôi thì quá muốn thúc đẩy nhanh dự án, nên suy nghĩ chủ quan là 4 công ty của Bộ Công Thương nắm 50% cổ phần vốn, cộng với 20% của Công ty Quản lý Kinh doanh nhà, là 70% sở hữu Nhà nước rồi.
Tuy nhiên, mọi tính toán của tôi không lường được tình huống, là 4 doanh nghiệp quốc doanh kia “lật kèo”, đi bán toàn bộ cho Công ty Kinh Đô. Đây chính là thiếu sót của tôi, vì không lường trước được hệ quả, mà chỉ suy nghĩ theo chiều thuận lợi.
Tôi không tư túi gì nhưng thiếu sót là rất rõ ràng
- Việc xác định lô đất này với giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng, trong khi giá thị trường có thể cao hơn rất nhiều? Ông lý giải vì sao có việc định giá quá rẻ này?
- Tôi khẳng định, giá giao và cho thuê đất thực hiện theo thị trường cũng như hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giá đó là xác định mặt bằng 8-12 Lê Duẩn cách đây gần 10 năm, thời điểm đó đất cũng chưa phải là đất sạch.
Nếu bây giờ cứ đem giá của 2018 để nói gây thiệt hại lớn tôi cho rằng chưa hợp lý.

Mọi tính toán của tôi không lường được tình huống là 4 doanh nghiệp quốc doanh của Bộ Công Thương “lật kèo”, đi bán toàn bộ cổ phần cho công ty Kinh Đô.

Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM

- Ngoài vấn đề về giá dư luận vẫn đặt ra câu hỏi việc ông có tư túi khi triển khai dự án này, vì đã ký duyệt rất nhanh, bỏ qua các khâu thẩm định hay lắng nghe ý kiến của các cơ quan chức năng, ông nghĩ sao?
- Đến bây giờ tôi đã rút ra được bài học cho mình và khẳng định tuyệt đối là tôi không có tơ hào, tư túi gì trong việc triển khai dự án này. Nhưng thiếu sót của tôi thì rất rõ ràng. Với vai trò của mình, tôi chỉ đạo thực hiện dự án chưa tốt, không dự lượng được các tình huống phát sinh.
Tôi quá nôn nóng và cũng chia sẻ thật là rất tin tưởng 4 doanh nghiệp của Bộ Công Thương sẽ không bán cổ phần. Tôi nghĩ họ cũng đàng hoàng là của Bộ, họ cũng không thiếu tiền.
- Vậy còn việc có dấu hiệu cố ý làm trái như kết luận thanh tra Chinh phủ có nêu?
- Như tôi đã nói, tôi không cố ý làm trái, mà tôi chỉ nóng ruôt để triển khai dự án, thậm chí là không đợi được các cơ quan chức năng của thành phố báo cáo thẩm định các đơn vị tham gia đầu tư, nên sơ suất đã trở thành sai sót.
Tôi cũng thiếu kiểm tra giám sát nên không nắm được các đơn vị dưới thực hiện đã đúng chuẩn hay chưa.
Nếu làm lại thì tôi sẽ kỹ lưỡng hơn, xác nhận rõ ràng hơn để tránh xảy ra sai sót.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM
Bản thân tôi cũng không trốn tránh trách nhiệm, và không có chút “gợn” nào trong việc này, nhưng quá trình làm có nảy sinh sơ sót.
Cũng cần nhìn nhận lại là tôi tiếp quản nhiệm vụ của đồng chí Nguyễn Hữu Tín nên gặp phải nhiều khó khăn để hệ thống lại mọi việc, mà tình hình tranh chấp ở khu đất này lại rất phức tạp. Nếu làm lại thì tôi sẽ kỹ lưỡng hơn, xác nhận rõ ràng hơn để tránh xảy ra sai sót.
- Trong kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi lại toàn bộ dự án này để đấu giá theo quy định. Ông nghĩ sao về kiến nghị này và theo ông việc thu hồi có tiến hành được không?
- Ngay từ đầu bản thân tôi muốn vun vào cho dự án này thôi. Đến nay các đơn vị tham gia dự án đã đóng tới 700 tỷ đồng tiền sử dụng đất rồi, nhưng mấy năm qua không triển khai được. Nếu bây giờ lấy lại thì phải trả tiền cho họ, và lại tổ chức đấu giá nữa, cá nhân tôi thấy mất quá nhiều thời gian.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản cái gì được thì nhìn nhận là được, không được thì nên nhận khuyết điểm và tiếp tục thúc đẩy triển khai, để cải thiện tích cực môi trường đầu tư. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, còn nếu cơ quan chức năng có hướng xử lý ra sao mình cũng phải chấp hành.
 

Thương vụ "đất vàng": Những bất ngờ nghìn tỷ

Không ít thương vụ bán vốn nhà nước tại các DN sở hữu đất vàng diễn ra kín tiếng nhưng rất sôi động. Đây được xem là cuộc đua giữa các đại gia hàng đầu VN.

Thương vụ "đất vàng": Những bất ngờ nghìn tỷ
Hàng loạt doanh nghiệp sở hữu đất vàng đã được cổ phần hóa (CPH) một cách nhanh chóng với sự xuất hiện của các đại gia lớn. CPH đang vào giai đoạn nước rút làm dấy lên nỗi lo giá bán không còn được như trước và đất vàng sẽ còn tiếp tục được bán với mức giá rẻ.

Cận cảnh những khu đất vàng nhiều truân chuyên ở Sài Gòn

Được mệnh danh là đất vàng, nhưng nhiều khu đất ở trung tâm TP HCM lại gặp lắm truân chuyên.

Cận cảnh những khu đất vàng nhiều truân chuyên ở Sài Gòn
Từ năm 2007, UBND TP HCM đã phê duyệt cho Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đầu tư dự án tòa tháp SIC Tower tại khu đất 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực.
 Từ năm 2007, UBND TP HCM đã phê duyệt cho Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đầu tư dự án tòa tháp SIC Tower tại khu đất 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực.

Những khu đất "vàng" quanh Hồ Gươm gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - Thời gian qua, không ít khu đất vàng quanh Hồ Gươm, Hà Nội đã gây xôn xao dư luận bởi "dính" tranh cãi, bất đồng.

Những khu đất "vàng" quanh Hồ Gươm gây xôn xao dư luận
g

1. Khu đất 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài

Khuôn viên nhà đất ở địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thuộc dạng nhà vắng chủ, được xây dựng từ thời Pháp thuộc gồm 2 khối nhà và một phần diện tích kho, sân chung. Sau khi chủ nhà cũ bỏ đi, Thành phố bàn giao cho Sở Nhà cửa và Trước bạ quản lý. Ảnh: Hồng Liên. 

g-Hinh-2
Từ năm 1986, Tổng cục Du lịch ký hợp đồng thuê nhà với Xí nghiệp quản lý nhà Hoàn Kiếm để làm việc. Một phần diện tích đã được cơ quan này bố trí làm chỗ ở cho nhân viên. Năm 1990, Tổng cục cải tạo, xây dựng khu nhà 6 tầng trên khu đất mặt phố Lý Thường Kiệt (diện tích 272m2) làm văn phòng. Trên vị trí khu đất vàng này có 5 đơn vị, tổ chức và 41 hộ dân đang quản lý, sử dụng. Ảnh: Hồng Liên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.