Bí ẩn mộ cổ khổng lồ chứa kho báu ở Quảng Ninh

Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, TS. Nguyễn Việt mới tiết lộ về ngôi mộ Hán mà ông dự đoán có thể lớn nhất Việt Nam.

Bí ẩn mộ cổ khổng lồ chứa kho báu ở Quảng Ninh
Kỳ 1: Vùng đất mộ cổ khổng lồ
Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông vốn nổi tiếng là nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu về thời kỳ tiền sử. Ông có nhiều năm nghiên cứu về các ngôi mộ cổ, dựng lại khuôn mặt, vóc dáng người Việt.
Bao năm qua, ông cứ úp mở kể về một ngôi mộ khổng lồ, như tòa biệt thự trong lòng đất. Ngôi mộ ấy ông đã nghiên cứu chục năm nay, nhưng chưa công bố, bởi ông sợ sự tò mò, sự thiếu hiểu biết của con người trong ứng xử với di chỉ, sẽ xâm phạm đến ngôi mộ khổng lồ này.
Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, ông mới tiết lộ với phóng viên về ngôi mộ mà ông dự đoán, có thể lớn nhất Việt Nam.
Thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) nằm dưới chân một dãy núi thấp đột khởi khỏi cánh đồng. Người dân gọi quả núi đó là Dốc Ngắn.
Vốn có chút hiểu biết về mộ Hán, đứng từ xa, nhìn dãy núi thấp mọc lên giữa cánh đồng ấy, tôi chợt nhớ tới lời của nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương rằng, dọc vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, cứ giữa cánh đồng mà có gò đống, thì nhiều khả năng dưới đó có mộ Hán. Gò đống càng to, thì mộ càng lớn.
Ngôi mộ Hán khổng lồ ở Bảo tàng Hải Dương.
 Ngôi mộ Hán khổng lồ ở Bảo tàng Hải Dương. 
Những dải núi dọc Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), kéo dài xuống vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi dọc dải Đông Triều, Uông Bí (Quảng Ninh), tiếp giáp với đồng bằng, là nơi có rất nhiều mộ Hán vĩ đại. Rất nhiều công trình mồ mả kỳ vĩ, bí ẩn, thậm chí có cả cổ vật quý, còn chìm dưới lòng đất, chưa được khai phá.
Vậy nên, đứng từ xa, nhìn quả núi đất đỏ au ấy trồi lên khỏi cánh đồng, tôi tin rằng, nơi đây người xưa sẽ đặt mộ rất nhiều, thậm chí, sẽ có những lời đồn đại, những huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn về mộ Hán.
Vừa vào làng, gặp người đàn ông chở thóc đi xay xát, hỏi chuyện ngôi mộ xây hình vòm khổng lồ (người dân vùng quê thường chỉ gọi mộ Hán là mộ vòm, vì xây hình vòm cuốn), anh này bảo: “Mộ xây như cái cống phải không? Ở đây nhiều lắm. Ngay cạnh nhà tớ cũng có 3 ngôi, một ngôi trong sân nhà tớ luôn”. Nghe lời giới thiệu của anh thật hấp dẫn, tôi liền theo anh về nhà.
Anh là Đinh Văn Thắng, quê gốc ở xã Hiệp Hòa, kế bên. 10 năm trước, xã Song Khoai có dự án xây dựng khu văn hóa thiếu nhi, đặt tại xóm 5, nên đã san gạt khoảnh đất rộng. Còn thừa nhiều đất, nên chia lô bán cho dân. Anh Thắng đã mua một mảnh.
Hồi anh chuyển về, thì khu văn hóa cũng khởi công xây dựng. Theo lời anh, chỉ đào khu đất xây ngôi nhà, mà phát hiện tới 3 ngôi mộ vòm rất lớn trong lòng đất.
Ngôi mộ Hán vẫn nằm dưới sân nhà anh Thắng.
 Ngôi mộ Hán vẫn nằm dưới sân nhà anh Thắng. 
Hồi đó, các nhà khoa học ùn ùn về nghiên cứu, thu gom di vật, rồi đi hết. Nhân dân phá bỏ mộ, xây dựng nhà văn hóa, rồi khu mộ cổ bị quên lãng.
Thời điểm đó, anh Thắng cũng đào móng xây nhà, thì trúng ngay vòm cuốn. Anh kêu thợ đào rộng ra, nhưng đào rộng đến 50 mét vuông, vẫn chỉ thấy nóc ngôi mộ.
Biết rằng, đây là ngôi mộ khổng lồ, nên anh lấp lại, không đào nữa, mà xây nhà lùi về phía sau. Ngôi mộ lớn đó hiện giờ vẫn nằm dưới sân và bức tường nhà anh.
Anh Thắng bảo, hồi đào mở rộng, xuyên cả ra ngõ, thì lại chạm ngay ngôi mộ vòm cuốn nữa ở dưới ngõ. Một ông trong xóm đục lỗ chui vào, lấy được cái hũ rất đẹp, đựng tàn tro và than đen. Ông này đổ hết than tro, rồi mang hũ về.
Sau, chính anh Thắng cùng người dân trong vùng lấp ngôi mộ lại, để người chết đỡ tủi.
Ngôi mộ nằm cạnh chuồng bò, dưới đống rơm.
 Ngôi mộ nằm cạnh chuồng bò, dưới đống rơm. 
Theo lời anh Thắng, khu vực này có thể từng là nghĩa địa khổng lồ, nên đào chỗ nào cũng sẽ thấy mộ vòm cuốn thời xưa. Anh cũng không biết đó là loại mộ gì, chỉ biết rằng, người dân thôn 5 thường gọi là “Hố Vàng”, bởi họ tin rằng, người Tàu xây dựng những công trình đó để… chôn vàng.
Tôi hỏi về ngôi mộ khổng lồ ở phía chân núi, anh Thắng bảo: “Mình mới về đây nên không nắm rõ, chưa tận mắt, nhưng người dân ở đây, đặc biệt các cụ già kể nhiều chuyện ly kỳ về Hố Vàng lắm. Mình cũng chỉ nghe vậy, và biết vậy, chứ không nắm được gì”. Anh Thắng chỉ đường cho tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5.
Hỏi ông Nguyễn Quang Vinh, ông Vinh xác nhận có… Hố Vàng ở ngay chân núi và nhiệt tình dẫn tôi đến tận nơi.
Tôi khá bất ngờ, khi Hố Vàng lại nằm ở chái bếp nhà dân. Miệng Hố Vàng được xây quây lại bằng gạch và đổ nắp bê tông. Phía trên nắp bê tông là đống rơm. Ngay cạnh là gốc cây buộc trâu, phân trâu bốc mùi xú uế.
Ngôi mộ bị thủng trên nóc.
Ngôi mộ bị thủng trên nóc.  
Một cô gái trẻ bụng to, giới thiệu là con gái chủ nhà, về thăm mẹ đẻ ra tiếp khách. Cô bảo, hồi còn nhỏ đã nghe các cụ kể đó là Hố Vàng, chỗ người Tàu chôn vàng. Tuy nhiên, các cụ bảo Hố Vàng đã bị yểm bùa, người ta chôn sống trinh nữ để giữ kho vàng, nên không ai dám đến.
Mặc dù lớn lên cạnh Hố Vàng, nhưng đến giờ cô vẫn sợ, chẳng dám đến gần, chứ đừng nói đến chuyện chui xuống Hố Vàng ấy.
Cả nhà cô ai cũng sợ. Mấy người hàng xóm thấy chúng tôi còn chạy sang kể rằng, thường xuyên nhìn thấy một cô gái mặc áo trắng, da trắng muốt, tóc đen, mắt đỏ, ngồi trên nắp Hố Vàng. Có đêm còn thấy cô gái ấy bay lượn trong vườn nhà mình.
Trẻ con ở quanh xóm đều được nghe chuyện về “ma nữ” trông giữ Hố Vàng, nên tuyệt nhiên không dám bén mảng đến gần.
Tôi dọn đống rơm chất trên nắp bê tông, thì lộ ra nắp hầm. Nhấc chiếc nắp bê tông, hố sâu hun hút, tối đen như mực hiện ra. Ông Vinh sai mấy thanh niên trong xóm đi kiếm chiếc thang dài cùng chiếc đèn pin để tôi xuống.
