Bao nhiêu vụ hối lộ “khủng” xuyên Việt vạch được tội quan tham?

(Kiến Thức) - Tình trạng các công ty nước ngoài sẵn sàng hối lộ khủng cho các quan chức Việt Nam để trúng thầu dự án không phải là hiếm... Song, có bao nhiêu vụ lôi được quan tham ra ánh sáng?

Bao nhiêu vụ hối lộ “khủng” xuyên Việt vạch được tội quan tham?

Nghi án hối lộ của công ty tư vấn giám sát giao thông (JTC) Nhật Bản với các quan chức ngành đường sắt Việt Nam mới được tiết lộ gần đây đang khiến dư luận vô cùng quan tâm. Tuy nhiên, điều đáng nói là tình trạng các công ty nước ngoài sẵn sàng đưa những khoản tiền khủng cho các quan chức Việt Nam để trúng thầu các công trình, dự án, không phải là hiếm hoi ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Nghi án JTC hối lộ hơn 16 tỷ cho quan chức đường sắt Việt Nam

Hôm 21/3, nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch Công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận, để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen, công ty đã "lại quả" cho quan chức 80 triệu yen (tương đương 780.000 USD hoặc hơn 16 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Đây là số tiền hối lộ lớn so với những lần "lại quả" khác của JTC. Có 5 cái tên quan chức nhận hối lộ được ông Kakinuma khai ra, trong đó có một quan chức cấp cao của Đường sắt Việt Nam.

Bộ GTVT họp báo báo liên quan tới nghi án Công ty JTC hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam.
 Bộ GTVT họp báo báo liên quan tới nghi án Công ty JTC hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam. 

Theo lời khai của ông Kakinuma, dự án liên quan tới việc đưa nhận hối lộ tại Việt Nam là dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1). Ngày 26/3, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản yêu cầu một số cán bộ, công chức thuộc diện Bộ quản lý phải làm báo cáo giải trình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1. 7 cán bộ đương chức tại Bộ Giao thông Vận tải và 3 cán bộ ngành giao thông đã nghỉ hưu phải làm báo cáo giải trình, trong đó có nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng.

Trước đó, vào ngày 24/3, quyết định tạm dừng chức vụ trong 10 ngày đối với hai phó tổng giám đốc tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã có hiệu lực. Đó là ông Ngô Anh Tảo, người đang đảm đương chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, và ông Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc đã từng có thời gian phụ trách ban này.

Trong vụ việc này, hai cá nhân đầu tiên bị đình chỉ công tác 15 ngày là ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Cục Đường sắt Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).

Nghi vấn công ty Úc đút lót 20 triệu USD để thắng thầu in tiền polymer ở Việt Nam

Năm 2009, báo chí Úc đưa tin về vụ đút lót các quan chức Việt Nam liên quan đến công ty in tiền polymer của nước này là Securency. Theo phóng sự điều tra của các phóng viên Úc, công ty Securency đã đút lót 20 triệu USD cho các quan chức Việt Nam để thắng thầu dự án in tiền polymer cho Việt Nam vào đầu những năm 2000.

Sau khi vụ việc được phanh phui tại Úc, cảnh sát Úc đã tiến hành điều tra các lãnh đạo công ty Úc có liên quan. 6 quan chức thuộc ngân hàng dự trữ liên bang Úc đã phải ra tòa vào năm 2012.

Theo tài liệu điều tra, 6 cựu giám đốc của hai công ty Securency International, Note Printing Australia (trực thuộc Ngân hàng Dự trữ Úc) đã đút lót các quan chức Việt Nam, Indonesia, và Malaysia từ năm 1999 - 2005. Cảnh sát Úc đã xếp vụ này là vụ tham nhũng hối lộ quy mô lớn nhất của Úc ở nước ngoài từ trước tới nay.

Trả lời về những cáo buộc của nước ngoài, thiếu tướng Triệu Văn Đạt - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết tại cuộc họp thông báo tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm sáu tháng đầu năm: Vào giai đoạn đầu khi có thông tin, lãnh đạo Bộ Công an giao Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng nắm tình hình, tiến hành xác minh. Sau đó, vụ việc này được bàn giao cho Cục An ninh tài chính tiền tệ thực hiện.

Theo ông Triệu Văn Đạt, từ thông tin trên báo chí nước ngoài, cơ quan chức năng Việt Nam thông qua con đường hỗ trợ tư pháp đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài cung cấp tài liệu nhưng chưa có căn cứ để khẳng định có hay không việc quan chức nào ở Việt Nam nhận hối lộ. Hiện Chính phủ giao Bộ Công an tiếp tục nắm vụ việc, hợp tác với cơ quan nước ngoài để thu thập thông tin. Nếu có đủ căn cứ pháp lý sẽ xử lý tương tự như vụ PCI.

Thế nhưng sau đó, vụ việc gần như rơi vào im lặng. Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền vào tháng 11/2009 nói với báo giới trong nước rằng, những thông tin bên Úc đưa ra chỉ có tính tham khảo, có thể theo nước ngoài nói là có căn cứ đủ để kết tội nhưng theo quy định pháp luật của Việt Nam thì chưa chắc đã phạm tội vì chưa đủ chứng cứ.

Vụ án đưa nhận hối lộ 820.000 USD tại dự án Đại lộ Đông Tây

Vụ JTC hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để thắng thầu dự án đường sắt sử dụng vốn ODA Nhật làm người ta nhớ đến vụ dự án đại lộ Đông – Tây ở TP HCM hay còn gọi là vụ PCI vào năm 2008.

Ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã bị kết án 20 năm tù vì tội nhận hối lộ.
 Ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã bị kết án 20 năm tù vì tội nhận hối lộ. 

Vụ việc bùng nổ vào khoảng giữa năm 2008 khi báo chí Nhật đưa tin các quan chức của công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật (gọi tắt là PCI) đã đưa hối lộ 820.000 USD cho một quan chức cao cấp ở TP HCM để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Vị quan chức được nêu tên đích danh là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó Giám Đốc sở Giao Thông Vận tải TP HCM.

Đây là vụ đưa hối lộ đầu tiên có liên quan đến vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam bị báo chí phanh phui từ trước cho tới thời điểm năm 2008, trong khi Nhật Bản lại là nước có đóng góp ODA lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm. Thế nhưng trong khi báo chí Nhật Bản loan tin rầm rộ về vụ hối lộ, lãnh đạo của công ty PCI bao gồm chủ tịch, giám đốc điều hành của PCI bị bắt giữ thì ở Việt Nam vài tháng sau đó, tình hình vẫn khá im ắng.

Vụ án chỉ có bước ngoặt sau khi vào tháng 12/2008, tại hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam diễn ra ở Hà Nội, đại sứ Nhật Mitsuo Sabaka tuyên bố tạm ngưng viện trợ cho Việt Nam, đóng băng khoảng 700 triệu USD đã cấp cho năm 2008, cho đến khi Việt Nam có những hành động ‘thật sự có ý nghĩa’ để bài trừ tham nhũng trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng vốn ODA. 5 ngày sau tuyên bố của Nhật Bản, Bộ công an Việt Nam loan báo quyết định khởi tố vụ án nhạn hối lộ liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Tháng 10/2010, Tòa án nhân dân TP HCM tuyên phạt ông Huỳnh Ngọc Sỹ tù chung thân với tội danh nhận hối lộ. Sau đó ông này được giảm án xuống còn 20 năm tù.

“Ông anh” đường sắt Việt bị tố "ăn" 16 tỷ đồng của Nhật

Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam đang xác minh thông tin nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp chuyên về tư vấn của Nhật.

“Ông anh” đường sắt Việt bị tố "ăn" 16 tỷ đồng của Nhật
Tối 22/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) xác nhận, đang xác minh thông tin nhận hối lộ 16 tỷ đồng (80 triệu Yên) của doanh nghiệp chuyên về tư vấn của Nhật.
Ông Thành cho biết đã nắm sơ bộ thông tin lãnh đạo Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (Japan Transportation Consultants - JTC) mới thừa nhận hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam số tiền 16 tỷ đồng.

Cận cảnh bom khủng dễ hút chết dân

(Kiến Thức) - Thời gian qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước thường xuyên phát hiện những quả bom, đạn khủng thời chiến tranh còn sót lại ngay trong các khu dân cư.

Cận cảnh bom khủng dễ hút chết dân
Ngày 11/3 vừa qua, ông Thạch Hường, trú tại ấp 7, xã Khánh Bình Đông, Trần Văn Thởi, tỉnh Cà Mau đã phát hiện một quả bom ngay dưới đầm tôm nhà mình. Quả bom lớn, dài hơn 1,5 m, đường kính khoảng 30 cm và nặng khoảng 300 - 500kg. Ảnh: TPO.
 Ngày 11/3 vừa qua, ông Thạch Hường, trú tại ấp 7, xã Khánh Bình Đông, Trần Văn Thởi, tỉnh Cà Mau đã phát hiện một quả bom ngay dưới đầm tôm nhà mình. Quả bom lớn, dài hơn 1,5 m, đường kính khoảng 30 cm và nặng khoảng 300 - 500kg. Ảnh: TPO.

Nguyên Bộ trưởng GTVT bất ngờ với nghi án nhận hối lộ 16 tỷ

Nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng nói rất bất ngờ với việc nhận hối lộ trong các dự án ODA Nhật.

Nguyên Bộ trưởng GTVT bất ngờ với nghi án nhận hối lộ 16 tỷ

Liên quan nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng, chiều 24/3, Đại sứ quán Nhật Bản chủ động sang trụ sở Bộ GTVT trao đổi vụ việc. Trước đó, chính Bộ GTVT cũng dự kiến sang làm việc trực tiếp tại Đại sứ quán Nhật Bản.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới