Bé 1 tuổi hóc xương lợn sau khi ăn cháo

(Kiến Thức) - Đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nuốt đau, quấy khóc, bé trai 1 tuổi được các bác sĩ phát hiện mảnh xương lợn trong thực quản.

Bé 1 tuổi hóc xương lợn sau khi ăn cháo
Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và tiến hành gắp dị vật (xương lợn) cho một bệnh nhi là bé trai 1 tuổi. Khi nhập viện, bé trai này đang trong tình trạng nuốt đau, sốt cao và quấy khóc liên tục.
Theo gia đình cháu bé, trước khi xuất hiện những biểu hiện trên trẻ có ăn cháo hầm xương lợn và bị nôn trớ, nhưng sau trẻ vẫn ăn uống, vui chơi bình thường. Thỉnh thoảng trẻ vẫn nôn trớ trong khi ăn nên gia đình cũng không để ý nhiều. Đêm ngày 8/6, thấy con quấy khóc, sốt cao liên tục, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Sau khi thăm khám và có kết quả chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện trong thực quản bệnh nhi có dị vật lạ. Với phương pháp nội soi, sau 30 phút, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật là mảnh xương lợn trong tực quản cháu bé.
Mảnh xương lợn sau khi được gắp ra từ thực quản bệnh nhi.
Mảnh xương lợn sau khi được gắp ra từ thực quản bệnh nhi.
Theo TS Phan Thị Hiền, Trưởng khoa Nội soi – bệnh viện Nhi Trung ương, dị vật được các bác sĩ nghi ngờ là đâm xuyên thành thực quản, gây loét thực quản và áp xe, nếu gắp ra rất có khả năng sẽ gây chảy máuvà thủng thực quản.
Do vậy, các bác sĩ ngoại khoa đã được mời có mặt khi nội soi, để nếu có diễn biến bất thường phải phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các kỹ thuật nội soi một cách khéo léo, TS Hiền cùng kíp nội soi đã lấy được mảnh xương lợn trong hốc thực quản ra mà không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho bệnh nhân.
Với trường hợp này, nếu không được can thiệp sớm, để lâu sẽ gây ra áp-xe thực quản, dẫn tới thủng thực quản, nguy hiểm đến tính mạng. Hiện bệnh nhân đã hết sốt, tình trạng sức khỏe có khá lên, tuy nhiên vẫn cần được theo dõi thêm.
TS. Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận khi chế biến thức ăn cho con em mình. Tốt nhất nên lọc thật kỹ để loại tất cả mảnh xương vụn rồi mới dùng nước thịt mang đi nấu cháo, phòng tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cứu sống bệnh nhi 11 ngày tuổi biến chứng do sởi

(Kiến Thức) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cứu sống một bệnh nhi bị biến chứng nặng do sởi. Được biết đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được ghi nhận mắc sởi tính đến thời điểm này.

Cứu sống bệnh nhi 11 ngày tuổi biến chứng do sởi
Thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mới đây tổ điều trị bệnh sởi - khoa Cấp cứu chống độc- Bệnh viện Nhi Trung ương có tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh 11 ngày tuổi (ở Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội). Đây là ca bệnh sởi được ghi nhận là nhỏ tuổi nhất trong đợt dịch bệnh năm nay.
Bệnh nhi đẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh là 3,3 kg. Theo tiền sử gia đình, bố mẹ cháu vừa bị sởi đã điều trị ở tuyến dưới và đã ra viện. Sau khi bố mẹ cháu ra viện được 2 ngày thì trẻ xuất hiện sốt, ho, khò khè và nổi ban đỏ ở mặt, tiếp đó lan ra toàn thân.

Cấp cứu kịp thời bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn

(Kiến Thức) Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhi nam bị xoắn tinh hoàn.

Cấp cứu kịp thời bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn
Được biết, khi vào viện bệnh nhi đang trong tình trạng đau dữ dội ở bộ phận sinh dục, bìu sưng to, tấy đỏ…
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhi kể lại, trước khi nhập viện bệnh nhi vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Sáng 19/5, khi đi tiểu bỗng dưng trẻ kêu đau, bìu sưng to và tấy đỏ. Gia đình cho trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông (Phú Thọ) thì được chẩn đoán là viêm tinh hoàn, phải nhập viện điều trị.

Bí quyết nhuộm tóc an toàn

(Kiến Thức) - Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy, thuốc nhuộm tóc có thể chứa độc tố gây ung thư ở người sử dụng cũng như nhân viên chăm sóc tóc.

Bí quyết nhuộm tóc an toàn
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Lund nhận thấy nồng độ toluidine trong máu của các thợ làm tóc khá cao. Trong khi đó, toluidine là hóa chất gây ung thư bàng quang từng bị Liên minh Châu Âu cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp từ những năm 1990.
 Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ  Đại học Lund nhận thấy nồng độ toluidine trong máu của các thợ làm tóc khá cao. Trong khi đó, toluidine là hóa chất gây ung thư bàng quang từng bị Liên minh Châu Âu cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp từ những năm 1990.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.