Nhiều doanh nghiệp địa ốc có nguy cơ phá sản vì đại dịch Covid-19

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, thị trường bất động sản đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay lại rơi vào tình thế khó chồng khó do dịch Covid-19.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19.

Theo HoREA, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế. Với thị trường bất động sản, nhiều cổ phiếu ngành này đang bị giảm sàn, nằm sàn.

Nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị khó khăn, đình đốn, sụt giảm mạnh doanh thu, nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản. Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt. Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ.

Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng các mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại.

Theo HoREA, điều này đang làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm. Dịch bệnh này còn làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản; làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển thành nợ xấu.

Nhieu doanh nghiep dia oc co nguy co pha san vi dai dich Covid-19
 Thị trường bất động sản lâm nguy vì dịch vì đại dịch Covid-19.

Covid-19 khiến tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động; tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động; tăng nguy cơ doanh nghiệp bị rơi vào thua lỗ, phá sản.

“Thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay lại rơi vào tình thế khó chồng khó nên các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này”, HoREA cho hay.

Từ đó, HoREA đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị như bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 3-6/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 3-6/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra, HoREA kỳ vọng việc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

Đồng thời, HoREA kiến nghị xem xét tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp…); xử lý phần đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại… để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi

Các doanh nghiệp nên làm gì giữa đại dịch Covid-19?: Đây là những gợi ý hữu ích

(Vietnamdaily) - Khi dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng, các doanh nghiệp nên tìm cách để giúp hoạt động của công ty không bị gián đoạn, đặc biệt đảm bảo nhân viên không bị nhiễm bệnh.

Hiện nay có khoảng 93.526 ca nhiễm virus corona được phát hiện, vượt xa dịch SARS vào đầu những năm 2000. Khoảng 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bị ảnh hưởng và chỉ có khoảng 51.019 người phục hồi.

Bên ngoài Trung Quốc đại lục, số ca nhiễm virus corona tăng lên đáng kể mỗi ngày, các quốc gia như Italy, Hàn Quốc và Iran đang trở thành điểm nóng mới.

Với việc virus corona vẫn tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, các doanh nghiệp nên có những biện pháp hữu ích để giúp nhân viên khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh. Dưới đây là một số gợi ý các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Sử dụng truyền thông một cách hiệu quả
Cac doanh nghiep nen lam gi giua dai dich Covid-19?: Day la nhung goi y huu ich
Sử dụng nhiều hình ảnh để giúp nhân viên ý thức chống dịch. 

Đầu tiên, các bộ phận nhân sự trong công ty nên tập hợp các thông tin về virus corona, nhằm tạo ra một bài thông tin tổng hợp để phổ biến cho nhân viên biết virus corona là gì, và còn giúp nhân viên biết cách phòng tránh dịch bệnh.

Chiến lược truyền thông nên được đa dạng hóa và sử dụng tất cả các kênh truyền thông có sẵn.

"Bạn có thể sử dụng các bản tin, dán áp phích lên tường, dùng email, các nhóm trò chuyện, infographics, video hoặc bất kỳ phương thức truyền thông nào có thể giúp truyền đạt thông điệp đến tất cả nhân viên một cách hiệu quả", ông Jonathan Tan, lãnh đạo tại APAC thuộc Peoplestrong, một nền tảng Enterprise HR Saas có trụ sở ở Ấn Độ.

Thông tin được sử dụng nên lấy từ các nguồn đáng tin cậy và được xác minh, chẳng hạn như các trang web của CDC và các trang tin tức có y tín, lấy nguồn thông tin từ cơ quan chính phủ hoặc các chuyên gia y tế.

Thực hiện các kế hoạch sắp xếp làm việc linh hoạt
Cac doanh nghiep nen lam gi giua dai dich Covid-19?: Day la nhung goi y huu ich-Hinh-2
Việc ép buộc nhân viên đi làm khi có triệu chứng bệnh là điều tuyệt đối không nên làm. 

Đối với các quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc, hoặc có nhiều trường hợp nhiễm virus corona, các doanh nghiệp nên cho phép nhân viên làm việc tại nhà, vì đó là cách tốt nhất để tránh việc lây nhiễm từ người sang người.

Bằng cách thực hiện các sắp xếp làm việc linh hoạt, bạn không chỉ loại bỏ khả năng truyền bệnh tại văn phòng mà còn trong quá trình đi lại. Điều này đặc biệt đúng với các thành phố đông dân như Hồng Kông, nơi bạn chỉ cách khuôn mặt của ai đó trong vài cm trong giờ cao điểm.

"Với những cơ sở hạ tầng hiện đại mà chúng ta đang có ngày nay, việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nhiều với việc áp dùng các nền tảng trò chuyển, bảng điều khiển quản lý dự án và các nền tảng trực tuyến khác", Jonathan Tan nói thêm.

Điều này có thể không khả thi đối với những ngành nghề phụ thuộc vào địa điểm, nhưng các trang web của CDC và WHO đã đưa ra các cách phòng tránh nhiễm virus corona bằng cách đeo khẩu trang y tế, sử dụng nước rửa tay và giữ vệ sinh các nhân tốt.

Xem xét lại chính sách nghỉ phép
Cac doanh nghiep nen lam gi giua dai dich Covid-19?: Day la nhung goi y huu ich-Hinh-3
Các nhân viên có triệu chứng nhiễm bệnh nên được cho nghỉ ở nhà. 

Các công ty không nên yêu cầu nhân viên có các triệu chứng nhiễm bệnh phải đi làm. Vì điều đó không chỉ gây nguy hiểm cho chính nhân viên đó mà còn cho các đồng nghiệp của họ, cũng như mọi người và mọi thứ họ gặp phải, chạm phải trên đường đi.

Nếu công ty đánh giá nhân viên dựa trên kết quả cuối cùng, thì việc nhân viên làm việc tại nhà hay tại văn phòng sẽ không có vấn đề gì, miễn là công việc được giao hoàn thành đúng hẹn.

"Trước sự phát triển của công nghệ ngày nay, các công ty có thể dùng phần mềm trực tuyến để tổ chức các cuộc họp, thảo luận và như thế hoạt động của công ty có thể diễn ra bình thường", ông Jonathan Tan cho biết.

Đối với những nhân viên bị nghi ngờ bị ốm, hoặc bắt đầu cảm thấy ốm , đặc biệt là những người đã đi du lịch, hãy gọi điện và thông báo cho cơ quan y tế nên là ưu tiên hàng đầu. Việc lo lắng và ép buộc nhân viên cách ly là điều không nên làm, hãy để cơ quan y tế đưa ra cách xử lý.

Sử dụng công nghệ để tránh tiếp xúc với nhau

Các nền tảng mạng xã hội cho phép nhóm cộng tác giao tiếp với nhau một cách hiệu quả khi làm việc tại nhà. Các cuộc trao đổi có thể được thực hiện qua Skype, Google Hangouts hoặc Zoom.

Ngoài những gợi ý đó, các doanh nghiệp có thể cung cấp thuốc khử trùng miễn phí và số lần làm vệ sinh văn phòng nên được tăng lên.

Nhiệt độ cơ thể nhân viên được đó thường xuyên để mọi người trong văn phòng có thể yên tâm và không bị hoang tưởng đồng nghiệp của họ có thể bị nhiễm virus corona. Thông tin như vậy nên được công khai để nhân viên hoàn toàn tin tưởng vào thông tin được cung cấp.

Dịch Covid-19 làm suy yếu phân khúc bất động sản bán lẻ và nghỉ dưỡng

(Vietnamdaily) - Bộ phận phân tích của Savills Việt Nam nhận định dịch Covid-19 làm suy yếu những triển vọng của thị trường bất động sản ở Việt Nam.

Theo Savills, thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, sau đó tới văn phòng và bất động sản công nghiệp. Thị trường nhà ở cũng không hề được "miễn dịch" bởi đại dịch này.

Đối với thị trường bán lẻ, Covid-19 có thể đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn của Savills TP HCM cho biết, hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ có tác động tiêu cực đến các cửa hàng truyền thống ở các trung tâm mua sắm, nhà phố.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.