Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng

(Kiến Thức) - Việc bắn hạ Su-24 của Nga có khả năng chấm dứt mọi ảo tưởng về việc thiết lập "vùng cấm bay" dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đã khiến cho điện Kremlin phẫn nộ.  Trong một cuộc phỏng vấn với  Sputnik News, Daniel McAdams, giám đốc điều hành của “Viện Paul Ron vì Hòa bình và Thịnh vượng”, nói về những hậu quả có thể đối với thế giới.
Ban ha Su-24, “vung cam bay” o Syria tro thanh ao tuong
Nhà phân tích Daniel McAdams: Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng.
Ông  McAdams nói rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga ở Syria là “rất nghiêm trọng".  Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga khi nó đang tấn công nhóm khủng bố  Nhà nước Hồi giáo đã bộc lộ vai trò  đỡ đầu các  nhóm cực đoan của Ankara. Ông nói tiếp: "... Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một mảnh đất siêu màu mỡ cho ISIS và đám chiến binh thánh chiến khác qua lại trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.  Chúng tôi có bằng chứng đầy đủ về việc  ISIS và cực đoan khác được tiếp tế có thể với vũ khí từ Libya...và dùng số vũ khí này tiến hành các cuộc tấn công ở Syria”. Ông Daniel McAdams cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã “ đồng lõa với tội phạm”.
Ông McAdams đặt câu hỏi: “Liệu (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ)  Erdogan đã làm điều này mà không có sự cho phép của Mỹ, không cần Mỹ hỗ trợ ? Ngay cả khi máy chiến đấu cơ Su-24  của Nga lạc vào không phận Syria ... làm thế nào mà chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể cất cánh, nhắm và bắn hạ mục tiêu trong vài chục giây. Làm thế nào mà máy bay Su-24 của Nga lại rơi ở Syria? "
Trước sự  phản ứng mạnh mẽ của điện Kremlin, nhà phân tích McAdams cho rằng NATO muốn tránh để xảy ra một cuộc xung đột tiềm tàng. Ông nói: “Tôi cảm thấy thú vị khi Tổng thư ký NATO  Jens Stoltenberg giảm cấp độ hùng biện xuống khoảng 12 bậc. Tôi nghĩ ông  ấy đã nhận ra thực tế. Ông ấy rõ ràng không muốn xảy ra một cuộc xung đột Nga-NATO, vì những hậu quả của nó vô cùng to lớn”.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga cũng sẽ có khả năng chấm dứt mọi cuộc thảo luận về thiết lập một "vùng an toàn" trong lãnh thổ Syria(đi theo nó là vùng cấm bay), dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà phân tích McAdams nói tiếp: "Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng thiết lập vùng an toàn trong một thời gian dài. Tôi nghĩ rằng điều đó đã chấm dứt”.
Tin tức về việc cái gọi là quân nổi dậy “ôn hòa” nã đạn vào các phi công Nga đang dùng dù tiếp đất - một hành động bị coi là tội ác chiến tranh - cũng nêu bật những vấn đề trong chiến lược của phương Tây hỗ trợ các nhóm phiến quân này.
Về chuyện này, ông McAdams  nhận định: "... Toàn bộ ý tưởng tô vẽ quân nổi dậy ‘ôn hòa’ thật  là điên rồ. Chỉ trong tuần này, Mỹ còn cân nhắc việc mời nhóm  Ahrar ash-Sham liên kết với al-Qaeda  tham dự các cuộc đàm phán.  14 năm sau khi al-Qaeda tấn công khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9/2001, Washington đang tính chuyện mời một chi nhánh al-Qaeda (ở Syria) đối thoại, trên cương vị quân nổi dậy ôn hòa”.
Mỹ vẫn không chịu hợp tác với Nga trước khi xảy ra vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ngày 24/11. Về việc này, nhà phân tích McAdams lưu ý:  " Nga được xem là lực lượng đánh IS hữu hiệu nhất. Mỹ đã có một năm để không kích IS nhưng  có rất, rất ít tác dụng.  Chỉ sau một tháng không kích, thế giới đã chứng kiến những tổn thất mà Nga đã gây ra cho phiến quân IS”.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tiêu diệt IS?”, nhật báo La Croix đề cập đến các khía cạnh chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?
Trước hết, cần thiết lập một liên minh quốc tế thực sự để tiêu diệt IS. Ngày 16/11, phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định: “Bashar al-Assad không thể là lối thoát trong một giải pháp chính trị, nhưng kẻ thù của chúng ta ở Syria chính là Daesh (Nhà nước Hồi giáo)”.  Ông Hollande kêu gọi “tập hợp tất cả những ai có thể thực sự đấu tranh chống đội quân khủng bố này, trong khuôn khổ một liên minh quy mô và duy nhất”.
The gioi lam the nao de tieu diet IS?
Tổng thống Nga Vladinir Putin "liên thủ " với Tổng thống Pháp 
François Hollande trong cuộc chiến chống IS.
Như vậy kể từ nay, số phận của Assad đã trở nên thứ yếu. Các cường quốc - trong đó có Mỹ, Nga và Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia Ả Rập, Iran -  hôm 14/11 đã thỏa thuận về lịch trình chuyển đổi chính trị tại Syria để lập ra một chính phủ chuyển tiếp trong vòng 6 tháng tới, và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Liên minh chống thánh chiến cần phải vượt qua những bất đồng quan trọng về số phận của Tổng thống Syria và về các mục tiêu không kích.

Những thách thức chờ đợi Cộng đồng Kinh tế ASEAN

(Kiến Thức) - Việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN quả là một thành tựu mang tính đột phá, nhưng nhiều thách thức trong quá trình “ hoàn thiện” vẫn còn tồn đọng.

Những thách thức chờ đợi Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Mười nhà lãnh đạo của  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã ký tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN - một phần của Cộng đồng ASEAN lớn hơn bao gồm các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hóa và hội nhập xã hội.
Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN,  Thủ tướng Malaysia Najib Razak ca ngợi Cộng đồng ASEAN là  "thành tựu mang tính đột phá" và kêu gọi các nước thành viên để thúc đẩy hội nhập.

Phương Tây chọn “chống khủng bố” hay “chiến tranh lạnh mới”?

(Kiến Thức) - Sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, các nhà hoạch định chính sách phương Tây  phải lựa chọn giữa "cuộc chiến chống khủng bố" và "cuộc chiến tranh lạnh mới".  

Phương Tây chọn “chống khủng bố” hay “chiến tranh lạnh mới”?
Nga và phương Tây cần phải quyết định xem cái gì là quan trọng hơn: chống khủng bố hay tranh giành lợi ích ở Trung Đông.
Phuong Tay phai chon “chong khung bo” hay “chien tranh lanh moi”
Ứng viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders:  "Chúng ta phải... mở rộng liên minh mới để bao gồm cả Nga và các thành viên của Liên đoàn Ả-rập”. 
Bất chấp tình trạng chia rẽ giữa Nga và phương Tây, các cuộc tấn công khủng bố ở Paris tạo ra một sự chuyển dịch đầy kịch tính, lớn hơn nhiều so với các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.