Ông Vinh từ chối xuống hầm mộ, bởi ông sợ dưới đó có khí độc. Khi tôi phân tích rằng, hầm mộ đã được mở từ lâu, lại có khe hở, nên khí độc nếu có sẽ đều thoát ra ngoài rồi, thì ông Vinh lại bày tỏ nỗi sợ… thần giữ của.
Việc sợ hãi hầm mộ, mà người dân gọi là Hố Vàng này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, thành nỗi sợ mơ hồ rất khủng khiếp. Ai cũng tin rằng, Hố Vàng được trông giữ bởi một người con gái, và nếu ai xâm phạm, sẽ bị trừng phạt.
Sau khi tôi tụt xuống, lại trèo lên, thấy an toàn, thì ông Vinh mới bám thang xuống cùng.
Còn tiếp…

Khám phá lăng mộ khổng lồ nghi của Hoàng đế Quang Trung

(Kiến Thức) - Quy mô to lớn, những yếu tố kiến trúc đặc biệt cùng sự trừng phạt thảm khốc... khiến nhiều người tin lăng mộ là nơi an nghỉ của Quang Trung.

Khám phá lăng mộ khổng lồ nghi của Hoàng đế Quang Trung
Nơi an táng Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trong những ẩn số lớn của lịch sử Việt Nam. Nhiều giả thiết đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó ý kiến cho rằng lăng Ba Vành ở Huế là lăng mộ vị hoàng đế vĩ đại triều Tây Sơn nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Nơi an táng Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trong những ẩn số lớn của lịch sử Việt Nam. Nhiều giả thiết đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó ý kiến cho rằng lăng Ba Vành ở Huế là lăng mộ vị hoàng đế vĩ đại triều Tây Sơn nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Lăng mộ người làm cha 3 vua nhà Nguyễn “khủng” cỡ nào?

(Kiến Thức) - Lăng mộ Hoàng tử Kiên Thái Vương (Nguyễn Phúc Hồng Cai) - cha đẻ của 3 vị vua nhà Nguyễn là Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi có gì đặc biệt?

Lăng mộ người làm cha 3 vua nhà Nguyễn “khủng” cỡ nào?
Lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 - 1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng mộ vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. Cổng chính dẫn vào lăng mộ gồm những pano pháp lam và với tấm bia đặt ở giữa, được gọi là bia Tam vương (ba vua).
 Lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 - 1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng mộ vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. Cổng chính dẫn vào lăng mộ gồm những pano pháp lam và với tấm bia đặt ở giữa, được gọi là bia Tam vương (ba vua).

Chi tiết ít biết về hôn nhân Mao Trạch Đông - Giang Thanh

(Kiến Thức) - Có những chi tiết ít biết trong cuộc hôn nhân của Mao Trạch Đông và Giang Thanh giờ mới được giải mã. 

Chi tiết ít biết về hôn nhân Mao Trạch Đông - Giang Thanh
Sau khi Hạ Tử Trân đi Liên Xô, ngày 20 tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông đã kết thúc cuộc sống độc thân bằng việc kết hôn với diễn viên Lam Bình đến từ Thượng Hải. Cùng ngày, Diên An đột nhiên nổ ra vụ ném bom oanh tạc của đế quốc Nhât, vì thế dân gian mới truyền nhau câu nói nổi tiếng: "Chủ tịch kết hôn gây kinh thiên động địa". Sau khi kết hôn người phụ nữ này đổi tên thành Giang Thanh và cái tên này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc suốt 30 năm sau. Ảnh: Mao Trạch Đông và Giang Thanh.
Sau khi Hạ Tử Trân đi Liên Xô, ngày 20 tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông đã kết thúc cuộc sống độc thân bằng việc kết hôn với diễn viên Lam Bình đến từ Thượng Hải. Cùng ngày, Diên An đột nhiên nổ ra vụ ném bom oanh tạc của đế quốc Nhât, vì thế dân gian mới truyền nhau câu nói nổi tiếng: "Chủ tịch kết hôn gây kinh thiên động địa". Sau khi kết hôn người phụ nữ này đổi tên thành Giang Thanh và cái tên này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc suốt 30 năm sau. Ảnh: Mao Trạch Đông và Giang Thanh.  
Cuối tháng 8/1938, Lam Bình được văn phòng bát lộ quân ở Tây An giới thiệu đến Diên An. Sau khi đến Diên An, Lam Bình yêu cầu khôi phục lại đảng tịch của mình, Trung ương Đảng đã tiến hành thẩm tra và tháng 11 cô bắt đầu vào học tại trường Đảng của Trung ương Đảng.
 Cuối tháng 8/1938, Lam Bình được văn phòng bát lộ quân ở Tây An giới thiệu đến Diên An. Sau khi đến Diên An, Lam Bình yêu cầu khôi phục lại đảng tịch của mình, Trung ương Đảng đã tiến hành thẩm tra và tháng 11 cô bắt đầu vào học tại trường Đảng của Trung ương Đảng. 
Mùa xuân năm đó, đoàn kịch cứu quốc Thượng Hải kết hợp với đoàn hí kịch Diên An diễn vở kịch nói” Máu tế Thượng Hải”, Lam Bình cũng tham gia diễn xuất. Sau buổi biểu diễn, bộ truyền thông Trung ương đã mở tiệc thiết đãi toàn thể diễn viên. Lam Bình cũng dự tiệc và lần đầu gặp Mao Trạch Đông.
 Mùa xuân năm đó, đoàn kịch cứu quốc Thượng Hải kết hợp với đoàn hí kịch Diên An diễn vở kịch nói” Máu tế Thượng Hải”, Lam Bình cũng tham gia diễn xuất. Sau buổi biểu diễn, bộ truyền thông Trung ương đã mở tiệc thiết đãi toàn thể diễn viên. Lam Bình cũng dự tiệc và lần đầu gặp Mao Trạch Đông.
Khi đó Mao Trạch Đông đã 44 tuổi còn Lam Bình mới 24 tuổi, vừa chân ướt chân ráo đến Diên An. Việc kết hôn của hai người là chuyện lớn, hơn nữa lại rất phức tạp. Trung ương Đảng rất quan tâm và cũng rất thận trọng, thậm chí còn tổ chức họp Đảng để thảo luận và đưa ra phương án hợp lý.
 Khi đó Mao Trạch Đông đã 44 tuổi còn Lam Bình mới 24 tuổi, vừa chân ướt chân ráo đến Diên An. Việc kết hôn của hai người là chuyện lớn, hơn nữa lại rất phức tạp. Trung ương Đảng rất quan tâm và cũng rất thận trọng, thậm chí còn tổ chức họp Đảng để thảo luận và đưa ra phương án hợp lý.
Chính Mao Trạch Đông khi kể lại với Chu Thế Chiêu (một người bạn tốt thuở thiếu thời) về việc Trung ương Đảng đưa ra phương án nào về chuyện kết hôn của ông và Giang Thanh đã chia sẻ: "Có những hôm, buổi tối chúng tôi cũng họp, tôi còn nhớ họp đến 12 rưỡi đêm. Đột nhiên đồng chí Chu Ân Lai bảo tôi: "Phiền Chủ tịch ra ngoài một chút, chúng tôi có việc cần thảo luận và nghiên cứu".
 Chính Mao Trạch Đông khi kể lại với Chu Thế Chiêu (một người bạn tốt thuở thiếu thời) về việc Trung ương Đảng đưa ra phương án nào về chuyện kết hôn của ông và Giang Thanh đã chia sẻ: "Có những hôm, buổi tối chúng tôi cũng họp, tôi còn nhớ họp đến 12 rưỡi đêm. Đột nhiên đồng chí Chu Ân Lai bảo tôi: "Phiền Chủ tịch ra ngoài một chút, chúng tôi có việc cần thảo luận và nghiên cứu". 
