Bệnh nhân tắt thở sống dậy ngoạn mục sau 30 lần sốc điện

Bệnh nhân đã ngưng tim, ngừng thở, phải sốc điện gần 30 lần... Điều kỳ diệu là người đàn ông này đã chết đi sống lại trong gang tấc.

Bệnh nhân tắt thở sống dậy ngoạn mục sau 30 lần sốc điện
Trường hợp ông Chinh bị nhồi máu cơ tim trong tình trạng khá đặc biệt, một đoạn động mạch bị tắc nghẽn 100%, còn lại tắc 90%, vì vậy phải tiến hành hai ca phẫu thuật. Điều không mong muốn cuối cùng cũng xảy ra, mạch rớt xuống số 0, đồng nghĩa với việc tim ngừng đập, bệnh nhân tắt thở, đây là hiện tượng chết lâm sàng. Tuy nhiên điều thần kỳ đã đến như trong mơ…
Ông Lê Công Chinh (57 tuổi, ngụ số nhà 1/6, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã được xuất viện về nhà sau nhiều ngày điều trị. Nhưng trước đó là chuỗi ngày chống chọi với “tử thần” của cả bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ. Đại diện Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cho biết: Đây là ca thoát hiểm ngoạn mục của bệnh nhân sau khi rơi vào tình trạng chết lâm sàng.
Hình minh họa.
 Hình minh họa.
Trước đó, theo lời kể của gia đình, vào ngày 1/4, sức khỏe ông Chinh đang bình thường bỗng dưng có biểu hiện mệt mỏi, mỗi khi nằm ngủ rất khó thở. Tay chân nhiều lần tê buốt, cứng đơ lại, co duỗi hay di chuyển rất khó khăn.
“Ban đầu gia đình chỉ nghĩ do trái gió trở trời, bệnh của người già nên mới vậy. Thêm nữa, cha tôi hút thuốc nhiều năm nay nên việc ho khạc là chuyện thường”, con gái ông Chinh kể. Đến sáng ngày 5/4, ông Chinh lên Diên Khánh, cách nhà chừng hơn 10km ăn giỗ và uống vài ly bia. Trưa cùng ngày, ông về nhà, thấy khó chịu trong người không thể ngủ được, ra mồ hôi nhiều.
“Mẹ tôi thấy cha có vẻ uể oải nên lấy khăn thấm mồ hôi rồi cắt lát chanh cho ngậm thì cảm thấy đỡ hơn. Nhưng mồ hôi nhờn cứ toát ra không ngớt. Lúc này ngực trái của cha tôi bắt đầu đau dữ dội nên phải lập tức gọi xe đưa đi cấp cứu”, người con cho hay.
Ông Chinh được chuyển đến khoa cấp cứu vào lúc 17h, sau khi người nhà trình bày về các triệu chứng thì bệnh nhân được đưa đi đo điện tim. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim nặng, có thể ngừng thở bất cứ lúc nào và được chuyển gấp đến khoa Tim mạch can thiệp.
Sau đó năm phút, cơ thể người bệnh có những diễn biến phức tạp, co giật liên hồi, người tím tái, tức thở, sùi bọt mép, huyết áp không đo được, mạch hạ xuống thấp không thể lấy ven để tiêm thuốc.
Bệnh nhân Chinh thoát chết trong gang tấc sau cơn nhồi máu cơ tim (Hình do Bệnh viện cung cấp)
 
Bệnh nhân Chinh thoát chết trong gang tấc sau cơn nhồi máu cơ tim 
(Hình do Bệnh viện cung cấp)
Điều không mong muốn cuối cùng cũng xảy ra, mạch rớt xuống số 0, đồng nghĩa với việc tim ngừng đập, bệnh nhân tắt thở, đây là hiện tượng chết lâm sàng.
Người thân kể: Trước khi ngừng thở, ông Chinh cũng có các dấu hiệu của người sắp chết như đi vệ sinh vương vãi. “Cha tôi có tiền sử yếu tim, mỗi khi có tiếng động mạnh là tim đập dồn dập. Nhưng không ngờ sự việc lại trầm trọng đến thế. Vì quá sốc, gia đình tôi đều bàng hoàng. Mẹ tôi bên ngoài khóc òa và ngất xỉu nhiều lần trong tối hôm đó”, người con gái nhớ lại.
Trước nguy cơ tử vong rất cao, các y bác sĩ dốc toàn lực để cứu chữa theo hướng “còn nước còn tát”. điều kỳ lạ là, đến ngày 14/4, ông Chinh chính thức xuất viện trong niềm vui hồ hởi của gia đình.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Huỳnh Văn Thưởng, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: Đây là trường hợp hy hữu trong các ca phẫu thuật, bệnh nhân đã ngưng tim, ngừng thở. Vì vậy phải sốc điện gần 30 lần, trong khi thông thường chỉ khoảng 5 – 10 lần. Sau khi bệnh nhân tỉnh lại phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức. Nếu bệnh nhân không được can thiệp kịp thời, chắc chắn sẽ tử vong, yếu tố quan trọng nhất khi can thiệp là tim phải đập trở lại. Có thể nói bệnh nhân đã thoát chết trong gang tấc.

15% dân số Việt Nam có thể mắc chứng rối loạn tâm thần

(Kiến Thức) - Tại Việt Nam, hiện có khoảng 15% người dân đối diện với chứng rối loạn tâm thần. Thường xuyên uống rượu, nghiện ngập được xem là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

15% dân số Việt Nam có thể mắc chứng rối loạn tâm thần
Con số bất ngờ trên được đưa ra tại diễn đàn Mạng lưới Nghiên cứu - Đào tạo Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương về sức khỏe tâm thần diễn ra ngày 14/4 tại Hà Nội. Trong đó, phổ biến hơn cả là chứng tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh và mất trí nhớ.
Trầm cảm, tâm thần phân liệt, động kinh... là những chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở nước ta.
 Trầm cảm, tâm thần phân liệt, động kinh... là những chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở nước ta.

Những hiểu lầm thường gặp về vắc xin ngừa sởi

(Kiến Thức) - Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sởi là tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, xoay quanh phương pháp hiệu quả này còn tồn tại nhiều hiểu lầm đáng tiếc.

Những hiểu lầm thường gặp về vắc xin ngừa sởi
1. Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa bệnh không cần đến vắc xin. Thực tế việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ chỉ giúp con người né tránh các bệnh lây truyền như cảm cúm, nhiễm trùng chứ không thể giúp “kháng” sởi. Nếu không được tiêm vắc xin ngăn ngừa thì bệnh có cơ hội tấn công dễ dàng.

1. Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa bệnh không cần đến vắc xin. Thực tế việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ chỉ giúp con người né tránh các bệnh lây truyền như cảm cúm, nhiễm trùng chứ không thể giúp “kháng” sởi. Nếu không được tiêm vắc xin ngăn ngừa thì bệnh có cơ hội tấn công dễ dàng.

2. Tiêm phòng sởi có thể gây hại cho cơ thể khỏe mạnh. Có lẽ đây là lầm tưởng lớn nhất về vắc xin sởi. Việc dùng vắc xin chỉ để lại một vài phản ứng nhẹ, tạm thời như sưng ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Những ảnh hưởng lớn ở sức khỏe con người thường rất hiếm khi xảy ra. Nếu không phòng ngừa, sởi có thể gây ra các biến chứng và nặng nhất là tử vong. Nhìn chung, rủi ro từ tiêm vắc xin là không đáng kể so với những lợi ích mà nó đem lại.

2. Tiêm phòng sởi có thể gây hại cho cơ thể khỏe mạnh. Có lẽ đây là lầm tưởng lớn nhất về vắc xin sởi. Việc dùng vắc xin chỉ để lại một vài phản ứng nhẹ, tạm thời như sưng ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Những ảnh hưởng lớn ở sức khỏe con người thường rất hiếm khi xảy ra. Nếu không phòng ngừa, sởi có thể gây ra các biến chứng và nặng nhất là tử vong. Nhìn chung, rủi ro từ tiêm vắc xin là không đáng kể so với những lợi ích mà nó đem lại.

Phân biệt bệnh sởi và rubella

(Kiến Thức) - Rubella đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh rubeola - một cách gọi khác của bệnh sởi ở các nước nói tiếng Anh song thực chất hai bệnh này không hề giống nhau.

Phân biệt bệnh sởi và rubella
Về nguyên nhân. Sởi hình thành do siêu virus sởi gây nên. Trong khi đó, rubella bắt nguồn từ virus rubella. Cả hai bệnh đều lây lan qua đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng khá tương đồng. Tuy vậy mức độ biểu hiện triệu chứng và diễn biến lâm sàng, nhất là các biến chứng có thể có những biểu hiện không giống nhau.

Về nguyên nhân. Sởi hình thành do siêu virus sởi gây nên. Trong khi đó, rubella bắt nguồn từ virus rubella. Cả hai bệnh đều lây lan qua đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng khá tương đồng. Tuy vậy mức độ biểu hiện triệu chứng và diễn biến lâm sàng, nhất là các biến chứng có thể có những biểu hiện không giống nhau.

Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ bảy đến mười ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng như: sốt đột ngột 38 độ C, mắt ướt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy...
Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ bảy đến mười ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng như: sốt đột ngột 38 độ C, mắt ướt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy...
Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân có thể sốt cao 38,5 đến 39 độ C, mệt mỏi, ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan rộng. Bệnh lui khi hết sốt, ban mất dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân có thể sốt cao 38,5 đến 39 độ C, mệt mỏi, ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan rộng. Bệnh lui khi hết sốt, ban mất dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da. 
Trong khi đó, rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với dấu hiệu tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng ban đầu là phát ban trên mặt, sau đó lan đến mình, tay, chân và thường giảm đi sau ba ngày. Những triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, đau khớp, nhức đầu và viêm kết mạc. Sưng hạch bạch huyết và các tuyến có thể kéo dài tới một tuần và sốt hiếm khi tăng lên trên 38 độ C.
Trong khi đó, rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với dấu hiệu tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng ban đầu là phát ban trên mặt, sau đó lan đến mình, tay, chân và thường giảm đi sau ba ngày. Những triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, đau khớp, nhức đầuviêm kết mạc. Sưng hạch bạch huyết và các tuyến có thể kéo dài tới một tuần và sốt hiếm khi tăng lên trên 38 độ C.
Tuy nhiên, nốt ban trên da có dạng chấm đỏ rải rác và không mọc theo bất kỳ quy luật nào. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau một tuần.
Tuy nhiên, nốt ban trên da có dạng chấm đỏ rải rác và không mọc theo bất kỳ quy luật nào. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau một tuần.
Về biến chứng. Sởi đặc biệt nghiêm trọng với viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Về biến chứng. Sởi đặc biệt nghiêm trọng với viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Các biến chứng của rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai.
Các biến chứng của rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai.
Về điều trị. Điều trị sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Đáng tiếc là hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.
Về điều trị. Điều trị sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Đáng tiếc là hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.
Giống như sởi, rubella cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm bớt sự khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, điều trị được tập trung vào việc giảm tác hại của biến chứng.
Giống như sởi, rubella cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm bớt sự khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, điều trị được tập trung vào việc giảm tác hại của biến chứng.
Về phòng ngừa. Cách phòng ngừa sởi phổ biến là tiêm phòng vắc xin tam liên. Mũi đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất bốn tuần. Còn lại, Rubella được phòng ngừa khá hiệu quả bởi vắc xin dòng RA 27/3 và Cendehill.

Về phòng ngừa. Cách phòng ngừa sởi phổ biến là tiêm phòng vắc xin tam liên. Mũi đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất bốn tuần. Còn lại, Rubella được phòng ngừa khá hiệu quả bởi vắc xin dòng RA 27/3 và Cendehill.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.