Chi tiết ít biết về hôn nhân Mao Trạch Đông - Giang Thanh

Chi tiết ít biết về hôn nhân Mao Trạch Đông - Giang Thanh

(Kiến Thức) - Có những chi tiết ít biết trong cuộc hôn nhân của Mao Trạch Đông và Giang Thanh giờ mới được giải mã. 

Sau khi Hạ Tử Trân đi Liên Xô, ngày 20 tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông đã kết thúc cuộc sống độc thân bằng việc kết hôn với diễn viên Lam Bình đến từ Thượng Hải. Cùng ngày, Diên An đột nhiên nổ ra vụ ném bom oanh tạc của đế quốc Nhât, vì thế dân gian mới truyền nhau câu nói nổi tiếng: "Chủ tịch kết hôn gây kinh thiên động địa". Sau khi kết hôn người phụ nữ này đổi tên thành Giang Thanh và cái tên này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc suốt 30 năm sau. Ảnh: Mao Trạch Đông và Giang Thanh.
Sau khi Hạ Tử Trân đi Liên Xô, ngày 20 tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông đã kết thúc cuộc sống độc thân bằng việc kết hôn với diễn viên Lam Bình đến từ Thượng Hải. Cùng ngày, Diên An đột nhiên nổ ra vụ ném bom oanh tạc của đế quốc Nhât, vì thế dân gian mới truyền nhau câu nói nổi tiếng: "Chủ tịch kết hôn gây kinh thiên động địa". Sau khi kết hôn người phụ nữ này đổi tên thành Giang Thanh và cái tên này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc suốt 30 năm sau. Ảnh: Mao Trạch Đông và Giang Thanh.
Cuối tháng 8/1938, Lam Bình được văn phòng bát lộ quân ở Tây An giới thiệu đến Diên An. Sau khi đến Diên An, Lam Bình yêu cầu khôi phục lại đảng tịch của mình, Trung ương Đảng đã tiến hành thẩm tra và tháng 11 cô bắt đầu vào học tại trường Đảng của Trung ương Đảng.
Cuối tháng 8/1938, Lam Bình được văn phòng bát lộ quân ở Tây An giới thiệu đến Diên An. Sau khi đến Diên An, Lam Bình yêu cầu khôi phục lại đảng tịch của mình, Trung ương Đảng đã tiến hành thẩm tra và tháng 11 cô bắt đầu vào học tại trường Đảng của Trung ương Đảng.
Mùa xuân năm đó, đoàn kịch cứu quốc Thượng Hải kết hợp với đoàn hí kịch Diên An diễn vở kịch nói” Máu tế Thượng Hải”, Lam Bình cũng tham gia diễn xuất. Sau buổi biểu diễn, bộ truyền thông Trung ương đã mở tiệc thiết đãi toàn thể diễn viên. Lam Bình cũng dự tiệc và lần đầu gặp Mao Trạch Đông.
Mùa xuân năm đó, đoàn kịch cứu quốc Thượng Hải kết hợp với đoàn hí kịch Diên An diễn vở kịch nói” Máu tế Thượng Hải”, Lam Bình cũng tham gia diễn xuất. Sau buổi biểu diễn, bộ truyền thông Trung ương đã mở tiệc thiết đãi toàn thể diễn viên. Lam Bình cũng dự tiệc và lần đầu gặp Mao Trạch Đông.
Khi đó Mao Trạch Đông đã 44 tuổi còn Lam Bình mới 24 tuổi, vừa chân ướt chân ráo đến Diên An. Việc kết hôn của hai người là chuyện lớn, hơn nữa lại rất phức tạp. Trung ương Đảng rất quan tâm và cũng rất thận trọng, thậm chí còn tổ chức họp Đảng để thảo luận và đưa ra phương án hợp lý.
Khi đó Mao Trạch Đông đã 44 tuổi còn Lam Bình mới 24 tuổi, vừa chân ướt chân ráo đến Diên An. Việc kết hôn của hai người là chuyện lớn, hơn nữa lại rất phức tạp. Trung ương Đảng rất quan tâm và cũng rất thận trọng, thậm chí còn tổ chức họp Đảng để thảo luận và đưa ra phương án hợp lý.
Chính Mao Trạch Đông khi kể lại với Chu Thế Chiêu (một người bạn tốt thuở thiếu thời) về việc Trung ương Đảng đưa ra phương án nào về chuyện kết hôn của ông và Giang Thanh đã chia sẻ: "Có những hôm, buổi tối chúng tôi cũng họp, tôi còn nhớ họp đến 12 rưỡi đêm. Đột nhiên đồng chí Chu Ân Lai bảo tôi: "Phiền Chủ tịch ra ngoài một chút, chúng tôi có việc cần thảo luận và nghiên cứu".
Chính Mao Trạch Đông khi kể lại với Chu Thế Chiêu (một người bạn tốt thuở thiếu thời) về việc Trung ương Đảng đưa ra phương án nào về chuyện kết hôn của ông và Giang Thanh đã chia sẻ: "Có những hôm, buổi tối chúng tôi cũng họp, tôi còn nhớ họp đến 12 rưỡi đêm. Đột nhiên đồng chí Chu Ân Lai bảo tôi: "Phiền Chủ tịch ra ngoài một chút, chúng tôi có việc cần thảo luận và nghiên cứu".
Tôi đành phải sang phòng khác ngồi đọc sách, xem báo. Sau này tôi mới biết, họ thảo luận về việc kết hôn của tôi với Giang Thanh. Ảnh: Sihanouk (giữa) cùng với Mao Trạch Đông (trái) và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh năm 1970. Tôi cũng biết, Chu Ân Lai đã bày tỏ rõ quan điểm không đồng ý. Nhưng Đảng có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nên cuối cùng Trung ương Đảng vẫn đồng ý chuyện hôn sự này. Tôi và Giang Thanh đã kết hôn ở Diên An". Ảnh: Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Tôi đành phải sang phòng khác ngồi đọc sách, xem báo. Sau này tôi mới biết, họ thảo luận về việc kết hôn của tôi với Giang Thanh. Ảnh: Sihanouk (giữa) cùng với Mao Trạch Đông (trái) và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh năm 1970. Tôi cũng biết, Chu Ân Lai đã bày tỏ rõ quan điểm không đồng ý. Nhưng Đảng có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nên cuối cùng Trung ương Đảng vẫn đồng ý chuyện hôn sự này. Tôi và Giang Thanh đã kết hôn ở Diên An". Ảnh: Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Tuy Trung ương Đảng đã đồng ý để Mao Trạch Đông kết hôn với Giang Thanh nhưng Trung ương cũng đề ra “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" và yêu cầu Giang Thanh phải thực hiện: Thứ nhất: Khi mối quan hệ vợ chồng của Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chấm dứt, Giang Thanh không được phép mạo nhận mình là phu nhân của Mao Trạch Đông.
Tuy Trung ương Đảng đã đồng ý để Mao Trạch Đông kết hôn với Giang Thanh nhưng Trung ương cũng đề ra “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" và yêu cầu Giang Thanh phải thực hiện: Thứ nhất: Khi mối quan hệ vợ chồng của Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chấm dứt, Giang Thanh không được phép mạo nhận mình là phu nhân của Mao Trạch Đông.
Thứ hai: Giang Thanh chịu trách nhiệm sống cùng và chăm lo sức khỏe cho Mao Trạch Đông, sau này không ai có quyền đưa ra bất kỳ yêu cầu gì tương tự đối với Trung ương Đảng. Thứ ba: Giang Thanh chỉ được quản công việc và đời sống riêng tư của Mao Trạch Đông, trong vòng 20 năm sau kết hôn, tuyệt nhiên không được đảm nhiệm bất kì một chức vụ nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời không được can dự vào những công việc nội bộ Đảng và không được tham gia hoạt động chính trị.
Thứ hai: Giang Thanh chịu trách nhiệm sống cùng và chăm lo sức khỏe cho Mao Trạch Đông, sau này không ai có quyền đưa ra bất kỳ yêu cầu gì tương tự đối với Trung ương Đảng. Thứ ba: Giang Thanh chỉ được quản công việc và đời sống riêng tư của Mao Trạch Đông, trong vòng 20 năm sau kết hôn, tuyệt nhiên không được đảm nhiệm bất kì một chức vụ nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời không được can dự vào những công việc nội bộ Đảng và không được tham gia hoạt động chính trị.
“Ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" là bút tích của đồng chí Vương Nhược Phi (năm 1947, sau khi quân đội của Quốc dân đảng tiến vào Diên An, Vương Nhược Phi làm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc) ghi trong biên bản cuộc họp nên là nguồn tin đáng tin cậy. Hai người kết hôn đến khi “Đại cách mạng văn hóa” nổ ra là hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian này, Giang Thanh đã làm tròn trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho Mao Trạch Đông và thực sự đã tuân thủ đúng “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời". Giang Thanh không “tham gia chính trị”, cũng không “xuất đầu lộ diện”.
“Ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" là bút tích của đồng chí Vương Nhược Phi (năm 1947, sau khi quân đội của Quốc dân đảng tiến vào Diên An, Vương Nhược Phi làm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc) ghi trong biên bản cuộc họp nên là nguồn tin đáng tin cậy. Hai người kết hôn đến khi “Đại cách mạng văn hóa” nổ ra là hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian này, Giang Thanh đã làm tròn trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho Mao Trạch Đông và thực sự đã tuân thủ đúng “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời". Giang Thanh không “tham gia chính trị”, cũng không “xuất đầu lộ diện”.
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không lâu sau, Mao Trạch Đông công du đến Liên Xô. Khi đang ở Mát-xcơ-va , Mao Trạch Đông đã nhận được điện báo của Giang Thanh xin được đến vùng giải phóng mới để “xem xét”. Thực ra, đây là một đề nghị hoàn toàn chính đáng và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Nhưng ông đã thông qua điện báo gửi Lưu Thiếu Kỳ – người phụ trách văn phòng Trung ương Đảng tại Bắc Kinh chuyển cho Giang Thanh.
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không lâu sau, Mao Trạch Đông công du đến Liên Xô. Khi đang ở Mát-xcơ-va , Mao Trạch Đông đã nhận được điện báo của Giang Thanh xin được đến vùng giải phóng mới để “xem xét”. Thực ra, đây là một đề nghị hoàn toàn chính đáng và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Nhưng ông đã thông qua điện báo gửi Lưu Thiếu Kỳ – người phụ trách văn phòng Trung ương Đảng tại Bắc Kinh chuyển cho Giang Thanh.
Nội dung bức điện: "Gửi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ! ( Đọc và chuyển tới Giang Thanh). Tôi đã nhận được điện ngày 01 tháng 1, đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới, nhưng phải được sự đồng ý của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ. Nếu được sự đồng ý, Giang Thanh phải lấy danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng, đồng thời phải do bộ tổ chức của Trung ương Đảng viết giấy giới thiệu đến tổ chức của vùng giải phóng. Vì thế, cần phải nói chuyện và có sự đồng ý của đồng chí Liêu Lỗ Ngôn và do đồng chí ấy quyết định. Đến vùng giải phóng mới chỉ được thu thập tài liệu, không được phát biểu ý kiến, không được làm phiền quá nhiều đến đảng bộ chính quyền địa phương, mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ".  Ký tên:  Mao Trạch Đông.
Nội dung bức điện: "Gửi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ! ( Đọc và chuyển tới Giang Thanh). Tôi đã nhận được điện ngày 01 tháng 1, đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới, nhưng phải được sự đồng ý của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ. Nếu được sự đồng ý, Giang Thanh phải lấy danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng, đồng thời phải do bộ tổ chức của Trung ương Đảng viết giấy giới thiệu đến tổ chức của vùng giải phóng. Vì thế, cần phải nói chuyện và có sự đồng ý của đồng chí Liêu Lỗ Ngôn và do đồng chí ấy quyết định. Đến vùng giải phóng mới chỉ được thu thập tài liệu, không được phát biểu ý kiến, không được làm phiền quá nhiều đến đảng bộ chính quyền địa phương, mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ".
Ký tên:
Mao Trạch Đông.
Với bức thư này có thể thấy Mao Trạch Đông đưa ra những yêu cầu rất nghiêm khắc với Giang Thanh, nhắc nhở bà về “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời”. Ông đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới nhưng cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc rõ ràng: Một là “ phải được sự đồng ý của đồng chí Liêu Thiếu Kỳ”, đồng thời quy định “chỉ được dùng danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách” mà không được phép lấy thân phận đặc biệt khác.
Với bức thư này có thể thấy Mao Trạch Đông đưa ra những yêu cầu rất nghiêm khắc với Giang Thanh, nhắc nhở bà về “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời”. Ông đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới nhưng cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc rõ ràng: Một là “ phải được sự đồng ý của đồng chí Liêu Thiếu Kỳ”, đồng thời quy định “chỉ được dùng danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách” mà không được phép lấy thân phận đặc biệt khác.
Hai là, nhất định phải được sự đồng ý của Tổng bí thư kiêm phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng. Ba là “Mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ”. Sau khi nhận được thư của chồng, được sự đồng ý của Lưu Thiếu Kỳ và sự giúp đỡ của Liêu Lỗ Ngôn, Giang Thanh đã đi “xem xét” vùng giải phóng mới và thật sự cũng không “làm phiền” gì đến lãnh đạo và các cơ quan chính quyền sở tại.