Tôi đành phải sang phòng khác ngồi đọc sách, xem báo. Sau này tôi mới biết, họ thảo luận về việc kết hôn của tôi với Giang Thanh. Ảnh: Sihanouk (giữa) cùng với Mao Trạch Đông (trái) và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh năm 1970. Tôi cũng biết, Chu Ân Lai đã bày tỏ rõ quan điểm không đồng ý. Nhưng Đảng có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nên cuối cùng Trung ương Đảng vẫn đồng ý chuyện hôn sự này. Tôi và Giang Thanh đã kết hôn ở Diên An". Ảnh: Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Tôi đành phải sang phòng khác ngồi đọc sách, xem báo. Sau này tôi mới biết, họ thảo luận về việc kết hôn của tôi với Giang Thanh. Ảnh: Sihanouk (giữa) cùng với Mao Trạch Đông (trái) và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh năm 1970. Tôi cũng biết, Chu Ân Lai đã bày tỏ rõ quan điểm không đồng ý. Nhưng Đảng có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nên cuối cùng Trung ương Đảng vẫn đồng ý chuyện hôn sự này. Tôi và Giang Thanh đã kết hôn ở Diên An". Ảnh: Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. 
Tuy Trung ương Đảng đã đồng ý để Mao Trạch Đông kết hôn với Giang Thanh nhưng Trung ương cũng đề ra “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" và yêu cầu Giang Thanh phải thực hiện: Thứ nhất: Khi mối quan hệ vợ chồng của Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chấm dứt, Giang Thanh không được phép mạo nhận mình là phu nhân của Mao Trạch Đông.
 Tuy Trung ương Đảng đã đồng ý để Mao Trạch Đông kết hôn với Giang Thanh nhưng Trung ương cũng đề ra “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" và yêu cầu Giang Thanh phải thực hiện: Thứ nhất: Khi mối quan hệ vợ chồng của Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chấm dứt, Giang Thanh không được phép mạo nhận mình là phu nhân của Mao Trạch Đông.
Thứ hai: Giang Thanh chịu trách nhiệm sống cùng và chăm lo sức khỏe cho Mao Trạch Đông, sau này không ai có quyền đưa ra bất kỳ yêu cầu gì tương tự đối với Trung ương Đảng. Thứ ba: Giang Thanh chỉ được quản công việc và đời sống riêng tư của Mao Trạch Đông, trong vòng 20 năm sau kết hôn, tuyệt nhiên không được đảm nhiệm bất kì một chức vụ nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời không được can dự vào những công việc nội bộ Đảng và không được tham gia hoạt động chính trị.
 Thứ hai: Giang Thanh chịu trách nhiệm sống cùng và chăm lo sức khỏe cho Mao Trạch Đông, sau này không ai có quyền đưa ra bất kỳ yêu cầu gì tương tự đối với Trung ương Đảng. Thứ ba: Giang Thanh chỉ được quản công việc và đời sống riêng tư của Mao Trạch Đông, trong vòng 20 năm sau kết hôn, tuyệt nhiên không được đảm nhiệm bất kì một chức vụ nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời không được can dự vào những công việc nội bộ Đảng và không được tham gia hoạt động chính trị.
“Ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" là bút tích của đồng chí Vương Nhược Phi (năm 1947, sau khi quân đội của Quốc dân đảng tiến vào Diên An, Vương Nhược Phi làm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc) ghi trong biên bản cuộc họp nên là nguồn tin đáng tin cậy. Hai người kết hôn đến khi “Đại cách mạng văn hóa” nổ ra là hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian này, Giang Thanh đã làm tròn trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho Mao Trạch Đông và thực sự đã tuân thủ đúng “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời". Giang Thanh không “tham gia chính trị”, cũng không “xuất đầu lộ diện”.
 “Ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" là bút tích của đồng chí Vương Nhược Phi (năm 1947, sau khi quân đội của Quốc dân đảng tiến vào Diên An, Vương Nhược Phi làm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc) ghi trong biên bản cuộc họp nên là nguồn tin đáng tin cậy. Hai người kết hôn đến khi “Đại cách mạng văn hóa” nổ ra là hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian này, Giang Thanh đã làm tròn trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho Mao Trạch Đông và thực sự đã tuân thủ đúng “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời". Giang Thanh không “tham gia chính trị”, cũng không “xuất đầu lộ diện”.
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không lâu sau, Mao Trạch Đông công du đến Liên Xô. Khi đang ở Mát-xcơ-va , Mao Trạch Đông đã nhận được điện báo của Giang Thanh xin được đến vùng giải phóng mới để “xem xét”. Thực ra, đây là một đề nghị hoàn toàn chính đáng và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Nhưng ông đã thông qua điện báo gửi Lưu Thiếu Kỳ – người phụ trách văn phòng Trung ương Đảng tại Bắc Kinh chuyển cho Giang Thanh.
 
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không lâu sau, Mao Trạch Đông công du đến Liên Xô. Khi đang ở Mát-xcơ-va , Mao Trạch Đông đã nhận được điện báo của Giang Thanh xin được đến vùng giải phóng mới để “xem xét”. Thực ra, đây là một đề nghị hoàn toàn chính đáng và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Nhưng ông đã thông qua điện báo gửi Lưu Thiếu Kỳ – người phụ trách văn phòng Trung ương Đảng tại Bắc Kinh chuyển cho Giang Thanh. 
Nội dung bức điện: "Gửi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ! ( Đọc và chuyển tới Giang Thanh). Tôi đã nhận được điện ngày 01 tháng 1, đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới, nhưng phải được sự đồng ý của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ. Nếu được sự đồng ý, Giang Thanh phải lấy danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng, đồng thời phải do bộ tổ chức của Trung ương Đảng viết giấy giới thiệu đến tổ chức của vùng giải phóng. Vì thế, cần phải nói chuyện và có sự đồng ý của đồng chí Liêu Lỗ Ngôn và do đồng chí ấy quyết định. Đến vùng giải phóng mới chỉ được thu thập tài liệu, không được phát biểu ý kiến, không được làm phiền quá nhiều đến đảng bộ chính quyền địa phương, mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ". Ký tên: Mao Trạch Đông.
Nội dung bức điện: 
"Gửi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ! ( Đọc và chuyển tới Giang Thanh). 
Tôi đã nhận được điện ngày 01 tháng 1, đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới, nhưng phải được sự đồng ý của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ. Nếu được sự đồng ý, Giang Thanh phải lấy danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng, đồng thời phải do bộ tổ chức của Trung ương Đảng viết giấy giới thiệu đến tổ chức của vùng giải phóng. Vì thế, cần phải nói chuyện và có sự đồng ý của đồng chí Liêu Lỗ Ngôn và do đồng chí ấy quyết định. Đến vùng giải phóng mới chỉ được thu thập tài liệu, không được phát biểu ý kiến, không được làm phiền quá nhiều đến đảng bộ chính quyền địa phương, mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ". 
Ký tên: 
Mao Trạch Đông. 
Với bức thư này có thể thấy Mao Trạch Đông đưa ra những yêu cầu rất nghiêm khắc với Giang Thanh, nhắc nhở bà về “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời”. Ông đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới nhưng cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc rõ ràng: Một là “ phải được sự đồng ý của đồng chí Liêu Thiếu Kỳ”, đồng thời quy định “chỉ được dùng danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách” mà không được phép lấy thân phận đặc biệt khác.
 Với bức thư này có thể thấy Mao Trạch Đông đưa ra những yêu cầu rất nghiêm khắc với Giang Thanh, nhắc nhở bà về “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời”. Ông đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới nhưng cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc rõ ràng: Một là “ phải được sự đồng ý của đồng chí Liêu Thiếu Kỳ”, đồng thời quy định “chỉ được dùng danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách” mà không được phép lấy thân phận đặc biệt khác. 
Hai là, nhất định phải được sự đồng ý của Tổng bí thư kiêm phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng. Ba là “Mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ”. Sau khi nhận được thư của chồng, được sự đồng ý của Lưu Thiếu Kỳ và sự giúp đỡ của Liêu Lỗ Ngôn, Giang Thanh đã đi “xem xét” vùng giải phóng mới và thật sự cũng không “làm phiền” gì đến lãnh đạo và các cơ quan chính quyền sở tại.
