Bí mật vị vua sở hữu nhiều "thứ nhất" trong sử Việt

(Kiến Thức) - Lê Thần Tông được biết tới là một vị vua có nhiều điều “nhất” trong lịch sử phong kiến Việt Nam với số lần lên ngôi vua nhiều nhất, có nhiều con làm vua nhất, có nhiều vợ là người ngoại quốc nhất.

Bí mật vị vua sở hữu nhiều "thứ nhất" trong sử Việt
Lên ngôi nhiều lần nhất
Lê Thần Tông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, cháu nội của Lê Thế Tông và là cháu ngoại của Thành Tổ Triết Vương (Trịnh Tùng). Ông được nhận xét là người có khuôn mặt rồng với sống mũi cao. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Vua thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi, đáng khen là bậc vua giỏi, tính trầm tĩnh, khoan dung phúc hậu, có đức của bậc đế vương”.
Lê Thần Tông sinh ra và lớn lên trong thời đại mà đất nước bị chia cắt Đàng Trong Đàng Ngoài, triều đình nhà Lê chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, thực quyền thuộc về dòng họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng ép thắt cổ chết. Con trưởng Kính Tông là Lê Duy Kỳ được đưa lên ngai vàng khi mới 12 tuổi, lấy hiệu là Lê Thần Tông.
Bi mat vi vua so huu nhieu
Tượng vua Lê Thần Tông tại chùa Mật Sơn (Thanh Hóa). 
Sau khi giữ ngôi vua gần 25 năm, năm Quý Mùi (1643), Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai trưởng là Lê Duy Hựu (tức Lê Chân Tông). Thần Tông lên làm Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, năm 1649, Duy Hựu mất sớm, Thần Tông được Trịnh Tráng đưa trở lại ngôi vua. Lần thứ hai làm vua, ông tại vị trong suốt 13 năm cho tới khi qua đời vào mùa thu năm 1662.
Có nhiều con làm vua nhất
Theo lịch sử ghi chép, Lê Thần Tông là người có nhiều con làm vua nhất lịch sử Việt Nam. Trong tổng số 10 người con, cả nam lẫn nữ (chưa kể con nuôi), ông có tất thảy bốn người con thay nhau làm vua. Cụ thể:
Thứ nhất, Lê Chân Tông, trị vì từ năm 1643 đến năm 1649, niên hiệu Phúc Thái. Ông là con trai trưởng của vua Lê Thần Tông và Quý phi Nguyễn Thị Ngọc Bạch. Giống như ông cha mình, Chân Tông tuy làm vua nhưng thực quyền trị quốc lại thuộc về Thanh Đô Vương Trịnh Tráng. Năm 1649, vua băng hà khi chưa có con nối dõi, thọ 20 tuổi.
Thứ hai, Lê Huyền Tông, tại vị từ năm 1662 đến năm 1671. Sinh mẫu của ông là cung phi Phạm Thị Ngọc Hậu. Năm ông lên 9 tuổi, vua cha mất, ông ở ngôi được 8 năm rồi cũng băng hà. Vua thọ 17 tuổi, không có con nối dõi.
Thứ ba, Lê Gia Tông, tại vị từ năm 1671 tới năm 1675. Ông là con của Chiêu nghi Lê Thị Ngọc Hoàn. Theo sử sách ghi chép lại, ngay từ thuở nhỏ, vua đã được nuôi dạy trong phủ của chúa Trịnh Tạc. Năm 1671, anh của Lê Gia Tông là Lê Huyền Tông mất, ông kế vị khi mới 11 tuổi. Tuy nhiên, tương tự như các anh mình, ông cũng chỉ trị vì vọn vẹn có 4 năm rồi mất vì bạo bệnh.
Thứ tư, Lê Hy Tông, tại vị từ năm 1675 tới năm 1705. Vua là con của cung nhân Nguyễn Thị Ngọc Trúc (một số sách ghi là Nguyễn Thị Ngọc Tấn). Ông được người đời ca ngợi là một trong những vị vua anh minh đức độ bậc nhất thời Lê Trung hưng. Sau 30 năm làm vua, năm 1705, Lê Hy Tông nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Đường (tức Lê Dụ Tông), rồi lên làm Thái thượng hoàng cho tới khi mất vào năm 1718. Vua thọ 55 tuổi. Trong suốt thời kỳ trị vì của mình, vua sử dụng hai niên hiệu là Vĩnh Trị và Chính Hòa.
Có nhiều phi tần người nước ngoài nhất
Chuyện vua có tam cung lục viện với hàng chục, hàng trăm phi tần không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, trong hậu cung của Lê Thần Tông, ngoài số phi tần người Việt còn một số phụ nữ nước ngoài. Theo nhiều nguồn tài liệu những người này có vị thế cao hơn nhiều so với các phi tần người Việt, địa vị của chỉ xếp sau hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.
Vua có bốn phi tần người ngoại quốc gồm phi tần người Xiêm (Thái Lan ngày nay), người Ai Lao (Lào ngày nay), người Hán (Trung Quốc ngày nay) và người Hà Lan. Bên cạnh đó, Thần Tông còn có một bà phi tần người Mường. Trong số những người này, bà phi tần Hà Lan được ghi chép nhiều hơn. 
Theo đó, bà là người Hà Lan lai Triều Tiên, tên Onrona, một số sách lại chép tên bà là Ourou San. Bà là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Trong chuyến cùng thương đoàn Hà Lan sang Việt Nam vào năm 1630, bà Orona được gặp vua Lê Thần Tông ở kinh thành Thăng Long.
Khi đó, nghe theo lời của cha mình, bà ở lại Việt Nam làm vương phi của vua Thần Tông. Bà được ân sủng bậc nhất trong chốn hậu cung của Lê Thần Tông. Tuy vậy, giống như nhiều phi tần ngoại quốc khác, bà cũng không có con.
Bi mat vi vua so huu nhieu
Tượng bà Onrona tại chùa Mật Sơn (Thanh Hóa).
Theo các sử liệu, từ trước khi Lê Thần Tông lên ngôi, quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Đại Việt và các quốc gia lân bang cũng như những nước đến từ châu Âu xa xôi đã được hình thành, xác lập ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, dưới thời kỳ trị vì của ông, quan hệ đó đã phát triển rất mạnh mẽ. Có thể nói, những cuộc hôn nhân của Thần Tông với các phi tần ngoại quốc được vun đắp từ các mối quan hệ đó.

Những nàng hậu có chồng vẫn cưới được vua trong sử Việt

Trinh tiết của người phụ nữ vốn là vấn đề rất được coi trọng đặc biệt trong thời phong kiến xưa. Tuy nhiên, lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp những bà hoàng khi lấy vua đều từng có chồng, có con trước đó.

Những nàng hậu có chồng vẫn cưới được vua trong sử Việt

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet

Năm 1225, dưới sự dàn xếp của Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và được công chúa nhà Lý trao cho cả thiên hạ. Lý Chiêu Hoàng được phong thành Chiêu Thánh hoàng hậu. 

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-2

Năm 1237, lấy lý do Chiêu Thánh chưa có con, Trần Thủ Độ đã ép Trần Thái Tông phế truất hoàng hậu họ Lý để lấy chị dâu là Lý Thuận Thiên hiện đang mang thai 3 tháng con của anh trai mình Trần Liễu.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-3

Trần Liễu không phục nên đã dấy quân làm loạn ở sông Cái. Trần Thái Tông xấu hổ bỏ lên núi Yên Tử song sau đó đành trở về thành trước sự cứng rắn của Trần Thủ Độ. Trần Liễu xin hàng, được đền cho đất đai.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-4

Trần Quốc Khang, người con đầu do Thuận Thiên hoàng hậu sinh rakhông được lập làm thái tử. Không chỉ lấy chị dâu làm vợ, phong Hoàng hậu mà vua Trần Thái Tông còn đem vợ mình là Chiêu Thánh gả cho một vị tướng có công.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-5

Người phụ nữ đặc biệt đó chính là Trịnh Thị Ngọc Trúc, cháu gái chúa Nguyễn Hoàng. Bà từng được gả cho Cường quận công Lê Trụ, bác họ của vua Lê Thần Tông và có với nhau được hai mặt con.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-6

Năm 1630, chúa Trịnh Tráng đem gả bà cho Lê Thần Tông. Lê Thần Tông khi đó kém vợtới 13 tuổi, còn Trịnh Thị Ngọc Trúc được tấn phong làm Hoàng hậu khi đã 36 tuổi.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-7

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chênh lệch này sau đó đã không đơm hoa kết trái. Bà Ngọc Trúc không sinh được cho vua người con nào.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-8

