Bán hoa tràn xuống lòng đường vẫy khách

(Kiến Thức) - Trên đoạn đường Nguyễn Trãi (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) có rất đông phương tiện qua lại, đặc biệt ở khung giờ tan sở, nhưng nhiều hàng hoa tươi vẫn bày cả xuống lòng đường vẫy khách.

Thời gian gần đây, trên đoạn đường Nguyễn Trãi (gần đường Nguyễn Quý Đức) lại rộ lên tình trạng nhiều người dân xâm chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè để bán hàng, hoa tươi là mặt hàng nổi cộm nhất trong số đó.

Khoảng thời gian mà các chủ gánh, xe hoa tụ tập tại đoạn đường này khoảng từ 15h đến 18h hàng ngày. Vào giờ tan sở, các chàng trai, cô gái còn đứng hẳn xuống lòng đường để vẫy khách dừng lại mua hoa cho mình.
Hoa được bày bán ngay trên vỉa hè, lề đường.
Hoa được bày bán ngay trên vỉa hè, lề đường.

Cứ đi được khoảng 10m là bắt gặp một cô gái bán hoa đang ngồi, tay vẫy, miệng mời người đi đường dừng lại mua hoa rất ngọt ngào: “Anh, chị ơi! Xuống mua hoa đi, ở đây em có hoa tươi lắm”. “Hoa tươi giá rẻ, mua hoa giúp em nào anh, chị ơi”...

Nhiều người đi đường được vẫy vào mua hoa ngay trên lề đường.
Nhiều người đi đường được vẫy vào mua hoa ngay trên lề đường.

Các loại hoa được các cô gái bày bán tại đây, chủ yếu là hoa hồng, hoa lan… Và khi mua hoa, nếu khách hàng muốn mua rời bông hoặc bó hoa lại thành từng bó đều được chủ nhân các gánh, xe hoa niềm nở đáp ứng nhu cầu một cách nhiệt tình.

Khách dừng lại mua hoa trong khi đoạn đường có dấu hiệu ùn tắc.
 Khách dừng lại mua hoa trong khi đoạn đường có dấu hiệu ùn tắc.

Thông thường một bông hoa hồng được bán với giá khoảng từ 10 đến 15 nghìn đồng/bông, còn những bó hoa nhỏ giá từ 60 đến 70 nghìn đồng/bó, bó hoa to khoảng từ 100 đến 120 nghìn đồng/bó.

Vào khung giờ tan sở, các cô gái bày hẳn hoa xuống lòng đường để bán. Khi thấy ống kính PV, các cô gái bán hoa đã núp mặt ra phía sau gốc cây lớn, còn hoa để nguyên dưới lòng đường.
Vào khung giờ tan sở, các cô gái bày hẳn hoa xuống lòng đường để bán. Khi thấy ống kính PV, các cô gái bán hoa đã núp mặt ra phía sau gốc cây lớn, còn hoa để nguyên dưới lòng đường. 

Theo quan sát của PV Kiến Thức, hiện trên đoạn đường Nguyễn Trãi, các công nhân đang thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, diện tích của lòng đường bị chiếm dụng, thu hẹp lại, nay cộng thêm việc những người lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hoa, khiến nhiều người tham gia giao thông rất bức xúc.

Trước tình trạng trên, PV Kiến Thức đã liên hệ với Trung tá Lưu Ngọc Hưng, Trưởng Công an phường Thanh Xuân Bắc, TP Hà Nội để trao đổi thêm một số thông tin. Thế nhưng, khi phóng viên liên hệ làm việc thì ông Hưng yêu cầu phải có giấy giới thiệu của cấp trên xuống mới trả lời báo chí (?).

Có lẽ nào chính quyền phường Thanh Xuân Bắc và quận Thanh Xuân làm ngơ trước tình trạng này?

Quầy bánh trung thu chiếm vỉa hè, ai cấp phép?

(Kiến Thức) - Vỉa hè nhiều tuyến phố của Thủ đô đang bị chiếm dụng làm các quầy bánh bánh thu. Họ có giấy phép kinh doanh trên... vỉa hè do Sở Giao thông vận tải cấp.

Quán trà đá "ghen" với quầy bánh trung thu
Những ngày qua, theo ghi nhận của PV Kiến Thức trên một số tuyến đường của Thủ đô như: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Láng Hạ, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà, Láng Hạ… các vỉa hè đã và đang bị chiếm dụng làm địa điểm bán bánh trung thu.

Cấp phép "xẻ thịt" vỉa hè Thủ đô, Sở GTVT nói gì?

(Kiến Thức) - Sở GTVT Hà Nội cấp phép kinh doanh bánh trung thu trên vỉa hè Thủ đô trong khi tiếp tục mạnh tay xử lý, giải tỏa các trường hợp lấn chiếm vỉa hè buôn bán không phép.

Liên quan đến việc cấp phép cho các đơn vị kinh doanh bánh trung thu trên các vỉa hè của Thủ đô đang được dư luận quan tâm, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nguyên Huy, Trưởng phòng Giao thông Đô thị - Sở GTVT Hà Nội.
Tùy thuộc vào vỉa hè rộng hay hẹp, quầy bánh trung thu trên vỉa hè phải trừ lối đi cho người đi bộ.
Tùy thuộc vào vỉa hè rộng hay hẹp, quầy bánh trung thu trên vỉa hè phải trừ lối đi cho người đi bộ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới