Tổng thư ký NATO, ông Rasmussen, trả lời trong một buổi phỏng vấn rằng NATO sẽ xây dựng thêm các căn cứ ở Đông Âu trong một nỗ lực ngăn cản Tổng thống Nga Putin can thiệp vào tình hình các quốc gia từng chịu sự kiểm soát của Moscow.
Động thái này sẽ thành công trong việc trả lại tình trạng an ninh châu Âu như thời Chiến tranh Lạnh, khi liên minh của các bộ quốc phòng hợp nhất năm 1949 trở thành đối trọng với các nước trong Hiệp ước Warsaw dẫn đầu bởi Liên Xô.
Ông Rasmussen trả lời tờ The Guardian: “Chúng ta phải chấp nhận sự thật là Nga không coi chúng ta là đồng minh. Nga là quốc gia đầu tiên kể từ Thế chiến thứ II sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ. Và tất nhiên chúng ta phải làm quen với chuyện đó… điều quan trọng là trong tương lai, NATO sẽ hiện diện nhiều hơn ở phía đông trong tương lai”.
Các chuyên gia cho rằng, những căn cứ mới này sẽ nằm ngay trước biên giới của Nga, có thể là ở Ba Lan và các nước thuộc vùng biển Baltics, những nước kêu gọi sự hiện diện thường xuyên hơn của NATO kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra.
Theo như những nhà phân tích, quyết định này của NATO sẽ chỉ làm tình hình thêm căng thẳng và khiến Điện Kremlin có phản ứng dữ dội. Alexei Arbatov, học giả thuộc Trung tâm chiến lược Carnegie tại Moscow và phó chủ tịch của Hội đồng Quốc phòng Duma quốc gia từ năm 1995 tới 2003, nói: “Không thể tắm 2 lần trên 1 dòng sông, và lúc này tình hình xấu hơn rất nhiều so với thời kì Chiến tranh Lạnh vì Nga giờ đây đã bị dồn vào chân tường và không còn cách nào khác ngoài chống trả.
Ông Putin nói rằng nước Nga không thể giữ thái độ thờ ơ với tình hình chính trị tại Ukraine vì sẽ là mối đe dọa lâu dài nếu người hàng xóm này gia nhập NATO. Đây là một trong những lí do khiến Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3: Nga sợ rằng nếu Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ bị đánh bật khỏi căn cứ hải quân trên Biển Đen tại bán đảo Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin . |
Mối đe dọa có thể nhận thức được từ cả hai phía và sự thiếu tin tưởng lẫn nhau đã biến sự việc giống như lời dự đoán trở thành hiện thực, khi mà dự đoán về 1 mối đe dọa và sự chuẩn bị để ngăn chặn mối đe dọa ấy khiến cho bên còn lại làm điều tương tự.
Sau sự sụp đổ của Hiệp ước Warsaw, một đối trọng với NATO do Điện Kremlin điều hành, Nga không còn coi NATO là một mối nguy hiểm, khi ông Putin gợi ý rằng Moscow sẽ tham gia phần nào vào NATO hồi năm 2000. Nhưng khi NATO ngày càng mở rộng sang các nước xã hội chủ nghĩa thân Nga trước kia, Moscow bắt đầu coi NATO là mối đe dọa và bắt đầu phản ứng bằng việc trùng tu quân đội và ngày càng công khai sự đối địch của mình, theo như lời ông Arbatov nói.
Cũng theo các nhà phân tích: “Vấn đề chính là điện Kremlin đã giải thể Hiệp ước Warsaw có lợi cho mình và không hề cho thấy mình là mối nguy với phương Tây trong suốt những năm 1990, trong khi NATO không ngừng tiến gần đến Moscow”.
Kết quả là sự căng thẳng cứ thế tăng dần, mà đỉnh cao là khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến xâm lược Iraq năm 2003 và cuộc chiến giữa Nga và Georgia năm 2008, nhưng cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay đã đưa sự thù địch giữa hai nước lên một tầm cao mới. Và theo ông Arbatov, điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến giữa Nga và phương Tây.
Phản ứng của Nga
Nga phản ứng lại tuyên bố của ông Rasmussen như một “ hành động thù địch” của NATO.
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người đang điều hành chương trình cải tạo quân đội trên qui mô lớn của Nga, cho rằng lời đe dọa từ những quan chức cấp cao NATO là rất đáng e ngại, ông nói: “Điều này được phát ngôn ở quan chức tầm cỡ như Tổng thư ký. Hẳn là họ đã có kế hoạch khi mở rộng NATO về phía đông”.
Cùng với sự bổ sung của các nước thuộc khối Baltic, NATO đã tiến sát đến biên giới Nga, nhưng hiện tại căn cứ duy nhất nằm sau Bắc Màn Sắt trước kia là trụ sợ của Quân đoàn Đa quốc gia Đông Bắc tại Szczecin ở Ba Lan. Theo tờ The Guardian, đây sẽ là trung tâm hoạt động của NATO ở phía Đông.
Vào thứ 4, Phần Lan và Thụy Điển cho biết sẽ hợp tác tốt hơn với NATO, giải quyết một cuộc bùng nổ nữa của Nga.
Không có lí do để chiến đấu
Theo ông Pavel Zolotarev, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Viện chính sách của Mỹ và Canada của Nga, NATO đang sử dụng lại những chính sách ngăn chặn Nga trong thời Chiến tranh Lạnh, và việc NATO mở rộng các căn cứ về phía đông là kết quả hoàn toàn hợp lí với một chính sách như vậy. Ông trả lời phỏng vấn “Mỹ đang cố làm nước Nga im lặng, bởi lẽ đây là quốc gia duy nhất dám và có khả năng nói lên điều mà mình nghĩ là đúng”.
Trong khi đó, không như thời Chiến tranh Lạnh, hai bên không bộc lộ tư tưởng thù địch. Hơn nữa, họ có chung 1 kẻ thù, chẳng hạn như IS ở Trung Đông và Trung Á.
Theo ông Viktor Litovkin, một chuyên gia quân sự Nga có tiếng: “Cuộc đời thường rất khó đoán định, vậy nên tôi nghĩ cuộc đối đầu này sẽ hạ xuống vào 1 thời điểm nào đó… NATO và Nga sẽ vẫn tồn tại, và họ sẽ phải hợp tác để chống lại chủ nghĩ khủng bố, tên lửa của Iran và nhiều vấn đề khác".