Bệnh viện TƯ nói gì về GKSK “buôn” qua mạng? (2)

(Kiến Thức) - Trước việc bị một số đối tượng làm giả con dấu, giả danh bệnh viện trong giấy khám sức khỏe, đại diện bệnh viện GTVT Trung ương cho biết: Sẽ yêu cầu cơ quan công an vào cuộc.

Bệnh viện TƯ nói gì về GKSK “buôn” qua mạng? (2)
Sau khi nhận được tờ giấy khám sức khỏe (GKSK) của người đàn ông tên T., có đủ con dấu, chữ ký bác sĩ, lãnh đạo Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương (GTVT), PV báo điện tử Kiến Thức đã liên hệ trao đổi trực tiếp với người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại bệnh viện GTVT.
Chúng tôi đã nhờ công an can thiệp
Trao đổi với báo điện tử Kiến Thức, bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Loan, quyền Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện GTVT hết sức ngạc nhiên khi phóng viên đưa ra những hình ảnh cũng như giấy tờ liên quan đến vụ mua bán giấy chứng nhận sức khỏe có tên và con dấu của bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, quyền Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện GTVT
Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, quyền Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện GTVT
“Tôi xin khẳng định là tất cả nội dung liên quan đến việc khám sức khỏe cũng như con dấu mang tên bệnh viện GTVT trong tờ giấy chứng nhận được rao bán trên mạng mà phóng viên đang có trong tay là hoàn toàn giả”, bà Loan khẳng định với phóng viên.
Để chứng minh cho lời khẳng định trên, bà Loan cho biết thêm, con dấu bệnh viện được phòng Kế hoạch – Tổng hợp bệnh viện quản lý nghiêm ngặt, tất cả mọi giấy tờ liên quan đến con dấu đều phải thông qua phòng nên không thể có chuyện đóng dấu “chui” rồi tuồn ra ngoài được.
Hơn nữa, nếu quan sát kỹ, thì con dấu của bọn “đầu nậu” bán giấy chứng nhận sức khỏe trên mạng là dấu điện tử, còn dấu bệnh viện là dấu đồng. 
Để chứng minh điều trên, bà Loan lấy trực tiếp con dấu của bệnh viện GTVT ra phân tích.
“Không chỉ con dấu được làm giả mà tất cả những chữ ký và tên bác sĩ cũng đều bị mạo danh. Ở bệnh viện này không có bác sĩ nào tên Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Thanh Thảo … cả. Thậm chí người ký tên là Q. Trưởng phòng KHTH, BS. Lê Đình Cẩm cũng là mạo danh. Vì bác sĩ Cẩm đã nghỉ hưu nửa năm rồi”, bà Loan phân tích.
Hơn nữa, theo bà Loan, từ tháng 7/2013, bệnh viện không dùng mẫu giấy chứng nhận sức khỏe loại cũ như trên mạng rao bán mà đã dùng loại mới theo Thông tư 14, Bộ Y tế. Loại mẫu mới này khác hoàn toàn so với loại mẫu của Thông tư số 13/2007/TT-BYT.
Bà Nguyễn Thị Xuân Loan cho biết, trước đây bệnh viện đã từng phát hiện có trường hợp giả danh bệnh viện, giả con dấu để kinh doanh, lừa đảo giấy khám sức khỏe, sự việc đã được cơ quan Công an quận Đống Đa xử lý và bắt giữ đối tượng này.
Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, bệnh viện sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan công an để làm rõ, nhằm đảm bảo uy tín và danh dự của bệnh viện.
Bác sĩ, con dấu của bệnh viện GTVT bị các "con buôn" làm giả
Bác sĩ, con dấu của bệnh viện GTVT bị các "con buôn" làm giả 
Phạt 7 năm tù đối với đối tượng mạo danh?
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Kiến Thức về vấn đề làm giả con dấu, giả danh bác sĩ và bệnh viện để kiếm lời bất chính từ việc bán giấy chứng nhận sức khỏe của một số đối tượng, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng Văn phòng Luật sư Đức Thịnh cho biết: “Người có hành vi làm giả con dấu của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu. Tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ chịu hình phạt tiền, hoặc tù có thời hạn. Mức hình phạt cao nhất là bảy năm tù giam”.
Theo Luật sư Tiến, việc làm giả con dấu của cá nhân, cơ quan và tổ chức nhà nước đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan quản lý nhà nước, xâm phạm đến hoạt động bình thường và uy tín của các cá nhân, cơ quan, nhà nước; xâm phạm đến lợi ích của công dân, làm mất an ninh trật tự trong xã hội, gây tâm lý hoang mang bất ổn định trong hoạt động hành chính của nhà nước.
Để xử lý triệt để vấn đề này, cơ quan công an cũng như bệnh viện bị đối tượng mạo danh phải cùng nhau vào cuộc để ngăn chặn các hành vi vi phạm, có hình thức xử lý nghiêm minh theo nội quy của bệnh viện, Luật xử phạt vi phạm hành chính, và quy định của pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh cần siết chặt công tác quản lý, nhất là đối với việc cấp và phát giấy khám sức khỏe.
Điều 267 BLHS Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Kỳ tới: Khám sức khỏe "xịn" ở BV công cũng... loạn
Điều 267 BLHS Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Điều 267 BLHS Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Có nên khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Có nên khám sức khỏe tiền hôn nhân?
Ngày 2/8/2012, trên cơ sở hướng dẫn triển khai của Sở Y tế Gia Lai, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đã ký kết liên tịch với Tỉnh đoàn về triển khai mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” nhằm sâu rộng và đa dạng hóa các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. 

Mặt đẹp thành thây ma nhìn ra sao?

(Kiến Thức) - Những hình ảnh này được tiết lộ trên Tờ Wall Street Journal, mô tả cảnh hậu trường của một trong những bộ phim kinh dị ăn khách nhất thế giới.

Mặt đẹp thành thây ma nhìn ra sao?
Những bức ảnh cho thấy sự biến hóa kỳ diệu nhờ công nghệ hóa trang.
Những bức ảnh cho thấy sự biến hóa kỳ diệu nhờ công nghệ hóa trang. 
Từ một người bình thường, thậm chí xinh đẹp, sẽ biến thành những thây ma xấu xí, đáng sợ.
 Từ một người bình thường, thậm chí xinh đẹp, sẽ biến thành những thây ma xấu xí, đáng sợ.

Điều tra: “Đi săn” giấy khám sức khỏe của BV TƯ (1)

(Kiến Thức) - Giấy khám sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện công được rao bán tràn lan trên mạng đang khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng cũng như sự quản lý của bệnh viện liên quan.

Điều tra: “Đi săn” giấy khám sức khỏe của BV TƯ (1)

Thời gian gần đây, ngành y tế liên tục xảy ra những vụ việc “động trời”, gây ảnh hưởng rất lớn tới lòng tin của người dân đối với “y đức”. Khi vụ việc nhân bản giấy xét nghiệm huyết học tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức chưa lắng xuống, phóng viên báo điện tử Kiến Thức lại tiếp tục phát hiện hàng loạt các các sai phạm khác liên quan đến việc lừa đảo, làm khống giấy khám sức khỏe cho mọi đối tượng.

Giấy khám sức khỏe: Nhanh, rẻ, không cần xét nghiệm

Giấy khám sức khỏe là tờ giấy không thể thiếu trong mỗi bộ hồ sơ xin việc, học tập hoặc lái xe … Tuy nhiên, do quy trình và thủ tục tiến hành khám sức khỏe ở các bệnh viện còn rờm rà, nên người những người cần làm giấy khám sức khỏe không ngần ngại liên hệ với những địa chỉ trên mạng để nhanh chóng có được thứ mình cần.

Nắm được tâm lý đó, rất nhiều “đầu nậu” đã đăng tin trên facebook hoặc những trang web rao vặt, có chữ ký của bác sĩ khám và dấu đỏ của bệnh viện uy tín, thậm chí cả những bệnh viện Trung ương.

Giấy khám sức khỏe được giao bán công khai trên nhiều trang mạng online
 Giấy khám sức khỏe được giao bán công khai trên nhiều trang mạng online

Theo kết quả khảo sát của PV Kiến Thức trên các trang mạng online hiện nay, dịch vụ bán giấy khám sức khỏe đang phát triển rất rầm rộ. Chỉ cần search trên Google từ khóa “làm giấy khám sức khỏe” ngay lập tức bạn có ngay danh sách hàng loạt các địa chỉ web có liên quan đến từ khóa này.

Mỗi một trang mạng có một kiểu rao bán và giá cả khác nhau. Tuy nhiên tiêu chí chung đều là “nhanh, rẻ, không cần khám xét”, giá dao động trong khoảng từ 40.000 – 200.000 đồng/ tờ, muốn bao nhiêu tờ cũng có và giao đến tận tay. 

Không những thế, nhiều chỗ "buôn" còn sẵn sàng đáp ứng đủ loại giấy khám sức khỏe: xuất khẩu lao động, công nhân viên chức, công nhân lao động, giấy phép lái xe ….

Giáp mặt “con buôn” …

Trong vai một người làm hồ sơ xin việc, PV truy cập vào một địa chỉ trên facebook ở Hà Nội. Tại đây, chủ nhân facebook không để bất cứ thông tin nào có giá trị liên quan đến cá nhân ngoài lời giới thiệu nhanh gọn: “Để tận dụng thời gian quý báu mà vẫn ngay lập tức có được tờ Giấy Khám Sức Khỏe phục vụ cho nhu cầu thiết thực của bạn hãy liên hệ với mình theo số: 01256900xxx”, chính lời giới thiệu ngắn gọn, đánh thẳng vào tâm lý và nhu cầu của người mua, nên số người “đặt hàng” đối với địa chỉ này khá lớn.

"Con buôn" giấy khám sức khỏe đang giới thiệu cho người mua về việc ghi các thông tin cá nhân. Ảnh: L.P
"Con buôn" giấy khám sức khỏe đang giới thiệu cho người mua về việc ghi các thông tin cá nhân. Ảnh: L.P

Liên hệ theo số điện thoại nêu trên, tác giả gặp được một người đàn ông tự xưng là T. Sau khi nghe xong yêu cầu của khác hàng, anh này lập tức trả lời: “Em cứ gửi toàn bộ thông tin cá nhân vào địa chỉ email đăng trên Facebook là: lamgiay....@gmail.com , anh sẽ làm cho. Nhanh thôi, khoảng 3 tiếng là có, chiều em ra Thái Thịnh lấy nhé”.

Với khoảng thời gian rất ngắn như vậy mà có thể có được một tờ giấy khám sức khỏe (loại A3), với đầy đủ thông tin về các chuyên khoa: Răng – Hàm – Mặt, Tai – Mũi – Họng, Xét nghiệm máu … Khi PV tỏ ý nghi ngờ vì hiện nay có nhiều người làm loại giấy này triện dấu giả làm mất giá trị sử dụng, thì anh này khẳng định: “ Em yên tâm giấy khám sức khỏe của anh có dấu của Bệnh viện GTVT Trung ương đàng hoàng, không lo bị giả đâu(!)”. Giá của một tờ giấy chứng nhận sức khỏe A3 theo đơn đặt hàng là 150.000 đồng. Anh này hẹn PV đúng giờ đến lấy giấy ở khu vực Hà Thành Plaza – Thái Thịnh.

Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, được các đầu nậu giao bán công khai
 Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, được các đầu nậu giao bán công khai

Đến giờ hẹn, PV có mặt tại địa điểm trên và gặp trực tiếp người đàn ông này. Vẻ ngoài, anh T. trông tự tin, lịch sự và đông khách, vì trước khi gặp PV, anh này còn giao dịch với một số "khách hàng" khác.

Đúng như lời hứa, T. giao tờ giấy khám sức khỏe có đủ các chữ ký bác sĩ chuyên khoa, triện dấu đỏ, chữ ký đàng hoàng của Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp một bệnh viện Trung ương, không quên hướng dẫn ghi nốt những thông tin còn thiếu trong tờ giấy khám sức khỏe: “Đây nhé, em điền nốt hộ anh tên tuổi vào đây còn các kết quả khám xét phía sau kia đã đầy đủ rồi”. 

Sau khi nhận tiền và "giao hàng", người đàn ông này nhanh chóng sang đường và “lẩn” rất nhanh vào ngõ hẻm.

Dấu giáp lai và tên bác sĩ được triện đầy đủ tại mỗi phần thăm khám
Dấu giáp lai và tên bác sĩ được triện đầy đủ tại mỗi phần thăm khám 

Khi xem kĩ hơn về giấy chứng nhận sức khỏe này, có một điều đặc biệt là trong phần “Khám cận lâm sàng” bao gồm các kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu và hình ảnh tim phổi được để trống trống hoàn toàn, kèm theo đó là dòng chữ chú thích “BNKXN” (bệnh nhân không xét nghiệm). Tuy nhiên, trong trang đầu lại ghi rõ là không có bệnh về máu, phổi, thận …

Ám ảnh bởi tờ giấy khám sức khỏe có được quá dễ dàng, lại có con dấu và đủ chữ ký bác sĩ của một bệnh viện lớn, PV tiếp tục hành trình đi tìm chân tướng của tờ giấy này...

Mời bạn nghe đoạn hội thoại giữa một nhân vật và một người bán giấy khám sức khỏe trên mạng:

Kỳ tới: Bệnh viện GTVT Trung ương nói gì?

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.