Hai là, nhất định phải được sự đồng ý của Tổng bí thư kiêm phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng. Ba là “Mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ”. Sau khi nhận được thư của chồng, được sự đồng ý của Lưu Thiếu Kỳ và sự giúp đỡ của Liêu Lỗ Ngôn, Giang Thanh đã đi “xem xét” vùng giải phóng mới và thật sự cũng không “làm phiền” gì đến lãnh đạo và các cơ quan chính quyền sở tại.
Nhưng với dòng chảy của thời gian, nhược điểm của Giang Thanh bắt đầu lộ rõ. Lâm Khắc - thư ký của Mao Trạch Đông phát hiện ra Giang Thanh là người "yêu hư vinh, thích khoe khoang, ích kỉ đố kị, chuyên quyền, thậm chí xúi giục trả thù”. Làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông 12 năm, Lâm Khắc dần dần phát hiện ra “Đang có một mối nguy hiểm tiềm ẩn ở Giang Thanh đó chính là tham vọng quyền lực chính trị”.
Nhưng với dòng chảy của thời gian, nhược điểm của Giang Thanh bắt đầu lộ rõ. Lâm Khắc - thư ký của Mao Trạch Đông phát hiện ra Giang Thanh là người "yêu hư vinh, thích khoe khoang, ích kỉ đố kị, chuyên quyền, thậm chí xúi giục trả thù”. Làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông 12 năm, Lâm Khắc dần dần phát hiện ra “Đang có một mối nguy hiểm tiềm ẩn ở Giang Thanh đó chính là tham vọng quyền lực chính trị”.
“Sau khi 'Đại cách mạng văn hóa' nổ ra, “Giang Thanh không còn chú ý quan tâm chăm sóc Mao Trạch Đông mà ngược lại còn thường xuyên quấy nhiễu. Vết rạn nứt tình cảm giữa hai người càng ngày càng sâu. Đương nhiên, việc li hợp là chuyện riêng của hai người nhưng sự lạnh nhạt của Giang Thanh cũng liên quan không nhỏ đến hoạt động ngoại giao của Mao Trạch Đông.
“Sau khi 'Đại cách mạng văn hóa' nổ ra, “Giang Thanh không còn chú ý quan tâm chăm sóc Mao Trạch Đông mà ngược lại còn thường xuyên quấy nhiễu. Vết rạn nứt tình cảm giữa hai người càng ngày càng sâu. Đương nhiên, việc li hợp là chuyện riêng của hai người nhưng sự lạnh nhạt của Giang Thanh cũng liên quan không nhỏ đến hoạt động ngoại giao của Mao Trạch Đông.
Theo Lâm Khắc thì khi “Đại cách mạng văn hóa” bắt đầu nổ ra, Mao Trạch Đông và Giang Thanh đã ly thân, ông đã chuyển sang sống ở phòng khác. Nhưng mối quan hệ vợ chồng của họ vẫn còn trên pháp lý, bởi vì nó vẫn cần thiết cho chính trị.
Theo Lâm Khắc thì khi “Đại cách mạng văn hóa” bắt đầu nổ ra, Mao Trạch Đông và Giang Thanh đã ly thân, ông đã chuyển sang sống ở phòng khác. Nhưng mối quan hệ vợ chồng của họ vẫn còn trên pháp lý, bởi vì nó vẫn cần thiết cho chính trị.
Trong hồi ký “Những điều tôi biết về Mao Trach Đông” của mình, Lâm Khắc cũng có nhận xét về con người Giang Thanh. Theo ông, trên chính trường, Giang Thanh là người nhìn mặt đoán lời. Thời kì sau thập niên 50, bà ta đã dần dần phát triển tư tưởng cánh “tả” của mình. Nhân danh cho việc đấu tranh giai cấp đã gây ra rất nhiều sóng gió trên chính trường Trung Quốc.
Trong hồi ký “Những điều tôi biết về Mao Trach Đông” của mình, Lâm Khắc cũng có nhận xét về con người Giang Thanh. Theo ông, trên chính trường, Giang Thanh là người nhìn mặt đoán lời. Thời kì sau thập niên 50, bà ta đã dần dần phát triển tư tưởng cánh “tả” của mình. Nhân danh cho việc đấu tranh giai cấp đã gây ra rất nhiều sóng gió trên chính trường Trung Quốc.

GALLERY MỚI NHẤT