Bãi cọc Bạch Đằng nghìn năm lịch sử ở Hải Phòng vừa được khai quật có gì đặc biệt?

Bãi cọc Bạch Đằng nghìn năm lịch sử ở Hải Phòng vừa được khai quật có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện và khai quật bãi cọc Cao Quỳ nghìn năm lịch sử sẽ giúp các nghiên cứu, nhìn nhận về chiến thắng Bạch Đằng được sâu sắc và hoàn thiện hơn, góp phần chứng minh lịch sử quân sự và nghệ thuật quân sự của cha ông ta. Vậy bãi cọc này có gì đặc biệt?

Mới đây, trong quá trình đào đất trồng cau ở khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), anh Nguyễn Văn Triệu là nông dân xã Liên Khê đã phát hiện hai cây gỗ nằm cách bề mặt chừng 0,5-0,7m.
Mới đây, trong quá trình đào đất trồng cau ở khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), anh Nguyễn Văn Triệu là nông dân xã Liên Khê đã phát hiện hai cây gỗ nằm cách bề mặt chừng 0,5-0,7m.
 Bãi cọc Cao Quỳ nằm sâu dưới lòng đất. Đây được cho là phát hiện cực kỳ quan trọng làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Mông – Nguyên.
Bãi cọc Cao Quỳ nằm sâu dưới lòng đất. Đây được cho là phát hiện cực kỳ quan trọng làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Mông – Nguyên.
Tiến hành khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ, các cơ quan chức năng đã phát hiện 27 cọc tại 3 hố khai quật. Các cọc xuất lộ đã bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc, theo lời dân địa phương thì có thể là loại gỗ sến nhựa và lim.
Tiến hành khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ, các cơ quan chức năng đã phát hiện 27 cọc tại 3 hố khai quật. Các cọc xuất lộ đã bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc, theo lời dân địa phương thì có thể là loại gỗ sến nhựa và lim.
Các cọc phân bố so le, không thẳng hàng, cách nhau theo chiều đông tây khoảng 5 – 7m, chiều bắc nam 3,5 – 5cm; kích thước các cọc không đều nhau, loại nhỏ 10 – 18cm, loại lớn 28 – 32cm, cá biệt có cọc có đường kính 37 – 40cm...
Các cọc phân bố so le, không thẳng hàng, cách nhau theo chiều đông tây khoảng 5 – 7m, chiều bắc nam 3,5 – 5cm; kích thước các cọc không đều nhau, loại nhỏ 10 – 18cm, loại lớn 28 – 32cm, cá biệt có cọc có đường kính 37 – 40cm...
Dựa vào địa tầng của MC7, MC8 có thể đoán định khu vực xuất lộ cọc là một bãi bồi ven sông, đã bị phủ lấp qua thời gian. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám có thể được chôn/đóng xuống lớp bùn đen lẫn cát hoặc xuyên qua cả sinh thổ. Trên các cọc có “ngoạm” dùng để luồn dây kéo; đối với cọc to hơn (cọc 1) thì “ngoạm” này dùng để gắn thanh gỗ làm bè để dễ dàng di chuyển.
Dựa vào địa tầng của MC7, MC8 có thể đoán định khu vực xuất lộ cọc là một bãi bồi ven sông, đã bị phủ lấp qua thời gian. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám có thể được chôn/đóng xuống lớp bùn đen lẫn cát hoặc xuyên qua cả sinh thổ. Trên các cọc có “ngoạm” dùng để luồn dây kéo; đối với cọc to hơn (cọc 1) thì “ngoạm” này dùng để gắn thanh gỗ làm bè để dễ dàng di chuyển.
Kết quả xác định niên đại C14 của cọc gỗ 3 (hiện lưu giữ tại đình Làng Mai) cho thấy cọc này có niên đại 1270 – 1430 AD. Từ các nhận xét trên, có thể thấy rằng các cọc được đóng/chôn trong khu vực bãi bồi ven sông, phân bố không thẳng hàng và thêm vào đó là kết quả xác định niên đại đã cho thấy các cọc gỗ có thể thuộc bãi cọc được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.
