Bao bì Nhựa Sài Gòn công bố quyết định mở thủ tục phá sản

(Vietnamdaily) - CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (HNX: SPP) vừa công bố quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân TP.HCM được phê chuẩn ngày 26/11/2019. 

Công ty có địa chỉ tại lô II-2B, cụm V, nhóm Công nghiệp II, Khu công nghiệp Tân Bình, đường số 10, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.

Quyết định này được ban hành sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.

Bao bi Nhua Sai Gon cong bo quyet dinh mo thu tuc pha san
 

SPP được thành lập năm 2001 với tên gọi Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn. Giữa năm 2007, SPP đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần.

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì...

Kể từ khi niêm yết lên sàn (tháng 9/2008) SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1.100 tỷ đồng, lãi ròng hơn 12 tỷ đồng, giảm 42% so với năm trước. 

SPP bắt đầu cho thấy sự suy sụp khi 9 tháng 2019 báo lỗ hơn 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.

Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, SPP có tổng tài sản 1.171 tỷ đồng. Vốn điều lệ 251 tỷ đồng, tổng vay nợ tài chính hơn 738 tỷ đồng. 

Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 715.4 tỷ đồng. Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với dư nợ gần 130 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo của khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của Công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.

Cụ thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của SPP.

Còn tài sản đảm bảo đối với khoản vay của NCB là khoản tiền thu khách hàng vào tài khoản tương ứng với dư nợ vay và giá trị quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Tân Đô. 

Tước đó, trong báo cáo soát xét 6 tháng năm 2019, SPP từng đề cập đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Dự kiến với số tiền thu được, công ty sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, từ đó đến nay SPP vẫn chưa có thông báo mới nào về việc hợp tác này.

Cổ phiếu SPP hiện chỉ còn 1.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức định giá chỉ 30 tỷ đồng.

Nợ xấu hơn 19.450 tỷ, BIDV ráo riết rao bán hàng loạt tài sản đảm bảo

(Vietnamdaily) - Từ đầu năm đến nay, BIDV đã ra một loạt thông báo về việc thẩm định giá, lựa chọn tổ chức và rao bán hàng loạt tài sản đảm bảo là các khoản nợ hàng trăm tỷ đồng của các tổ chức tại nhà băng này.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa ra thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ tại CTCP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long.

Tài sản định giá chính là khoản nợ của Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long Chi nhánh Thanh Xuân.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc có nguy cơ phá sản vì đại dịch Covid-19

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, thị trường bất động sản đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay lại rơi vào tình thế khó chồng khó do dịch Covid-19.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19.

Theo HoREA, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế. Với thị trường bất động sản, nhiều cổ phiếu ngành này đang bị giảm sàn, nằm sàn.

Tin mới