Bác sĩ gia đình và bác sĩ khám tại nhà khác nhau thế nào?

(Kiến Thức) - Bác sĩ khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục …

Bác sĩ gia đình và bác sĩ khám tại nhà khác nhau thế nào?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, bắt đầu từ ngày 15/7/2014, mô hình bác sĩ gia đình sẽ được thí điểm triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo đó, phòng khám bác sĩ gia đình sẽ được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư hướng dẫn thí điểm về Bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình mà Bộ Y tế vừa ban hành.
Theo Thông tư này các tỉnh, thành phố sẽ thí điểm mô hình bác sĩ gia đình gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang. Theo Thông tư, bác sĩ gia đình là người được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.
Trước đó, Hà Nội và TP.HCM đã đi trước áp dụng mô hình Bác sĩ gia đình.
 Trước đó, Hà Nội và TP.HCM đã đi trước áp dụng mô hình Bác sĩ gia đình.
Bác sĩ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục, lồng ghép và phối hợp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng; khám sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật; cấp cứu, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng với phạm vi chuyên môn được phép; tư vấn sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ và các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Phòng khám bác sĩ gia đình có thể là phòng khám tư nhân độc lập do cá nhân bác sĩ gia đình thành lập và đăng ký hoạt động; hoặc cũng có thể thuộc phòng khám đa khoa tư nhân.
Ngoài ra, cũng có mô hình phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa hay trạm y tế xã cũng có thể lồng ghép, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình nếu bảo đảm những điều kiện nhất định.
Nếu phòng khám là của cơ sở công lập thì giá dịch vụ khám chữa bệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tư nhân được quyền quyết định giá nhưng phải niêm yết công khai. Phòng khám cũng được phép thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thông tư này cũng quy định: Phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình; đồng thời, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ Y tế, bác sĩ gia đình hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục, có tính cộng đồng cao bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mãn tính.
Đề án bác sĩ gia đình là một trong những hoạt động Bộ Y tế kỳ vọng giúp giảm tải tại các bệnh viện. Hệ thống phòng khám này cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Y tế nước ta đi ngược “phòng bệnh hơn chữa bệnh”!

Y tế nước ta đi ngược “phòng bệnh hơn chữa bệnh”!

(Kienthuc.net.vn) - “Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tuy nhiên, hệ thống y tế ở nước ta hiện nay đang đi ngược phương châm này. Hệ thống y tế dự phòng không được quan tâm đúng mức, thậm chí vị thế quá thấp so với hệ thống điều trị”.

Ngày 27/10, TS.BS Lê Trường Giang – Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM đưa ra quan điểm trên tại Hội nghị Khoa học Y tế Công cộng  TP.HCM lần thứ I.

Mức chi cho hoạt động y tế công cộng quá thấp

Theo TS.BS Lê Trường Giang, hệ thống y tế công cộng ngày càng đối mặt với nhiều thách thức cùng với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh mới như: H5N1, SARS, tay chân miệng do EV71…, các loại dịch bệnh cũ còn tồn tại và có nguy cơ bùng phát; sự gia tăng của các bệnh mạn tính không lây như: tim mạch, ung thư, tiểu đường, tâm thần; tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng gia tăng.

Do đó, đòi hỏi đối với hoạt động phòng chống dịch bệnh ngày càng gia tăng. Áp lực công việc cho hoạt động này cũng ngày càng gia tăng, nhưng hệ thống y tế công cộng chưa được sự quan tâm đúng mức.

Bác sĩ gia đình: công việc hái ra tiền?

Bác sĩ gia đình: công việc hái ra tiền?

Hành động ngộ nghĩnh của bé lúc 5 tháng trong bụng mẹ

(Kiến Thức) - Thai nhi tháng thứ 5 đã phát triển gần như hoàn chỉnh hàng triệu các tế bào thần kinh, chính vì vậy mà trong thời gian này bé có thể thực hiện các động tác cử động có ý thức một cách rõ ràng.

Hành động ngộ nghĩnh của bé lúc 5 tháng trong bụng mẹ
Thai nhi tuần thứ 17: Bé đã biết đùa. Một điều vô cùng thú vị ở tuần thai này là bé đã bắt đầu biết đùa, đó là nghịch dây rốn, sờ và đẩy nó di chuyển. Thậm chí, bé còn biết nắm chặt dây rốn, khiến lượng oxy đi qua bị giảm sút. Tuần thai này, bé đã có kích thước từ đỉnh đầu đến mông khoảng 11 – 13 cm, nặng khoảng 110 -140g.
 Thai nhi tuần thứ 17: Bé đã biết đùa. Một điều vô cùng thú vị ở tuần thai này là bé đã bắt đầu biết đùa, đó là nghịch dây rốn, sờ và đẩy nó di chuyển. Thậm chí, bé còn biết nắm chặt dây rốn, khiến lượng oxy đi qua bị giảm sút. Tuần thai này, bé đã có kích thước từ đỉnh đầu đến mông khoảng 11 – 13 cm, nặng khoảng 110 -140g. 

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.