Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách kích động đối đầu Nga-NATO

(Kiến Thức) - Trước nguy cơ mưu đồ lật đổ chế độ Assad bị phá sản, Thổ Nhĩ Kỳ chủ ý bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 và tìm cách kích động đối đầu Nga-NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách kích động đối đầu Nga-NATO
Đó là nhận định của nhà báo người Canada  Gwynne Dyer ở London,  một nhà bình luận và đồng thời là sử gia quân sự.
Tho Nhi Ky tim cach kich dong doi dau Nga-NATO
Quan hệ Putin-Erdogan: Từ đối tác biến thành đối thủ?
Theo nhà báo Gwynne Dyer, Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga xâm phạm không phận nước này “17 giây”  và các đồng minh NATO  công khai ủng hộ Ankara. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: "Chúng ta đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ và hỗ trợ sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh NATO này”. Còn  Tổng thống Barack Obama gọi điện cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để đảm bảo rằng Mỹ  ủng hộ việc của Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ chủ quyền.  Nhưng sau lưng,  hai ông này chắc chắn ngầm nguyền rủa ông Erdogan.

Tổng thống Erdogan muốn bắn hạ một máy bay của Nga

Giả sử dữ liệu radar của  Thổ Nhĩ Kỳ là đáng tin cậy, thì hai chiến đấu cơ Su-24 của Nga chỉ vượt qua đáy của một dải đất rất hẹp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ đâm sâu vào lãnh thổ  Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: “Trong bất cứ trường hợp nào, phi công và máy bay của chúng tôi không hề đe dọa lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ”. Liệu máy bay Nga có thể gây hại gì cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng  có 17 giây? Hơn nữa, làm thế nào mà hai chiến đấu cơ F-16 có đủ thời gian để dùng tên lửa không đối không bắn hạ một trong hai máy bay Nga “xâm phạm lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 17 giây”.  Rất khó để thực hiện động tác bắn hạ này, nếu hai chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không bay vào không  phận Syria.
Theo các dữ liệu radar Nga, hai máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt biên vào lãnh thổ Syria. Và thật lạ lùng, khi một đoàn làm phim truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ  có mặt đúng lúc ở miền bắc Syria để ghi hình vụ máy bay Su-24 của Nga bốc cháy rơi xuống đất. Cần phải lưu ý rằng, chiến đấu cơ Su-24 của Nga rơi trong lãnh thổ Syria và cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến 4 cây số.
Có vẻ khá rõ ràng rằng Tổng thống Erdogan muốn bắn hạ một máy bay của Nga và các phi công Thổ Nhĩ Kỳ được lệnh để làm như vậy nếu họ có thể tìm thấy cái cớ nhỏ nhất. Vậy thì , tại sao ông Erdogan lại muốn làm điều đó?

Khó chối tội “đồng lõa với bọn khủng bố”

Tổng thống Nga Vladimir Putin cay đắng nói rằng Erdogan và các đồng nghiệp của ông ta khó chối tội “đồng lõa với bọn khủng bố”. Ông  Erdogan đã muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad và ông ta đã mở cửa biên giới  Thổ Nhĩ Kỳ-Syria suốt 4 năm để tuyển dụng và chu cấp cho các nhóm phiến quân Syria, trong đó có nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tổng thống Putin cũng tuyên bố:  "Từ lâu, chúng tôi đã ghi lại sự chuyển động của một số lượng lớn các sản phẩm xăng dầu đến Thổ Nhĩ Kỳ từ vùng lãnh thổ mà IS chiếm đóng. Điều này giải thích các khoản tài trợ lớn mà những kẻ khủng bố đang nhận được”.
Buôn bán dầu chợ đen là nguồn doanh thu lớn nhất của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS  và gần như tất cả số dầu này đến Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này không thể xảy ra, nếu không có sự thông đồng của Ankara.
Khi Mặt trận Nusra, một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Syria, tấn công quân đội Assad  ở tây bắc Syria mùa xuân năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng chiến tranh điện tử đánh sập hệ thống  viễn thông của Quân đội Syria để giúp phiến quân giành chiến thắng.
Tổng thống Erdogan quyết tâm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và không quan tâm đến việc  người kế nhiệm ông này có thể là những kẻ cực đoan Hồi giáo. Nhưng ông Erdogan cũng không muốn có một nhà nước mới của người Kurd trên biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là một vấn đề đối với ông Erdogan, bởi vì một nhà nước của người Kurd đã tồn tại trong trứng nước. Phôi thai nhà nước này được gọi là Rojava, một lãnh thổ mà người Kurd  đang hình thành ở phía bắc Syria,  dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.  Trên thực tế, người Kurd ở Syria là đồng minh duy nhất của  liên minh do Mỹ cầm đầu chiến đấu có hiệu quả chống IS.
Khi Tổng thống Erdogan cam kết dùng không quân Thổ Nhĩ Kỳ vào  cuộc chiến Syria hồi tháng Bảy, ông giải thích với Mỹ rằng đây là một quyết định chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo. Nhưng trong thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ tiến hành vài vụ không kích chống IS, trong khi hầu hết số đạn bom đã rơi xuống đầu người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ (PKK) và người Kurd ở Syria.

Nga phá hỏng kế hoạch Syria của ông Erdogan

Tổng thống Erdogan có hai mục tiêu: thủ tiêu chế độ Assad và để ngăn chặn việc tạo ra một nhà nước mới của người Kurd ở Syria. Ông ta đã đạt được một số tiến bộ trên cả hai mục tiêu. Thế nhưng vào cuối tháng Chín, Nga đã can thiệp quân sự và giúp quân đội Syria tránh khỏi thất bại.
Tệ hơn nữa, chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin hóa ra lại khá thực dụng và thậm chí khá hấp dẫn đối với Mỹ.  Ông Putin muốn có một lệnh ngừng bắn ở Syria  để có thể  tập trung tiêu diệt IS.
Chiến lược này hiện đang dẫn đến tiến bộ trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Vienna, nhưng nó lại hoàn toàn bất lợi đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdogan vì nó để cho Assad tiếp tục nắm quyền ở Damascus và mang lại cho người Kurd Syria thời gian để củng cố nhà nước mới của họ.
Vậy làm thế nào để ông Erdogan có thể phá hỏng dự án của Nga?
Để làm điều này, ông Erdogan đã  bắn hạ một chiến đấu cơ của Nga và qua đó, cố  kích động một cuộc đối đầu Nga-NATO.

NATO khó “phòng vệ tập thể” về vụ TNK bắn hạ Su-24

(Kiến Thức) - Về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga ở Syria, nhà báo Ergun Babahan nói rằng Ankara không thể thuyết phục được NATO  “phòng vệ tập thể”.

NATO khó “phòng vệ tập thể” về vụ TNK  bắn hạ Su-24
Về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga, phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Ergun Babahan - cựu Tổng biên tập báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) - nhấn mạnh:  "Trong vụ việc này, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là bên bị xâm phạm và do đó không thể dựa vào Điều 5 (phòng vệ tập thể) của Hiến chương NATO. Thổ Nhĩ Kỳ chính là bên bắn hạ máy bay (Su-24 của Nga). Vì vậy, tôi không nghĩ rằng họ (Thổ Nhĩ Kỳ) có thể thúc đẩy các kế hoạch của họ thông qua Hội đồng NATO”.
NATO kho “phong ve tap the” ve vu TNK  ban ha Su-24
Chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ rơi trong lãnh thổ Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 cây số. 
Nhà báo Babahan lưu ý: “Ai cũng biết Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng bằng mọi cách có thể để ngăn chặn các vùng lãnh thổ phía bắc Syria rơi vào tay các lực lượng người Kurd. Với sự giúp đỡ của lực lượng đối lập Sunni, Ankara đang cố gắng tạo ra một đệm biên giới dài khoảng 100 km”.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Pháp,  việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga cho thấy Ankara đứng về phe nào trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?
Chuyên gia quan hệ quốc tế Jean-Vincent Brisset nghị sĩ  Pháp Gilbert Collard nói với đài Sputnik rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga  là một chỉ báo cho thấy những ưu tiên của Ankara,  vốn không mấy mặn mà với cuộc chiến chống khủng bố ở nước láng giềng Syria.
Tho Nhi Ky dung ve phe nao trong cuoc chien chong IS?
Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo?
Nghị sĩ Gilbert Collard, đại diện cho Mặt trận Quốc gia Pháp, nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ở Syria bị coi  là  hành động hỗ trợ cho các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo.  

Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng

(Kiến Thức) - Việc bắn hạ Su-24 của Nga có khả năng chấm dứt mọi ảo tưởng về việc thiết lập "vùng cấm bay" dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đã khiến cho điện Kremlin phẫn nộ.  Trong một cuộc phỏng vấn với  Sputnik News, Daniel McAdams, giám đốc điều hành của “Viện Paul Ron vì Hòa bình và Thịnh vượng”, nói về những hậu quả có thể đối với thế giới.
Ban ha Su-24, “vung cam bay” o Syria tro thanh ao tuong
Nhà phân tích Daniel McAdams: Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng.
Ông  McAdams nói rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga ở Syria là “rất nghiêm trọng".  Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga khi nó đang tấn công nhóm khủng bố  Nhà nước Hồi giáo đã bộc lộ vai trò  đỡ đầu các  nhóm cực đoan của Ankara. Ông nói tiếp: "... Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một mảnh đất siêu màu mỡ cho ISIS và đám chiến binh thánh chiến khác qua lại trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.  Chúng tôi có bằng chứng đầy đủ về việc  ISIS và cực đoan khác được tiếp tế có thể với vũ khí từ Libya...và dùng số vũ khí này tiến hành các cuộc tấn công ở Syria”. Ông Daniel McAdams cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã “ đồng lõa với tội phạm”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.