Smartphone Trung Quốc làm đủ chiêu trò để “dụ dỗ” người dùng

Mức giá đưa ra cực thấp và chế độ bảo hành đổi trả miễn phí hay cho mượn điện thoại, các hãng smartphone Trung Quốc tìm mọi cách thu hút người tiêu dùng. 

Smartphone Trung Quốc làm đủ chiêu trò để “dụ dỗ” người dùng

Những tên tuổi smartphone Trung Quốc như ZTE, Alcatel OneTouch và Huawei đang rất bận rộn tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng CES 2016 ở Las Vegas. Họ đang cố gắng chứng tỏ mình. Và mặc dù không gây tiếng vang mạnh mẽ như iPhone của Apple, họ cũng đang tạo được ít nhiều ảnh hưởng.
Smartphone Trung Quoc lam du chieu tro de “du do” nguoi dung
Ảnh minh họa.

Theo CNET, đó là vì khoảng cách giữa các điện thoại tầm cao và tầm trung đang co hẹp lại dần. Chẳng hạn, sự khác biện giữa chất lượng camera và tốc độ vi xử lý thực sự rất nhỏ với các sản phẩm hiện nay. Vì thế, chỉ với một số tiền rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để mua iPhone 6s, người tiêu dùng đã có thể sở hữu một chiếc smartphone không đến nỗi nào, thậm chí so ra cũng không kém cạnh mấy iPhone.

Đó chính là những gì mà các hãng smartphone Trung Quốc đang làm tại CES 2016.

Giá rất cạnh tranh

Alcatel có tham vọng rõ ràng nhất. Công ty thuộc sở hữu của nhà sản xuất TV Trung Quốc TCL, đã ra mắt 6 sản phẩm Android thuộc dòng Pixi 4, có kích cỡ màn hình từ 3.5 inch đến 6 inch. Hãng cũng nhảy vào lãnh địa Windows với mẫu Fierce XL dùng Windows 10, giá chỉ 140 USD. Alcatel còn có kế hoạch ra mắt một mẫu siêu phẩm chạy Windows 10.

Trong khi đó, ZTE trình làng 2 mẫu smartphone bình dân, Grand X 3 với mức giá gợi ý 130 USD và Avid Plus giá 115 USD.

Huawei là tên tuổi đang hiện diện khiêm tốn nhất tại Mỹ trong bộ ba này, song Huawei có thể có mẫu điện thoại đáng chú ý nhất Nexus 6P. Công ty đã ra mắt một phiên bản vàng của mẫu điện thoại chủ lực của Google tại CES.

Ngoài ra, Huawei cũng mang đến Huawei Mate 8 và Honor 5X có thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, dù chưa rõ nó sẽ có bán tại Mỹ hay không.

Bán hàng trực tiếp

Khi muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, hầu hết các công ty điện thoại đều bán sản phẩm qua các nhà mạng. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc này đang có chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Chẳng hạn, ZTE đã sáng tạo ra mẫu điện thoại chủ lực Axon để xây dựng mối quan hệ với người dùng. Axon ban đầu chỉ bán qua website của ZTE tại Mỹ.

Nhiều chiêu bảo hành

Người tiêu dùng có thể không tự tin mua một chiếc điện thoại khi chưa được dùng thử, biết về nó. Đó là lý do tại sao các công ty Trung Quốc thêm nhiều quyền lợi cho người dùng trong các chương trình bảo hành. Chẳng hạn, Huawei cung cấp 2 năm bảo hành toàn diện từ website GetHuawei.com của hãng.

Tại CES 2016, ZTE giới thiệu Axon Passport 2.0, một chương trình bảo hành với 2 năm sửa chữa không giới hạn. Điều này có nghĩa nó bao gồm việc được miễn phí đổi trả hoặc mượn điện thoại trong trường hợp thời gian sửa điện thoại của bạn kéo dài quá lâu.

Nếu làm mất điện thoại khi đang ở nước ngoài, ZTE sẽ tặng người dùng 100 USD để mua một chiếc Axon khác.

Ít nhất, những chiến lược ra mắt smartphone với các thông số kỹ thuật tốt, giá rẻ và chương trình bảo hành nhiều ưu đãi đang dần khiến người tiêu dùng phải để mắt đến các tên tuổi Trung Quốc này.

Cận cảnh điện thoại Trung Quốc giống Bphone "y xì đúc"

Mẫu điện thoại Trung Quốc giống Bphone này chỉ là dòng điện thoại giá rẻ, làm bằng nhựa. 

Cận cảnh điện thoại Trung Quốc giống Bphone "y xì đúc"
Can canh dien thoai Trung Quoc giong Bphone

Một mẫu điện thoại Trung Quốc có hình dáng bên ngoài giống Bphone đã được cư dân mạng tìm ra.

Ẩn họa khôn lường từ điện thoại Trung Quốc giá rẻ

Phần lớn các nhà sản xuất điện thoại có cài đặt sẵn mã độc đều xuất xứ từ Trung Quốc. Những mã độc này rất khó để người dùng phát hiện được.

Ẩn họa khôn lường từ điện thoại Trung Quốc giá rẻ
Từ trước đến nay, ở Việt Nam người dùng điện thoại vẫn thường bị “móc túi” nhưng phần lớn là do các nhà mạng tự ý kích hoạt các dịch vụ gửi tin nhắn và tính phí. Nhưng hiện nay, thủ đoạn “móc túi” người dùng điện thoại đã trở nên tinh vi hơn, điều đáng nói là những kẻ chủ mưu đã liên kết với các công ty ở nước ngoài để thực hiện hành vi phạm tội.

iPhone 6S giá “sốc” 2,5 triệu tràn ngập cửa khẩu Tân Thanh

Tại chợ biên giới Tân Thanh, những chiếc điện thoại hàng nhái ăn theo kiểu dáng, thương hiệu của smartphone đời mới nhất như Samsung Galaxy Note 5, iPhone 6S.

iPhone 6S giá “sốc” 2,5 triệu tràn ngập cửa khẩu Tân Thanh
iPhone 6S gia
Samsung Galaxy Note 5 nhái. Ảnh: H.P. 
Chợ cửa khẩu Tân Thanh hay chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) vốn từ lâu đã có tiếng là điểm nóng, “thiên đường” của hàng điện tử có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc.
Trong đó, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu thu truyền hình, loa nghe nhạc, camera hành trình, màn hình GPS cho xe hơi… nhái kiểu dáng, thậm chí đóng logo các thương hiệu có tiếng, uy tín luôn xôm tụ phục vụ nhu cầu của đối tượng khách hàng những người thích chơi đồ công nghệ mới nhưng khả năng tài chính hạn chế.
Tại chợ cửa khẩu Tân Thanh trong những ngày cuối năm giáp Tết Nguyên đán 2016. Những gian hàng rộng hàng chục mét vuông bày bán la liệt đồ điện tử, điện thoại, lắm chỗ người bán còn đông hơn khách.
Theo quan sát của phóng viên ICTnews, bên cạnh những mẫu điện thoại hàng nhái… quanh năm ngày tháng là Vertu, Mobiado, GoldVish (những dòng điện thoại quý tộc, giá bán từ vài chục triệu cho tới cả tỷ đồng). Người dùng có thể thấy dòng bình dân Nokia, giá bán tại Tân Thanh chỉ từ 650.000 cho tới hơn 2 triệu đồng, thì có thêm một vài mẫu smartphone mới nhất vừa ra mắt trong năm 2015 của các hãng tên tuổi bị nhái là Samsung Galaxy Note 5, Galaxy S6, iPhone 6S và vài mẫu của Oppo.
iPhone 6S gia
 iPhone 6S màu vàng hồng chạy... Android. Ảnh: H.P.
“Mua đi anh, Note 5, iPhone 6S, Oppo, toàn các mẫu mới nhất bây giờ đấy. iPhone 6S màu hồng, Galaxy Note 5 giá 2,5 triệu”, một người phụ nữ tầm 40 tuổi nói liến thoắng rồi quay sang mời chào hai vị khách hàng khác đang ngó chiếc Galaxy Note 5.

Đọc nhiều nhất

Tin mới