Kết quả xác định niên đại C14 của cọc gỗ 3 (hiện lưu giữ tại đình Làng Mai) cho thấy cọc này có niên đại 1270 – 1430 AD. Từ các nhận xét trên, có thể thấy rằng các cọc được đóng/chôn trong khu vực bãi bồi ven sông, phân bố không thẳng hàng và thêm vào đó là kết quả xác định niên đại đã cho thấy các cọc gỗ có thể thuộc bãi cọc được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.
Viện khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn mà buộc quân Mông - Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.
Viện khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn mà buộc quân Mông - Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá đây bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê là phát hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ đó xác định rõ hơn tất cả những nghiên cứu từ trước đến nay về trận chiến Bạch Đằng năm 1288 là đúng và có cơ sở.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá đây bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê là phát hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ đó xác định rõ hơn tất cả những nghiên cứu từ trước đến nay về trận chiến Bạch Đằng năm 1288 là đúng và có cơ sở.
Đây không chỉ là chiến công vĩ đại bậc nhất của dân tộc Việt Nam mà còn là chiến công mang tầm thời đại có ý nghĩa quốc tế vô cùng to lớn. Đóng góp của trận đánh Bạch Đằng đã làm rạng rỡ công danh, lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Việc làm rõ hơn chiến thắng Bạch Đằng là cố gắng cao của các nhà khoa học, khảo cổ học, sử học trong nước.
Đây không chỉ là chiến công vĩ đại bậc nhất của dân tộc Việt Nam mà còn là chiến công mang tầm thời đại có ý nghĩa quốc tế vô cùng to lớn. Đóng góp của trận đánh Bạch Đằng đã làm rạng rỡ công danh, lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Việc làm rõ hơn chiến thắng Bạch Đằng là cố gắng cao của các nhà khoa học, khảo cổ học, sử học trong nước.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng, trong khoảng 2 tháng, với 3 hố khai quật, tất cả những chiến tích lịch sử đã lộ diện, đây chính là dấu tích của trận đánh Bạch Đằng, chứa đựng tiềm năng, tài nguyên văn hóa lớn tại đây.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng, trong khoảng 2 tháng, với 3 hố khai quật, tất cả những chiến tích lịch sử đã lộ diện, đây chính là dấu tích của trận đánh Bạch Đằng, chứa đựng tiềm năng, tài nguyên văn hóa lớn tại đây.
Đồng thời, theo ông Quốc, thành phố nên mở rộng phạm vi khảo sát; có thể khai thác bãi cọc thành khu công viên, di tích, nơi chứng tích đầy đủ nhất về trận chiến Bạch Đằng, có thể xây dựng rừng lim để tạo cảnh quan xung quanh và mong lãnh đạo thành phố coi đây là cách triển khai lâu dài, bền vững; có kế hoạch để bảo vệ di tích một cách khoa học, từ đó phát huy giá trị của di tích để làm nơi sinh hoạt văn hóa cho nhân dân.
Đồng thời, theo ông Quốc, thành phố nên mở rộng phạm vi khảo sát; có thể khai thác bãi cọc thành khu công viên, di tích, nơi chứng tích đầy đủ nhất về trận chiến Bạch Đằng, có thể xây dựng rừng lim để tạo cảnh quan xung quanh và mong lãnh đạo thành phố coi đây là cách triển khai lâu dài, bền vững; có kế hoạch để bảo vệ di tích một cách khoa học, từ đó phát huy giá trị của di tích để làm nơi sinh hoạt văn hóa cho nhân dân.
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh, việc phát hiện ra ra bãi cọc cổ này sẽ giúp các nghiên cứu, nhìn nhận về chiến thắng Bạch Đằng được sâu sắc và hoàn thiện hơn, góp phần chứng minh lịch sử quân sự và nghệ thuật quân sự của cha ông ta.
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh, việc phát hiện ra ra bãi cọc cổ này sẽ giúp các nghiên cứu, nhìn nhận về chiến thắng Bạch Đằng được sâu sắc và hoàn thiện hơn, góp phần chứng minh lịch sử quân sự và nghệ thuật quân sự của cha ông ta.
Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, chiến trận Bạch Đằng dù đã được nói nhiều trong sử sách, nhưng phát hiện vật chất chưa nhiều. Việc phát hiện lần này cho thấy, cần có nghiên cứu tổng thể toàn bộ mối liên kết đối với trận đánh Bạch Đằng, nên ý nghĩa của bãi cọc này rất quan trọng. Ông Trần Đình Thành cơ bản thống nhất với các nhà nghiên cứu, bãi cọc này gắn với trận thủy chiến Bạch Đằng là khá rõ ràng.
Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, chiến trận Bạch Đằng dù đã được nói nhiều trong sử sách, nhưng phát hiện vật chất chưa nhiều. Việc phát hiện lần này cho thấy, cần có nghiên cứu tổng thể toàn bộ mối liên kết đối với trận đánh Bạch Đằng, nên ý nghĩa của bãi cọc này rất quan trọng. Ông Trần Đình Thành cơ bản thống nhất với các nhà nghiên cứu, bãi cọc này gắn với trận thủy chiến Bạch Đằng là khá rõ ràng.
PGS.TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, việc phát hiện 27 cọc gỗ cổ và 21 hố đất đen là những mốc chứng quan trọng để nói lên mối quan hệ với trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
PGS.TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, việc phát hiện 27 cọc gỗ cổ và 21 hố đất đen là những mốc chứng quan trọng để nói lên mối quan hệ với trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều hiện vật bằng sắt có thể liên quan đến công cụ, vũ khí; và các hiện vật bằng gốm khi tiến hành khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ. Đó là những tư liệu cực kỳ quý giá, sẽ được bổ sung vào kho tàng lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều hiện vật bằng sắt có thể liên quan đến công cụ, vũ khí; và các hiện vật bằng gốm khi tiến hành khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ. Đó là những tư liệu cực kỳ quý giá, sẽ được bổ sung vào kho tàng lịch sử Việt Nam.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng đề nghị thành phố cần có biện pháp để bảo vệ bãi cọc không bị xâm phạm.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng đề nghị thành phố cần có biện pháp để bảo vệ bãi cọc không bị xâm phạm.
Hải Phòng cần triển khai ngay biện pháp bảo tồn và phát huy di tích; phải đưa ra khung pháp lý bảo vệ như hoàn thiện các thủ tục để đưa bãi cọc vào di tích cấp thành phố. Bên cạnh đó, phải có cách làm tái hiện lại trận chiến thắng Bạch Đằng trên đất Hải Phòng để giáo dục cho các thế hệ.
Hải Phòng cần triển khai ngay biện pháp bảo tồn và phát huy di tích; phải đưa ra khung pháp lý bảo vệ như hoàn thiện các thủ tục để đưa bãi cọc vào di tích cấp thành phố. Bên cạnh đó, phải có cách làm tái hiện lại trận chiến thắng Bạch Đằng trên đất Hải Phòng để giáo dục cho các thế hệ.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng - Lê Văn Thành yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố; sớm xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc Bạch Đằng tại khu vực cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng - Lê Văn Thành yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố; sớm xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc Bạch Đằng tại khu vực cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng từ khu vực xã Liên Khê dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, thị trấn Minh Đức để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng các các di tích trong khu vực.
Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng từ khu vực xã Liên Khê dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, thị trấn Minh Đức để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng các các di tích trong khu vực.
Một trong 27 chiếc cọc được phát hiện tại bãi cọc Cao Quỳ.
Một trong 27 chiếc cọc được phát hiện tại bãi cọc Cao Quỳ.
Là minh chứng bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Quân địch buộc phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn khiến tàu bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng.
Là minh chứng bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Quân địch buộc phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn khiến tàu bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.