Lực lượng chức năng có mặt tại Bệnh viện Hoàn mỹ Vạn Phúc 1 để điều tra vụ việc. Ảnh: PLO. |
Tuy nhiên, khi phẫu thuật viên chính đang khâu da để kết thúc ca mổ thì bệnh nhân đột ngột bị trụy tim mạch, mạch không bắt được, huyết áp tụt nhanh. Kíp mổ đã tiến hành hồi sức tim phổi ngay trên bàn mổ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển về khu hồi sức trung tâm và tiếp tục quá trình hồi sức tích cực, nhưng tình hình không được cải thiện và bệnh nhân đã tử vong lúc 14h30 cùng ngày.
Trước khi vào phòng mổ, bệnh nhân B. vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày thì gia đình nhận được thông báo từ bệnh viện là bệnh nhân B. đã tử vong. Bệnh viện cho biết lý do bệnh nhân B. tử vong trong quá trình điều trị là do tụt huyết áp.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi các phương pháp chữa trị truyền thống khác không phát huy tác dụng. Để đưa ra chỉ định mổ, bác sĩ cần thăm khám cẩn thận, xem xét các hình ảnh MRI, CT và liệu trình chữa trị trước đây của người bệnh. Vì phẫu thuật là phương pháp nhiều rủi ro nhưng hiệu quả không cao nên chỉ được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng rất hạn chế.
Mời độc giả theo dõi video "Bạc Liêu: Bị cách ly vì bán hàng rong cho bệnh nhân COVID-19". Nguồn: VTV24.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Nhìn chung, sau đây là các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Điều trị nội khoa
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
Châm cứu, Y học cổ truyền, mát xa, bấm huyệt
Điều trị Ngoại khoa: phẫu thuật, phẫu thuật nội soi
Điều trị công nghệ laser
Điều trị công nghệ sóng radio, sóng cao tần
Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu. Chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật.
Thông thường, việc phẫu thuật chỉ thực thực hiện sau một thời gian điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không mang lại kết quả. Hoặc bệnh nhân cấp tính cần phẫu thuật ngay.
Chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật. Ảnh minh họa. |