Bắt giam 4 bị can vụ “bầu” Kiên, trừ ông Trần Xuân Giá

Ngoài bị can Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư), cơ quan tố tụng vừa bắt tạm giam nốt 4 bị can đang tại ngoại trong vụ án "bầu" Kiên để phục vụ công tác xét xử.

Bắt giam 4 bị can vụ “bầu” Kiên, trừ ông Trần Xuân Giá
Ngày 30/4, Chánh án TANDTP Hà Nội Nguyễn Đức Bình cho biết, cơ quan tiến hành tố tụng vụ án Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) và đồng phạm phạm tội: “Cố ý làm trái...”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Kinh doanh trái phép” và “trốn thuế” đã thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với 4 bị cáo từ biện pháp cho tại ngoại sang biện pháp tạm giam để phục vụ công tác xét xử.
Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tại phiên tòa ngày 16/4.
Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tại phiên tòa ngày 16/4. 
Như vậy cho đến thời điểm này, ngoài bị cáo Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, vẫn được tại ngoại để chữa bệnh còn lại toàn bộ các bị cáo trong vụ án đã bị bắt giam. Các bị cáo đã bị bắt gồm: Lê Vũ Kỳ, Huỳnh Quang Tuấn, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến. Do bị cáo Trần Xuân Giá vẫn đang chữa bệnh nên cho đến thời điểm này TANDTP Hà Nội vẫn chưa thể ấn định được lịch xét xử vào thời gian nào.
Trước đó, phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm vào ngày 16/4 sau phần làm thủ tục đã bị hoãn do Trần Xuân Giá vắng mặt. Theo cáo trạng của VKSNDTC, Nguyễn Đức Kiên bị buộc tội với 4 tội danh.
Đối với tội “kinh doanh trái phép”, cơ quan công tố cáo buộc Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỉ đồng của Ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại Ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.
Đối với tội “ Cố ý làm trái...”, cơ quan công tố xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định; ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm.
Hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như - cán bộ chi nhánh Vietinbank Nhà bè, TPHCM chiếm đoạt. Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Đối với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,VKSNDTC cho rằng Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỉ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty này thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.
Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỉ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu.
Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỉ đồng.
Đối với tội “Trốn thuế”, VKSNDTC cáo buộc Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch HĐQT CtyCP đầu tư thương mại B&B không được phép kinh doanh vàng tại nước ngoài nhưng Kiên đã chỉ đạo ký các hợp đồng ủy thác, đầu tư tài chính có nội dung kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ với ngân hàng ACB và bà Nguyễn Thúy Hương (em ruột Nguyễn Đức Kiên).
Lợi nhuận trong thời gian từ 12/2008 – 6/2009 là 68,8 tỉ đồng. Khi quyết toán thuế năm 2009, B&B chỉ kê khai khoản thu nhập 1% (hơn 688 triệu đồng) được chia chứ không có khoản hơn 68 tỉ đồng đã chi trả cho bà Hương. Hợp đồng ủy thác của bà Nguyễn Thúy Hương và B&B là không hợp pháp vì công ty này không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã trốn số tiền thuế của nhà nước là 25 tỉ đồng.

Vợ “bầu” Kiên xuất hiện tại tòa từ rất sớm

(Kiến Thức) - Từ rất sớm, vợ "bầu" Kiên tới TAND TP Hà Nội cùng với người nhà. Công tác an ninh được siết chặt như vụ xét xử Dương Chí Dũng.

Vợ “bầu” Kiên xuất hiện tại tòa từ rất sớm
Trong phiên tòa xét xử hôm nay (16/4), Nguyễn Đức Kiên trông gầy hẳn đi so với lúc mới bị bắt giữ.
Trong phiên tòa xét xử hôm nay (16/4), Nguyễn Đức Kiên trông gầy hẳn đi so với lúc mới bị bắt giữ.
"Bầu" Kiên cùng các đồng phạm tại tòa.
"Bầu" Kiên cùng các đồng phạm tại tòa.

Những bí mật "dữ dội” thời trai trẻ của "bầu" Kiên

Ngày bé béo, lùn và đen, không bao giờ uống rượu bia, ngay trong đám cưới của mình cũng chỉ uống Coca-Cola... là những bí mật chưa từng được tiết lộ về "bầu" Kiên.

Những bí mật "dữ dội” thời trai trẻ của "bầu" Kiên
Trên mạng xã hội đang lan truyền bài viết của một người bạn "bầu" Kiên từ hồi còn trẻ. Theo người bạn này, những tố chất kinh doanh giỏi của "bầu" Kiên có từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, ông còn có đam mê và đá bóng giỏi, tài giữ bóng khi chơi bóng bàn. Ông không bao giờ uống rượu bia, ngay trong đám cưới của mình cũng chỉ uống Coca-Cola.

“Mẹ mìn” khoác áo mẹ hiền

“Mẹ mìn” tới các bệnh viện, phòng khám sản, săn tìm bé trai vừa mới chào đời làm con nuôi, sau đó đem bán.

“Mẹ mìn” khoác áo mẹ hiền

Từ năm 2009 đến nay, Công an Quảng Ninh phá hàng chục vụ buôn bán trẻ em, giải cứu 23 bé trai thoát khỏi đường dây buôn người. Hầu hết các vụ việc đều có chung kịch bản: “mẹ mìn” tới các bệnh viện, phòng khám sản, săn tìm bé trai vừa mới chào đời làm con nuôi, sau đó đem bán.

Nhóm “mẹ mìn” Nguyễn Thúy Hằng bị bắt khi đưa một cháu bé từ TPHCM ra Móng Cái để bán sang Trung Quốc.
Nhóm “mẹ mìn” Nguyễn Thúy Hằng bị bắt khi đưa một cháu bé từ TPHCM ra Móng Cái để bán sang Trung Quốc.
Xin con nuôi để… bán

Vợ chuẩn bị đến ngày sinh, anh T. ở huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) nhận được điện thoại của một người phụ nữ giới thiệu tên Vũ Thị Mai (35 tuổi, ở Văn Giang, Hưng Yên), nói biết gia đình anh túng quẫn nên muốn xin bé về làm con nuôi. Ngay hôm sau, Mai tìm tới nhà, đặt vấn đề nếu anh T. đồng ý cho con, Mai sẽ trả tiền. Gia cảnh nhà đông con, túng quẫn nên người cha ít học đã gật đầu đồng ý.

Sau khi vợ anh T. sinh được một bé trai bụ bẫm chưa đầy một tuần, Mai xuất hiện, đưa cho anh T. số tiền 25 triệu đồng rồi đưa cháu bé lên Móng Cái. Mai thuê một phòng trong nhà nghỉ gần bến xe TP Móng Cái, điện thoại cho một đầu mối phía Trung Quốc.

Ngay buổi chiều hôm đó, một người đàn ông tìm tới gặp Mai, hướng dẫn cô ta bế cháu bé đi theo ra bến đò bên bờ sông Ka Long, cách nhà nghỉ vài trăm mét để “giao hàng”.

Đến gần mép sông Ka Long, phía trước chợt xuất hiện hai chiếc xe ôm chạy ngược chiều chắn trước mặt. Những chiến sĩ công an, biên phòng xuất hiện. Người dẫn đường cho Mai nhanh chân tẩu thoát. Mai cùng cháu bé được đưa về trụ sở công an...

Bé trai được công an giải cứu đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh.
 Bé trai được công an giải cứu đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh.
Người mẹ xin con nuôi khai nhận dịp tết 2013, một người bạn gái của chị ta lấy chồng Trung Quốc về quê chơi đã chỉ cho Mai phương cách làm ăn mới, săn tìm những bé trai mới sinh chuyển qua biên giới cho chị ta. Mỗi trường hợp, ngoài khoản tiền chi cho gia đình cho con nuôi, Mai sẽ nhận được khoản thù lao “vận chuyển” 5 triệu đồng.

Khi tìm được mối, người bạn bên Trung Quốc sẽ chuyển tiền về Móng Cái để Mai chi phí gia đình cháu bé. Sau khi giao bé trai cho người của “mẹ mìn”, Mai sẽ nhận được thù lao. Tuy nhiên, ngay chuyến đầu xin con nuôi, Mai đã sa lưới.

“Mẹ mới sinh” bế con xuyên Việt

Quốc lộ 18 đoạn dẫn vào TP biên mậu Móng Cái trưa cuối tháng 8/2013, chiếc taxi biển Hải Phòng chở một phụ nữ trẻ bế bé trai hơn một tháng tuổi đang lao vun vút trên đường, chợt phải dừng lại tấp vào lề. Hai CSGT tiến lại kiểm tra giấy tờ xe chạy quá tốc độ. Trong khi kiểm tra, hai cảnh sát nghe thấy tiếng trẻ nhỏ khóc, phát hiện một phụ nữ trẻ đang bế nựng cháu bé.

Người phụ nữ tỏ vẻ sốt ruột, cứ nhấp nha nhấp nhổm nhìn về phía nhóm cảnh sát ánh mắt lấm lét. Cử chỉ khác thường của người phụ nữ này không qua nổi ánh mắt cảnh sát. Lái xe taxi cho hay anh ta được người phụ nữ nói tiếng miền Nam này thuê chở từ Hải Dương đi Móng Cái. Nghi vấn một vụ buôn bán trẻ sơ sinh qua biên giới được báo về Công an TP Móng Cái. Ít phút sau, đội điều tra hình sự xuất hiện, chiếc xe taxi và người phụ nữ nghi vấn được đưa về trụ sở.

Ban đầu, người phụ nữ có tên Nguyễn Thanh Hằng (SN 1986, ở Hóc Môn, TPHCM) khăng khăng nói bé trai là con cô ta. Cô đưa con ra nhà một người bạn ở Móng Cái chơi, do mới sinh chưa làm giấy khai sinh, lúc đi vội quên không mang giấy chứng sinh. Vẻ quanh co của người phụ nữ trẻ không qua mặt được những cán bộ điều tra. Một phép thử được đưa ra.

Cửa phòng hé mở, một nữ trinh sát xuất hiện, yêu cầu Hằng cho bé trai bú. Nhưng bé trai khóc oe oe bởi “người mẹ” mới sinh không hề có sữa. Màn kịch người mẹ trẻ bế con thơ lật tẩy, Hằng buộc phải khai nhận sự thật.

Cô ta được một người phụ nữ gặp ở bệnh viện Từ Dũ thuê 4 triệu đồng bế bé trai từ TPHCM ra Móng Cái giao cho một người đàn ông tên Hoàng Văn Ngọc để đưa qua Trung Quốc. Hằng đã đưa trót lọt hai bé trai ra giao cho Ngọc, đến chuyến thứ ba này thì sa lưới.

Nhóm nhận “hàng” ở Móng Cái nhanh chóng được xác định có 4 người gồm Hoàng Văn Ngọc (SN 1955), Lương Thị Dạng (SN 1960, bạn gái Ngọc) và con trai, con dâu bà Dạng là Nguyễn Văn Giang (SN 1982), Nguyễn Thị Hằng (SN 1981).

Trung tá Nguyễn Xuân Dũng, Đội trưởng Điều tra hình sự, Công an TP Móng Cái kể: “Trong lúc lấy lời khai, Ngọc gọi điện cho “người vận chuyển” hỏi hành trình, chúng tôi đã yêu cầu Hằng hợp tác để giăng lưới hốt trọn ổ”.

Qua điện thoại Hằng trả lời Ngọc xe ô tô bị hỏng lốp đang phải sửa ở cầu Ba Chẽ, hơn một giờ nữa sẽ tới Móng Cái. Địa điểm giao “hàng” là ngã ba rẽ về xã Hải Tiến. Các trinh sát lập tức bủa lưới.

Tới giờ hẹn, chiếc taxi do một trinh sát lái chở Hằng và bé trai tới điểm hẹn. Một người đàn ông tóc hoa râm xuất hiện, sau cuộc gọi kiểm chứng, xác định đó chính là ông Ngọc, các trinh sát lập tức khống chế đưa đi.

Lát sau, vợ chồng Giang, Hằng đi xe máy tới định đón cháu bé đưa đi nhưng không thấy ông Ngọc đâu, quay đầu định bỏ chạy song cũng bị các trinh sát phục sẵn ở đó bắt giữ. Lát sau, bà Dạng cũng bị bắt tại nhà.

Mới bắt được “chân rết”

Trung tá Nguyễn Xuân Dũng cho biết, từ năm 2009 đến nay, Công an TP Móng Cái đã triệt phá được gần 20 vụ mua bán trẻ em qua biên giới, bắt giữ 24 người liên quan, giải cứu 23 trẻ em bị mua bán qua biên giới.

Theo trung tá Dũng, tình trạng mua bán trẻ em qua biên giới ngày càng phức tạp, thủ đoạn của các nhóm mua bán trẻ em ngày càng tinh vi. Các đối tượng cầm đầu đường dây mua bán trẻ em từ Trung Quốc bắt mối, đặt hàng các chân rết ở Việt Nam thực hiện.

Những “mẹ mìn” ở Việt Nam tới các bệnh viện, phòng khám sản, săn tìm những người có con ngoài giá thú, hoặc những gia đình khó khăn đặt vấn đề chi tiền (thường từ 20-40 triệu đồng) để xin con nuôi. Sau đó cho người bế ra Móng Cái giao cho trung gian chuyển qua biên giới.

Những kẻ giữ vai trò “người vận chuyển” là phụ nữ diễn vai người mẹ bế con, thậm chí có đối tượng còn làm giấy khai sinh giả cho các cháu bé nên công tác phá án gặp không ít khó khăn.

Cũng theo ông Dũng, hầu hết ở các ổ nhóm buôn bán trẻ em, công an mới chỉ bắt được những “mẹ mìn” giữ vai trò vận chuyển và những kẻ trung gian đưa qua biên giới.

Việc phối hợp bắt giữ những kẻ cầm đầu đường dây ở bên kia biên giới rất khó thực hiện. Các đối tượng bị bắt trong vụ buôn bán trẻ em thường khai bán trẻ em qua biên giới để bán lại cho các gia đình nhận làm con nuôi.

Trung tá Nguyễn Xuân Dũng cho biết, từ năm 2009 đến nay, Công an TP Móng Cái đã triệt phá được gần 20 vụ mua bán trẻ em qua biên giới, bắt giữ 24 người liên quan, giải cứu 23 trẻ em bị mua bán qua biên giới. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới