Biển Đen: Đấu trường quyết liệt giữa Nga và NATO?

(Kiến Thức) - Nga sẽ phải đối phó với các cuộc xâm nhập thường xuyên tàu chiến nước ngoài vào Biển Đen do NATO ngày càng "quan tâm" đến vùng biển chiến lược này.

Biển Đen: Đấu trường quyết liệt giữa Nga và NATO?
Theo báo cáo của công ty phân tích tình báo quân sự Mỹ Stratfor, trong tương lai gần tranh giành ảnh hưởng ở Biển Đen - một khu vực chiến lược quan trọng - "chắc chắn sẽ trở nên quyết liệt hơn".
Bien Den: Dau truong quyet liet giua Nga va NATO?
Strafor: Biển Đen sẽ dậy sóng trong tương lai gần. Ảnh AP 
NATO cần phải để ý tới các điều khoản của Công ước Montreux năm 1936, hạn chế số lượng và thời gian lưu trú tàu chiến tại Biển Đen của các quốc gia không thuộc khu vực này. Tuy nhiên, liên minh quân sự này sẽ tìm cách né tránh những hạn chế này bằng cách trang bị cho hạm đội tàu chiến của một số quốc gia ven Biển Đen.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng chỉ trích NATO về sự hiện diện quân sự kém cỏi tại Biển Đen và cho rằng Biển Đen đã biến thành "hồ nước nội địa của Nga".
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi NATO tăng cường phối hợp, hợp tác trong khu vực. Ông Erdogan hy vọng sẽ xuất hiện những kết quả cụ thể sau Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw trong hai ngày 8 và 9/7/2016.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng nêu lên nhu cầu củng cố vị thế của NATO ở Biển Đen.
Các nhà phân tích của Stratfor cho rằng không phải tất cả các nước NATO ven Biển Đen đều sẵn sàng ủng hộ tăng cường lực lượng trong khu vực. Romania có thể đồng ý, nhưng Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra thận trọng hơn vì không muốn thù địch với Liên bang Nga.
Trong khi đó, đại sứ thường trực của Nga tại NATO Alexander Grushko tuyên bố rằng Moscow sẽ có phản ứng nếu NATO tăng cường sự hiện diện của các nước ngoài khu vực ở Biển Đen.
Đại sứ Grushko nói: "Nếu NATO tăng cường... sự hiện diện thực tế và liên tục của các nước không thuộc khu vực Biển Đen, thì tất nhiên chúng tôi cũng sẽ phải có các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo an ninh của Nga, căn cứ vào vị trí chiến lược của Crimea và lợi ích của chúng tôi ở phía nam".
Ông Grushko cho rằng việc NATO tăng cường hiện diện ở Biển Đen “là nhằm áp đặt Nga vào thế đối đầu”. Ông khẳng định Liên bang Nga không hề muốn “đối đầu với NATO cũng như với bất cứ nước nào khác, đặc biệt là sa vào một cuộc chạy đua vũ trang" và bày tỏ hy vọng Châu Âu sẽ nhận ra sự vô nghĩa của cuộc đối đầu Nga-NATO này.
Hiện nay, thời gian hiện diện của tàu chiến các nước không thuộc khu vực Biển Đen bị giới hạn bởi Công ước Montreux năm 1936. Tuy nhiên, các tàu chiến NATO vẫn thường xuyên vào vùng biển này để tiến hành các cuộc tập trận.
Về cơ bản, Liên bang Nga không còn có thể dựa vào Công ước Montreux, nhưng các căn cứ của Nga trên bán đảo Crưm sẽ là một lợi thế đáng kể so với NATO trong các cuộc đối đầu tương lai. 

NATO lập “bức tường sắt” ngăn Tổng thống Putin

(Kiến Thức) - NATO xây dựng thêm các căn cứ ở Đông Âu để ngăn Tổng thống Nga Putin can thiệp tình hình các quốc gia từng chịu sự kiểm soát của Moscow.

NATO lập “bức tường sắt” ngăn Tổng thống Putin
Tổng thư ký NATO, ông Rasmussen, trả lời trong một buổi phỏng vấn rằng NATO sẽ xây dựng thêm các căn cứ ở Đông Âu trong một nỗ lực ngăn cản Tổng thống Nga Putin can thiệp vào tình hình các quốc gia từng chịu sự kiểm soát của Moscow.
Động thái này sẽ thành công trong việc trả lại tình trạng an ninh châu Âu như thời Chiến tranh Lạnh, khi liên minh của các bộ quốc phòng hợp nhất năm 1949 trở thành đối trọng với các nước trong Hiệp ước Warsaw dẫn đầu bởi Liên Xô.

Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách kích động đối đầu Nga-NATO

(Kiến Thức) - Trước nguy cơ mưu đồ lật đổ chế độ Assad bị phá sản, Thổ Nhĩ Kỳ chủ ý bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 và tìm cách kích động đối đầu Nga-NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách kích động đối đầu Nga-NATO
Đó là nhận định của nhà báo người Canada  Gwynne Dyer ở London,  một nhà bình luận và đồng thời là sử gia quân sự.
Tho Nhi Ky tim cach kich dong doi dau Nga-NATO
Quan hệ Putin-Erdogan: Từ đối tác biến thành đối thủ?
Theo nhà báo Gwynne Dyer, Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga xâm phạm không phận nước này “17 giây”  và các đồng minh NATO  công khai ủng hộ Ankara. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: "Chúng ta đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ và hỗ trợ sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh NATO này”. Còn  Tổng thống Barack Obama gọi điện cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để đảm bảo rằng Mỹ  ủng hộ việc của Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ chủ quyền.  Nhưng sau lưng,  hai ông này chắc chắn ngầm nguyền rủa ông Erdogan.

Vì sao ông Kim Jong-un từ bỏ “Chính sách tiên quân”?

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang từ bỏ “Chính sách tiên quân” của người cha, với việc hạ cấp Ủy ban Quốc phòng Nhà nước vốn có quyền lực tối thượng.

Vì sao ông Kim Jong-un từ bỏ “Chính sách tiên quân”?
Tuần trước, Hội đồng Nhân dân tối cao CHDCND Triều Tiên (Quốc hội Triều Tiên) đã nhóm họp và tuyên bố nhà lãnh đạo Kim Jong-un giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ mới được thành lập. Ủy ban mà lãnh đạo tối cao do ông Kim Jong-un làm chủ tịch này được thành lập thông qua việc sửa đổi hiến pháp và thay thế Ủy ban Quốc phòng Nhà nước vốn giữ vai trò tối thượng.
Vi sao ong Kim Jong-un tu bo “Chinh sach tien quan”?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 7 Đảng Lao động Triều Tiên.  Ảnh abc.net.au

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.