 Hai là, nhất định phải được sự đồng ý của Tổng bí thư kiêm phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng. Ba là “Mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ”. Sau khi nhận được thư của chồng, được sự đồng ý của Lưu Thiếu Kỳ và sự giúp đỡ của Liêu Lỗ Ngôn, Giang Thanh đã đi “xem xét” vùng giải phóng mới và thật sự cũng không “làm phiền” gì đến lãnh đạo và các cơ quan chính quyền sở tại.
Nhưng với dòng chảy của thời gian, nhược điểm của Giang Thanh bắt đầu lộ rõ. Lâm Khắc - thư ký của Mao Trạch Đông phát hiện ra Giang Thanh là người "yêu hư vinh, thích khoe khoang, ích kỉ đố kị, chuyên quyền, thậm chí xúi giục trả thù”. Làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông 12 năm, Lâm Khắc dần dần phát hiện ra “Đang có một mối nguy hiểm tiềm ẩn ở Giang Thanh đó chính là tham vọng quyền lực chính trị”.
 Nhưng với dòng chảy của thời gian, nhược điểm của Giang Thanh bắt đầu lộ rõ. Lâm Khắc - thư ký của Mao Trạch Đông phát hiện ra Giang Thanh là người "yêu hư vinh, thích khoe khoang, ích kỉ đố kị, chuyên quyền, thậm chí xúi giục trả thù”. Làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông 12 năm, Lâm Khắc dần dần phát hiện ra “Đang có một mối nguy hiểm tiềm ẩn ở Giang Thanh  đó chính là tham vọng quyền lực chính trị”. 
“Sau khi 'Đại cách mạng văn hóa' nổ ra, “Giang Thanh không còn chú ý quan tâm chăm sóc Mao Trạch Đông mà ngược lại còn thường xuyên quấy nhiễu. Vết rạn nứt tình cảm giữa hai người càng ngày càng sâu. Đương nhiên, việc li hợp là chuyện riêng của hai người nhưng sự lạnh nhạt của Giang Thanh cũng liên quan không nhỏ đến hoạt động ngoại giao của Mao Trạch Đông.
 “Sau khi 'Đại cách mạng văn hóa' nổ ra, “Giang Thanh không còn chú ý quan tâm chăm sóc Mao Trạch Đông mà ngược lại còn thường xuyên quấy nhiễu. Vết rạn nứt tình cảm giữa hai người càng ngày càng sâu. Đương nhiên, việc li hợp là chuyện riêng của hai người nhưng sự lạnh nhạt của Giang Thanh cũng liên quan không nhỏ đến hoạt động ngoại giao của Mao Trạch Đông.
Theo Lâm Khắc thì khi “Đại cách mạng văn hóa” bắt đầu nổ ra, Mao Trạch Đông và Giang Thanh đã ly thân, ông đã chuyển sang sống ở phòng khác. Nhưng mối quan hệ vợ chồng của họ vẫn còn trên pháp lý, bởi vì nó vẫn cần thiết cho chính trị.
 Theo Lâm Khắc thì khi “Đại cách mạng văn hóa” bắt đầu nổ ra, Mao Trạch Đông và Giang Thanh đã ly thân, ông đã chuyển sang sống ở phòng khác. Nhưng mối quan hệ vợ chồng của họ vẫn còn trên pháp lý, bởi vì nó vẫn cần thiết cho chính trị.
Trong hồi ký “Những điều tôi biết về Mao Trach Đông” của mình, Lâm Khắc cũng có nhận xét về con người Giang Thanh. Theo ông, trên chính trường, Giang Thanh là người nhìn mặt đoán lời. Thời kì sau thập niên 50, bà ta đã dần dần phát triển tư tưởng cánh “tả” của mình. Nhân danh cho việc đấu tranh giai cấp đã gây ra rất nhiều sóng gió trên chính trường Trung Quốc.
Trong hồi ký “Những điều tôi biết về Mao Trach Đông” của mình, Lâm Khắc cũng có nhận xét về con người Giang Thanh. Theo ông, trên chính trường, Giang Thanh là người nhìn mặt đoán lời. Thời kì sau thập niên 50, bà ta đã dần dần phát triển tư tưởng cánh “tả” của mình. Nhân danh cho việc đấu tranh giai cấp đã gây ra rất nhiều sóng gió trên chính trường Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới