Bên trong nhà máy sản xuất smartphone giá rẻ Trung Quốc

 Sự phát triển mạnh mẽ các thương hiệu di động tại Trung Quốc đã kéo theo việc ra đời của hàng loạt công ty gia công sản phẩm công nghệ cao.

Bên trong nhà máy sản xuất smartphone giá rẻ Trung Quốc

Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuộc sở hữu của tập đoàn Wingtech Communications đặt tại thành phố Thượng Hải. Đây là đơn vị gia công hàng loạt thương hiệu smartphone giá rẻ như: Xiaomi, Huawei, Meizu của Trung Quốc hay Micromax của Ấn Độ.

Ben trong nha may san xuat smartphone gia re Trung Quoc
Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Wingtech. Ảnh: WSJ.

Thị trường smartphone tại Trung Quốc đã thay đổi nhiều trong vài năm trở lại đây. Các thương hiệu nội địa Trung Quốc phát triển mạnh vươn xa khỏi thị trường trong nước. Cạnh tranh cả với những tên tuổi lớn như Apple, Samsung.

Hệ thống phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động ở Trung Quốc phát triển mạnh trong những năm qua. Chất lượng của những nhà cung cấp như: Wingtech, Shanghai Huaqin Telecom Technology và Longcheer Holdings đã giúp các thương hiệu Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nhà sản xuất toàn cầu, trong khi vẫn có thế mạnh cạnh tranh về giá cả.

Các thương hiệu toàn cầu như Apple vẫn đặt nhà máy sản xuất smartphone của mình tại Trung Quốc nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các nhà thầu đến từ Đài Loan như Foxconn và hàng loạt các nhà cung ứng quốc tế khác.

Điều này là lý do làm các sản phẩm bị đội giá khiến những thương hiệu lớn khó có thể cạnh tranh với smartphone giá rẻ của Trung Quốc. Tại các thị trường mới như Ấn Độ và Trung Quốc, chuỗi cung ứng như tập đoàn Wingtech đang len lỏi và dần chiếm ưu thế về thị phần thiết bị đến cung ứng nguyên liệu.

Wingtech nổi lên từ năm 2006 với vai trò của một nhà thiết kế độc lập, họ có khả năng thiết kế điện thoại. Các khách hàng lớn chỉ cần đến lựa chọn thiết kế và đóng logo của mình lên chúng. Công ty mở rộng vào năm 2008 với một nhà máy riêng với quy trình khép kín từ thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm,... Trong quá trình này, Wingtech đã thu hẹp dần khách hàng từ vài trăm xuống chỉ còn vài thương hiệu lớn nhất của Trung Quốc và Ấn Độ.

Deng Anming, quản lý chiến lược của Wingtech cho biết: "Chúng tôi không giống như Foxconn. Giá trị cốt lỗi của Wingtech nằm ở khả năng sáng tạo, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm".

Ben trong nha may san xuat smartphone gia re Trung Quoc-Hinh-2
Việc tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã giúp Wingtech có sức mạnh đáng gờm. Ảnh: WSJ.

Khi được hỏi về mối quan hệ của mình với Wingtech, Meizu khẳng định sự cạnh tranh về giá của nhà cung cấp này. Nhưng Xiaomi, Huawei và Lenovo từ chối bình luận còn Micromax không phản hồi về câu hỏi.

Ngay lúc này, thị trường di động thông minh ở Trung Quốc đã bắt đầu bão hòa, các nhà cung cấp như Wingtech cạnh tranh ngày một khốc liệt. Họ chấp nhận hạ thấp biên độ lợi để nhận được những đơn hàng lớn từ các hãng sản xuất.

Ranh giới giữa lỗ và lãi rất mong manh, Deng nói công ty chỉ ký những hợp đồng lớn với khách hàng cung như thẩm định rằng sản phẩm này ra thị trường sẽ trở thành bom tấn. Điều này sẽ giúp Wingtech cắt giảm chi phí sản xuất cũng như tăng lợi nhuận. Công ty có lợi nhuận ròng vào khoảng 14,6 triệu USD trong năm 2014 theo như niêm yết của Công ty bất động sản Trung Quốc (công ty mẹ) trên sàn chứng khoán.

Không như Foxconn với những bê bối về đời sống công nhân và điều kiện làm việc ở khắp mặt báo. Wingtech tỏ ra khá kín kẽ với giới truyền thông, duy chỉ có tờ China Real Time được thăm quan nhà máy ở Thượng Hải. Tuy nhiên, công ty không cho phép phóng viên chụp ảnh với lý do bảo mật cho khác hàng.

Như hầu hết các nhà cung cấp khác, Wingtech làm tất cả mọi khâu để giúp khách hàng cắt giảm chi phí. Với 600 nhân công tại trụ sở Thượng Hải, hầu hết là kỹ sư trẻ tuổi, chỉ cần 6 tháng để công ty phát triển một chiếc smartphone.

Mọi thứ được làm trong một quy trình khép kín, từ khâu thiết kế, thử nghiệm sản phẩm đến lắp ráp. Dây chuyền thử nghiệm của Wingtech trị giá 2 triệu USD được ví như show truyền hình American Ninja Warrior cho smartphone. Điện thoại sẽ được kết nối với một máy tính đóng, mở ứng dụng trong nhiều giờ để kiểm tra độ ổn định, các thử nghiệm về màn hình, áp suất, nhiệt, độ ẩm, cường độ tín hiệu,... Sau khi hoàn tất, thiết bị sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Ben trong nha may san xuat smartphone gia re Trung Quoc-Hinh-3

Kỹ sư của Wingtech đang thử nghiệm chất lượng cuộc gọi. Ảnh: WSJ.

Nhà máy sản xuất của Wingtech nằm cách trung tâm nghiên cứu một giờ xe chạy. Nằm trong một khu công nghiệp ngoại ô thành phố Thượng Hải. 9.000 lao động sống trong khu nhà được xây riêng với đầy đủ các tiện ích như rạp chiếu phim, cafe Internet, khu vui chơi giải trí.

Dây chuyền sản xuất ở đây khép kín, tự động hóa cao, robot được dùng để kiểm tra chất lượng của các thành phần trước khi chuyển xuống cho công nhân lắp rắp, đóng gói và xuất xưởng. Tuy nhiên nhà máy này chỉ có công suất 2,5 triệu thiết bị mỗi tháng. Wingtech vẫn phải thuê gia công bên ngoài khi nhận được các đơn đặt hàng lớn.

Mặc dù ngành sản xuất smartphone tại Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu chững lại nhưng ông Deng vẫn lạc quan khi các thương hiệu trong nước dần mở rộng hoạt động ra quốc tế. "Ngành công nghiệp di động của Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên vàng", ông nói.

Smartphone Trung Quốc làm đủ chiêu trò để “dụ dỗ” người dùng

Mức giá đưa ra cực thấp và chế độ bảo hành đổi trả miễn phí hay cho mượn điện thoại, các hãng smartphone Trung Quốc tìm mọi cách thu hút người tiêu dùng. 

Smartphone Trung Quốc làm đủ chiêu trò để “dụ dỗ” người dùng

Những tên tuổi smartphone Trung Quốc như ZTE, Alcatel OneTouch và Huawei đang rất bận rộn tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng CES 2016 ở Las Vegas. Họ đang cố gắng chứng tỏ mình. Và mặc dù không gây tiếng vang mạnh mẽ như iPhone của Apple, họ cũng đang tạo được ít nhiều ảnh hưởng.
Smartphone Trung Quoc lam du chieu tro de “du do” nguoi dung
Ảnh minh họa.

Theo CNET, đó là vì khoảng cách giữa các điện thoại tầm cao và tầm trung đang co hẹp lại dần. Chẳng hạn, sự khác biện giữa chất lượng camera và tốc độ vi xử lý thực sự rất nhỏ với các sản phẩm hiện nay. Vì thế, chỉ với một số tiền rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để mua iPhone 6s, người tiêu dùng đã có thể sở hữu một chiếc smartphone không đến nỗi nào, thậm chí so ra cũng không kém cạnh mấy iPhone.

Đó chính là những gì mà các hãng smartphone Trung Quốc đang làm tại CES 2016.

Giá rất cạnh tranh

Alcatel có tham vọng rõ ràng nhất. Công ty thuộc sở hữu của nhà sản xuất TV Trung Quốc TCL, đã ra mắt 6 sản phẩm Android thuộc dòng Pixi 4, có kích cỡ màn hình từ 3.5 inch đến 6 inch. Hãng cũng nhảy vào lãnh địa Windows với mẫu Fierce XL dùng Windows 10, giá chỉ 140 USD. Alcatel còn có kế hoạch ra mắt một mẫu siêu phẩm chạy Windows 10.

Trong khi đó, ZTE trình làng 2 mẫu smartphone bình dân, Grand X 3 với mức giá gợi ý 130 USD và Avid Plus giá 115 USD.

Huawei là tên tuổi đang hiện diện khiêm tốn nhất tại Mỹ trong bộ ba này, song Huawei có thể có mẫu điện thoại đáng chú ý nhất Nexus 6P. Công ty đã ra mắt một phiên bản vàng của mẫu điện thoại chủ lực của Google tại CES.

Ngoài ra, Huawei cũng mang đến Huawei Mate 8 và Honor 5X có thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, dù chưa rõ nó sẽ có bán tại Mỹ hay không.

Bán hàng trực tiếp

Khi muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, hầu hết các công ty điện thoại đều bán sản phẩm qua các nhà mạng. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc này đang có chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Chẳng hạn, ZTE đã sáng tạo ra mẫu điện thoại chủ lực Axon để xây dựng mối quan hệ với người dùng. Axon ban đầu chỉ bán qua website của ZTE tại Mỹ.

Nhiều chiêu bảo hành

Người tiêu dùng có thể không tự tin mua một chiếc điện thoại khi chưa được dùng thử, biết về nó. Đó là lý do tại sao các công ty Trung Quốc thêm nhiều quyền lợi cho người dùng trong các chương trình bảo hành. Chẳng hạn, Huawei cung cấp 2 năm bảo hành toàn diện từ website GetHuawei.com của hãng.

Tại CES 2016, ZTE giới thiệu Axon Passport 2.0, một chương trình bảo hành với 2 năm sửa chữa không giới hạn. Điều này có nghĩa nó bao gồm việc được miễn phí đổi trả hoặc mượn điện thoại trong trường hợp thời gian sửa điện thoại của bạn kéo dài quá lâu.

Nếu làm mất điện thoại khi đang ở nước ngoài, ZTE sẽ tặng người dùng 100 USD để mua một chiếc Axon khác.

Ít nhất, những chiến lược ra mắt smartphone với các thông số kỹ thuật tốt, giá rẻ và chương trình bảo hành nhiều ưu đãi đang dần khiến người tiêu dùng phải để mắt đến các tên tuổi Trung Quốc này.

Top 7 smartphone Trung Quốc cấu hình tốt giá rẻ

Nhiều mẫu smartphone Trung Quốc có giá rẻ mà thông số kỹ thuật không kém gì các sản phẩm tầm trung.

Top 7 smartphone Trung Quốc cấu hình tốt giá rẻ
Top 7 smartphone Trung Quoc cau hinh tot gia re

1. Meizu M1 - Giá bán: 220 USD (4,8 triệu đồng). Meizu M1 là một trong những mẫu smartphone Trung Quốc vỏ kim loại có giá cả phải chăng nhất hiện nay. Chiếc điện thoại này có thiết kế tinh tế, chip xử lý Helio X10 mạnh mẽ nhất của MediaTek, màn hình 5,5 inch Meizu Blue Charm Metal và thậm chí là cả một máy quét vân tay không kém gì iPhone của Apple.

Những điểm cực kỳ đáng thất vọng của điện thoại iPhone SE

Một số tính năng được ưa thích đã không có trên điện thoại iPhone SE khiến người dùng thất vọng.

Những điểm cực kỳ đáng thất vọng của điện thoại iPhone SE
Nhung diem cuc ky dang that vong cua dien thoai iPhone SE
Apple vừa cho ra mắt mẫu điện thoại iPhone SE. Đây là chiếc smartphone có thiết kế bằng kim loại nhôm nguyên khối cứng cáp, ngoại hình giống hệt như chiếc iPhone 5s nhưng lại sở hữu cấu hình của chiếc iPhone 6s mạnh nhất hiện nay của Apple.

Đọc nhiều nhất

Tin mới