Bí ẩn tượng Phật “đổi màu, đổi sắc” hiếm có ở VN

(Kiến Thức) - Tượng có tên đầy đủ là Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nguyên thể - Phật giáo Mật tông – hệ Kim Cang thừa.

Bí ẩn tượng Phật “đổi màu, đổi sắc” hiếm có ở VN
Nghe tin anh Huỳnh Hữu Lộc (40 tuổi), ở thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), đang thờ phụng một pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đồng, mà theo anh Lộc là một báu vật vô cùng quý hiếm không chỉ của gia đình, dòng tộc anh, mà còn quý hiếm của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam, PV đã tới tận nơi để "mục sở thị" pho tượng lạ.
Hình ảnh tượng đổi màu khi bật các loại đèn khác nhau.
 Hình ảnh tượng đổi màu khi bật các loại đèn khác nhau.
Hình ảnh tượng đổi màu khi bật các loại đèn khác nhau.
 Hình ảnh tượng đổi màu khi bật các loại đèn khác nhau.
Hình ảnh tượng đổi màu khi bật các loại đèn khác nhau.
 Hình ảnh tượng đổi màu khi bật các loại đèn khác nhau.
Đưa chúng tôi vào bên trong một ngôi nhà cổ kiểu Huế xưa, anh giới thiệu cho chúng tôi biết: “Đây là lần đầu tiên công khai cho công luận biết về một pho tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đặc biệt quý hiếm, tượng có tên đầy đủ là Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nguyên thể - Phật giáo Mật tông – hệ Kim Cang thừa. Tượng được đúc bằng đồng đổi màu, diện đổi sắc, có chiều cao 52cm, đường kính trung bình 17cm, nặng 9kg, có thần thái, hoa văn theo phong cách Đôn Hoàng đời nhà Đường (Trung Quốc), với tay trái An úy ấn, tay phải Hộ thân ấn và có niên đại trên 300 năm. Cách đây ít ngày, Thượng tọa Thích Từ Nghiêm, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPG Việt Nam thành phố Đà Nẵng - một chuyên gia sưu tầm và đang lưu giữ, phụng thờ 200 pho tượng cổ ở chùa Phổ Đà (Đà Nẵng), đã đến thăm và khẳng định, rất có thể pho tượng này là “Độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Pho tượng đặc biệt quý hiếm và vô giá đối với nền văn hóa Phật giáo ở nước ta.
Để chứng minh pho tượng đổi màu, anh Lộc bật lần lượt các loại đèn chiếu sáng, qua đó giải thích cho chúng tôi cảm nhận về sự thay đổi thần thái và màu sắc pho tượng.
Lý giải về nguồn gốc pho tượng này anh Lộc kể: “Cha tôi là Huỳnh Minh, người Huế, trước năm 1930 khi ông hơn 10 tuổi đã xuất gia làm đệ tử của sư thầy Thích Tịnh Khiết, thường xuyên ở trong cung Diên Thọ (Cung đình Huế). Nhưng hơn 40 tuổi vì nhiều lý do lịch sử, cha tôi không tu tập nữa và xây dựng gia đình với mẹ tôi cũng là người ở nội thành Huế. Sau năm 1975 cả gia đình về Nha Trang sinh sống. Năm 2013, trước lúc mất, ông cho gọi con cháu lại và giao cho tôi pho tượng này và một cái lư hương cũng bằng đồng mà ông gọi là “Báu vật”, kèm lời khuyên nhủ hãy gìn giữ như một nguồn tài sản quý giá không thể so sánh với vàng hay đồng đen...
Chính tôi và gia tộc cũng rất bất ngờ vì ông đã giữ kín mấy chục năm qua, nay mới cho biết và trao lại cho tôi kèm bản Di chúc hợp pháp trước lúc ông qua đời ở tuổi 96”.
Anh Lộc cho biết rất sẵn sàng đón tiếp và rất cần sự phản biện khoa học của các chuyên gia.
Trước mắt, để thực hiện trọn lời Di huấn của cha, anh Lộc đã cẩn thận phục dựng ngôi nhà cổ Huế xưa, và đặt pho tượng rất trang trọng trên bàn thờ gỗ uy nghi, lồng trong 2 lớp tủ kính cường lực vững chắc. Đồng thời triển khai hệ thống bảo vệ kỹ lưỡng, cùng với sự hỗ trợ của 16 thợ làm đá, thợ làm nhà cổ…mà anh mời về từ Huế, Đà Nẵng, Phú Yên…

Cận cảnh tượng Phật kỳ lạ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Cách đây nhiều thế kỷ, trong cuộc xâm lược của quân Miến Điện, nhiều tượng Phật ở Wat Phra Mahathat đã bị chặt đầu và vứt lăn lóc khắp nơi...

Cận cảnh tượng Phật kỳ lạ nhất thế giới
Vào thế kỷ 14, chùa Wat Phra Mahathat ở cố đô Ayutthaya của Thái Lan từng là một tu viện Phật giáo tấp nập người qua lại. Tuy nhiên, ngày nay khu chùa tháp này chỉ còn là tàn tích.
 Vào thế kỷ 14, chùa Wat Phra Mahathat ở cố đô Ayutthaya của Thái Lan từng là một tu viện Phật giáo tấp nập người qua lại. Tuy nhiên, ngày nay khu chùa tháp này chỉ còn là tàn tích.

Kỳ lạ tượng Phật có biểu tượng hòa bình, chiến thắng

(Kiến Thức) - Bức tượng Phật A Di Đà cao 7,3m vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc với hình tượng giơ 2 ngón tay tạo thành hình chữ "V" kỳ lạ.

Kỳ lạ tượng Phật có biểu tượng hòa bình, chiến thắng
Bức tượng Phật A Di Đà nằm trong hang động thứ 104 của hang đá Longmen (hay còn gọi Long Môn), tỉnh Hà Nam.
Bức tượng Phật A Di Đà nằm ​​trong hang động thứ 104 của hang đá Longmen (hay còn gọi Long Môn), tỉnh Hà Nam. 

Thí nghiệm man rợ trên người của “đơn vị sát nhân“

(Kiến Thức) - Đơn vị 731 (Unit 731) dưới thời phát xít Nhật đã tiến hành những thí nghiệm man rợ trên cơ thể người.

Thí nghiệm man rợ trên người của “đơn vị sát nhân“
Đơn vị 731 hay còn gọi "Đội phòng chống dịch bệnh và thanh lọc nguồn nước của quân đội quân Quan Đông" được thành lập năm 1936, dưới sự chỉ huy của tướng Nhật Bản Shiro Ishii (trong ảnh) trong thời gian diễn ra chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 2 và Chiến tranh thế giới 2.
 Đơn vị 731 hay còn gọi "Đội phòng chống dịch bệnh và thanh lọc nguồn nước của quân đội quân Quan Đông" được thành lập năm 1936, dưới sự chỉ huy của tướng Nhật Bản Shiro Ishii (trong ảnh) trong thời gian diễn ra chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 2 và Chiến tranh thế giới 2. 

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.