Các nhà nghiên cứu sử học đời sau từng có bình luận: “Vua với nhà chúa vui vẻ hoà hợp một nhà, dồi dào phong thái thuần hậu hòa mục; ung dung rủ áo chắp tay mà hưởng lộc trời. Thế chẳng tốt đẹp sao!”.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-9

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, vua Đinh Tiên Hoàng luôn đặt nặng việc khống chế tầm ảnh hưởng của các sứ quân và hậu duệ của họ.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-10

Ngô Nhật Khánh là 1 trong 12 sứ quân từng bị dẹp loạn.Sau khi Ngô Nhật Khánh đem quân về hàng thì được Đinh Tiên Hoàng gả cho con gái là công chúa Phất Kim.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-11

Tuy nhiên, Ngô Nhật Khánh còn bị đặt vào những mối quan hệ vô cùng ràng buộc khi sau đó, vua Đinh Tiên Hoàng cho con trai mình lấy em gái Nhật Khánh. Chính Đinh Tiên Hoàng cũng bất chấp để thành hôn với mẹ Ngô Nhật Khánh.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-12

Ngô Nhật Khánh trong lòng vẫn nuôi chí phục thù, mong dựng lại cơ đồ nhà Ngô. Ông tìm mọi cách để chống lại vua Đinh, liên hệ với vua Chiêm Thành để mưu đồ phản nghịch song lại bị chết đuối trong một cuộc hành quân.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-13

Sử cũ không ghi rõ mẹ của Ngô Nhật Khánh tên là gì, chỉ ghi là Ngô phu nhân. Bà sau đó được tiến phong làm Hoàng Hậu thứ 5 của vua. Sau này, cái chết của con trai khiến bà không còn lòng dạ nào nên đã rời bỏ cung để quy y cửa Phật.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-14

Theo nhiều ghi chép,bà đã lập một ngôi chùa ở ngoại thành Hoa Lư có tên là Đàm Lư (dân gian hay gọi là chùa Bà Ngô) để tu hành. Nay ngôi chùa này nằm ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-15

Dương Vân Nga là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng và là mẹ của hoàng tử Đinh Toàn. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị giết hại, Đinh Toàn được tôn lên làm vua khi mới 6 tuổi, Dương Vân Nga được tôn lên làm Hoàng Thái hậu.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-16

Sau khi Lê Hoàn dẹp loạn cuộc chống đối của Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các đại tướng đều đồng thuận tôn Lê Hoàn lên làm vua, lấy niên hiệu là Lê Đại Hành.

Nhung nang hau co chong van cuoi duoc vua trong su Viet-Hinh-17

Hai năm sau, Lê Hoàn lập Dương Thái hậu làm Đại Thắng Minh hoàng hậu. Về việc lập hậu này, các nhà sử học phong kiến sau đó vẫn còn nhiều đánh giá ác cảm. (*) Bài sử dụng ảnh minh họa.

Vị vua nào có 142 con, nhiều nhất trong sử Việt?

Theo sách sử ghi lại, vị vua này có nhiều con nhất với 142 người, gồm 78 con trai và 64 con gái, trong khi một số vua không có con nối dõi như Lý Nhân Tông, Trần Dụ Tông, Tự Đức.

Vị vua nào có 142 con, nhiều nhất trong sử Việt?
Vi vua nao co 142 con, nhieu nhat trong su Viet?
 Triều đại nào có nhiều vua trị vì nhất trong lịch sử Việt Nam? Hậu Lê là triều đại có nhiều vua trị vì và tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trải qua hai giai đoạn Lê sơ (1428-1527) và Lê Trung hưng (1533-1789) với 30 đời vua.

Ghé thăm “nghĩa địa” xe cổ lớn nhất thế giới nằm giữa rừng

(Kiến Thức) - Nằm ẩn mình trong rừng rậm ở bang Georgia, Mỹ, bãi xe ô tô phế thải Old Car City có hơn 4.000 ô tô cũ. Theo đó, nơi đây trở thành "nghĩa địa" xe cổ lớn nhất thế giới thu hút đông khách ghé thăm. 

Ghé thăm “nghĩa địa” xe cổ lớn nhất thế giới nằm giữa rừng
Ghe tham “nghia dia” xe co lon nhat the gioi nam giua rung
 "Nghĩa địa" xe cổ lớn nhất thế giới là biệt danh của bãi xe ô tô phế thải Old Car City nằm trong rừng rậm ở bang Georgia, Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới