Những thách thức chờ đợi Cộng đồng Kinh tế ASEAN

(Kiến Thức) - Việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN quả là một thành tựu mang tính đột phá, nhưng nhiều thách thức trong quá trình “ hoàn thiện” vẫn còn tồn đọng.

Những thách thức chờ đợi Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Mười nhà lãnh đạo của  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã ký tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN - một phần của Cộng đồng ASEAN lớn hơn bao gồm các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hóa và hội nhập xã hội.
Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN,  Thủ tướng Malaysia Najib Razak ca ngợi Cộng đồng ASEAN là  "thành tựu mang tính đột phá" và kêu gọi các nước thành viên để thúc đẩy hội nhập.
Nhung thach thuc cho doi Cong dong Kinh te ASEAN
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã là một thực tế và nhiều nguyên tắc cơ bản của nó đã được áp dụng.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã là một thực tế và nhiều nguyên tắc cơ bản của nó đã được áp dụng trong lĩnh vực loại bỏ các hàng rào thuế quan và hạn chế thị thực giữa các nước thành viên ASEAN.  Điều này dẫn đến sự hợp tác chính trị và văn hóa ngày càng sâu rộng.
Theo nhà phân tích Michael G. Plummer - giáo sư kinh tế quốc tế tại Trung tâm Châu Âu của Đại học Johns Hopkins, AEC sẽ thúc đẩy thu nhập và việc làm, cung cấp cho khu vực Đông Nam Á sức mạnh kinh tế hùng hậu hơn khi đối diện với các cường quốc trên thế giới. Giáo sư  Plummer nhận định: "Hội nhập ASEAN sẽ giúp cân bằng quyền lực kinh tế với Trung Quốc và Ấn Độ. Các nước ASEAN riêng lẻ có lẽ là quá nhỏ để có thể trở thành một bên quan trọng trong cuộc chơi kinh tế và an ninh.  Nhưng trên cương vị một khối với dân số hơn nửa tỷ người, AEC sẽ góp mặt tại các đấu trường lớn toàn cầu”.
Chỉ có điều, EAC vẫn còn phải đi một chặng đường dài  trước khi có đầy đủ chức năng của một  thực thể pháp lý sau ngày 31/12/2015.  Đôi khi, sự đa dạng của khu vực cũng là  một trở ngại. ASEAN có 630 triệu người, với các ngôn ngữ khác nhau, tín ngưỡng khác nhau và với các hệ thống chính trị khác nhau...
Nhà phân tích Plummer giải thích: "AEC được cho là chương trình hội nhập kinh tế đầy tham vọng nhất trong thế giới đang phát triển. Nhưng thực thi AEC là công việc khó khăn. Vẫn còn nhiều việc phải làm và khu vực Đông Nam Á còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tự hoàn thiện”.  
AEC sẽ đụng chạm đến các khu vực nhạy cảm về chính trị như mở cửa nông nghiệp, thép, sản xuất ô tô và các ngành được bảo vệ khác. Công dân ASEAN sẽ được phép làm việc ở các nước khác trong khu vực, nhưng bị giới hạn trong 8 lĩnh vực như kỹ thuật, kế toán và  du lịch. Tám lĩnh vực này  chỉ chiếm có 1,5% tổng số việc làm trong khu vực và các nước chủ nhà vẫn có thể đưa ra rào cản như hạn chế “chảy máu chất xám” chẳng hạn.
Trong thập ký qua, thương mại nội khối chỉ chiếm khoảng 24 % tổng khối lượng thương mại của ASEAN,  thấp hơn nhiều so với 60% của Liên minh Châu Âu.
Giáo sư Plummer việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ ở ASEAN tiến triểm khá chậm. Dòng chảy đầu tư xuyên biên cũng bị hạn chế bởi các danh sách cấm kị lớn và mức trần sở hữu nước ngoài. Mua sắm chính phủ và kiềm chế sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất nhạy cảm và khó có thể đụng chạm.
Ông Mohamad Abdul Majid Munir, Chủ tịch Hội đồng cố vấn ASEAN về các vấn đề kinh doanh,  cho biết: “AEC hiện vẫn chưa  hoàn chỉnh...và  còn nhiều việc phải làm. Ông nói tiếp: "Có sự khác biệt giữa những gì được chính thức xác nhận là đã đạt được ... và các báo cáo của khu vực tư nhân dựa trên kinh nghiệm sát sườn của họ”.
Ngoài ra, còn có nhiều rào cản khác như vấn nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng không đồng đều và các chênh lệch về chi phí trong lĩnh vực giao thông vận tải. Vẫn tồn tại cái hố sâu rộng chia rẽ các nền kinh tế  giàu có hơn như Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Thái Lan và Philippines với bốn nước thành viên phát triển kém hơn là  Việt Nam,  Lào, Myanmar và Campuchia.
Kế hoạch thành lập AEC đã được dự kiến trong năm 2002 và được lên kế hoạch chi tiết  vào năm 2007... để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với Trung Quốc và Ấn Độ trên thị trường cổ phiếu và đầu tư. Trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại ở mức trung bình khoảng 6% mỗi năm trong 5 năm tới, kinh tế  Ấn Độ có thể đạt tốc độ tăng trưởng  7,3% trong cùng thời kỳ.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Hai trụ cột khác là chính trị-an ninh và văn hóa xã hội.

Philippines kêu gọi hải quân ASEAN bảo vệ biển đảo

(Kiến Thức) - Phát biểu trước các vị lãnh đạo hải quân Đông Nam Á, Tổng thống Aquino nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ “các vùng biển chung” và đảm bảo tự do hàng hải.

Philippines kêu gọi hải quân  ASEAN bảo vệ biển đảo
Tổng thống Philippines Aquino.
 Tổng thống Philippines Aquino.
Tổng thống Philippines Aquino nhấn mạnh với các vị chỉ huy hải quân rằng lúc này là thời điểm đòi hỏi các quốc gia trong khu vực tìm kiếm các biện pháp để “mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác” trên biển.

Cộng đồng ASEAN là gì?

Cộng đồng ASEAN là một nhóm các quốc gia ĐNÁ gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển KT-VH, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới.

Cộng đồng ASEAN là gì?

Cộng đồng ASEAN

Nóng: Phiến quân IS chỉ còn 34 căn cứ ở Syria và Iraq

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn FARS cho biết, sau các cuộc không kích dữ dội của Nga, phiến quân IS giờ chỉ còn 34 căn cứ ở Syria và Iraq.

Nóng: Phiến quân IS chỉ còn 34 căn cứ ở Syria và Iraq
Các cuộc không kích của Nga đóng một vai trò quyết định trong việc hỗ trợ lực lượng Syria và Iraq trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS, khiến chúng chỉ còn vài chục căn cứ ở hai quốc gia Trung Đông này.
Hãng thông tấn FARS của Iran dẫn lời một nhà hoạt động truyền thông cho biết, lực lượng quân đội Syria và Iraq dưới sự yểm trợ của các cuộc oanh kích Nga, tiếp tục tiến đánh các mục tiêu IS, khiến cho nhóm này chỉ còn 34 căn cứ ở cả hai nước trên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.