Ba yếu tố khiến bão YAGI có sức phá huỷ kinh hoàng

Cường độ bão khi vào đất liền mạnh nhất trong 30 năm qua, thời gian quần thảo lâu, vùng bão đi qua có địa hình khá bằng phẳng, đông dân cư là những yếu tố khiến bão YAGI có sức tàn phá kinh hoàng.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, YAGI là cơn bão rất đặc biệt, mạnh nhất trên Biển Đông trong ít nhất 30 năm qua. Hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, mạnh lên thành bão vào đêm 1/9, đi vào Biển Đông sáng 3/9, YAGI tăng cấp rất nhanh.

Chỉ trong hai ngày, bão từ cấp 8 lên cấp 16, trở thành siêu bão thứ ba mạnh lên trên Biển Đông, sau cơn bão RAI năm 2021 và Bão SAOLA năm 2023. Đây cũng là cơn bão có thời gian tăng cấp nhanh nhất trên Biển Đông (8 cấp chỉ trong hai ngày).

Nếu như RAI, SAOLA không ảnh hưởng đến đất liền nước ta thì YAGI lại có sức phá huỷ kinh hoàng, nhất là tại vùng tâm bão đi qua. Tính đến sáng 8/9, thống kê sơ bộ, bão làm 14 người chết, 167 người bị thương. Thiệt hại về vật chất là vô cùng to lớn với các công trình hạ tầng bị sập, gãy đổ, hư hại, tàu chìm, khoảng 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập trong nước.

Ba yeu to khien bao YAGI co suc pha huy kinh hoang

Bãi Cháy, nơi ghi nhận gió mạnh nhất tan hoang sau bão. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Từ hôm nay đến 11/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với hội tụ gió đi qua Bắc Bộ, mưa rất lớn còn tiếp tục ở vùng núi và trung du Bắc Bộ nước ta với thiệt hại dự báo còn tăng lên.

Theo các chuyên gia, bão YAGI có sức phá huỷ kinh hoàng nhờ 3 yếu tố là cường độ quá mạnh, thời gian quần thảo đất liền lâu và vùng đổ bộ dịch xuống phía nam, nơi có địa hình bằng phẳng và đông dân cư.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão vào sáng ngày 5/9, duy trì cường độ của một siêu bão mạnh cấp 16, giật cấp 18-19 trên Biển Đông trong suốt 30 giờ. Chỉ khi đi qua, đảo Hải Nam, bão mới suy yếu đi một chút.

Thời điểm đổ bộ đất liền nước ta trưa qua (7/9), khu vực Bãi Cháy (Quảng Ninh) ghi nhận gió mạnh cấp 14, giật cấp 17, là cường độ gió mạnh nhất từng ghi nhận được khi bão đổ bộ ở nước ta.

Ba yeu to khien bao YAGI co suc pha huy kinh hoang-Hinh-2

Người dân bãi cháy dọn dẹp sau khi bão đi qua. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Khi vào đất liền, bão có đường đi khá thấp xuống phía Nam, quét qua các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội trước khi di chuyển sang Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La và suy yếu nhanh.

Do thời gian đầu đi qua khu vực có địa hình khá bằng phẳng nên bão ít chịu ma sát và giữ được cường độ mạnh. Sau nhiều giờ quần thảo dữ dội ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình, bão dịch chuyển dần về Hải Dương từ tối qua với cường độ còn rất mạnh. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một địa phương không phải ven biển ghi nhận được gió cấp 12, giật cấp 13 khi bão vào.

Vào 21 giờ tối qua, khi quét qua thủ đô Hà Nội, bão vẫn duy trì sức mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Đến 22 giờ tối qua, vùng tâm bão trên khu vực Phú Thọ, Hoà Bình với cường độ giảm xuống cấp 8-9, giật cấp 11.

Nhiều khu vực đã ghi nhận gió giật rất mạnh như đảo Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 13, giật cấp 16; đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14; Ba Lạt (Thái Bình) cấp 9, giật cấp 12; Lục Ngạn (Bắc Giang) cấp 10, giật cấp 12.

Bão cũng đã gây mưa rất lớn ở khu vực Bắc Bộ. Chỉ trong ngày và đêm 7/9, nhiều nơi ghi nhận mưa từ 200-400mm như Vàng Danh (Quảng Ninh) 346mm, Hòn Dấu (Hải Phòng) 240mm, Phù Dực (Thái Bình) 432mm, Thượng Cát (Hà Nội) 244mm, Kỳ Sơn (Hoà Bình) 379mm, Lào Cai (Lào Cai) 346mm, Pú Dảnh (Sơn La) 349mm.

Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoàn lưu bão YAGI có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa với 26 tỉnh, thành chịu tác động. Các hình thái thiên tai sau bão như lũ quét, sạt lở đất, ngập úng còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới.

Nhìn lại vụ mẹ vợ chết dưới tay con rể vì một câu mắng

Năm 2016, tại thị trấn Mộc Châu, Sơn La đã xảy ra một vụ án kinh hoàng. Chỉ vì câu mắng của mẹ vợ mà con rể đã ra tay tàn độc.

Nhin lai vu me vo chet duoi tay con re vi mot cau mang

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 3h sáng 16/2/2016, đang nằm trên giường, chị Phạm Thị H. bị đánh thức bởi bàn tay lạ. Khi mở mắt, chị H. phát hiện chồng cũ là Nguyễn Văn Dũng đang đứng bên mép giường, tay lăm lăm con dao. Dũng sinh năm 1980 vốn không phải người địa phương nhưng từ khi lấy chị H, anh ta chuyển hẳn về thị trấn Mộc Châu (huyện Mộc Châu, Sơn La) sinh sống. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Nhin lai vu me vo chet duoi tay con re vi mot cau mang-Hinh-2
Dù có con chung, nhưng Dũng thuộc dạng vô tích sự lại thêm nghiện ma túy nặng nên Dũng và chị H. đường ai nấy đi. Chị H. ở lại căn nhà hai tầng nằm giữa thị trấn Mộc Châu cùng với mẹ là bà Phạm Thị L. (SN 1952), còn Dũng ra ngoài thuê trọ, sống vạ vật. Nhìn thấy chồng cũ mặt đằng đằng sát khí, chị H. lạnh toát người. Dũng chẳng để chị nói đã đưa dao ra khống chế, bắt vợ cũ chỉ chỗ bà L. cất giấu tiền.(Ảnh minh họa, nguồn internet)

Hải Dương: Khẩn trương sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu.

Sáng 10/9, ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại TP Chí Linh và các huyện Nam Sách và Thanh Hà.
Kiểm tra tại một số vị trí đê xung yếu trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy thuộc địa bàn TP Chí Linh và huyện Nam Sách, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nhất là người già, trẻ em, người yếu thế; di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Các cây cầu bị tạm cấm lưu thông do mưa lũ ở miền Bắc

Mưa lũ gây đứt gãy kết cấu cầu, nguy hiểm cho người và phương tiện đã khiến nhiều địa phương phải ra lệnh cấm lưu thông qua các cây cầu huyết mạch.

Cac cay cau bi tam cam luu thong do mua lu o mien Bac

Sáng 10/9, do mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu. Do đó Sở GTVT Hà Nội hạn chế phương tiện qua cầu Chương Dương để đảm bảo ATGT.

Đọc nhiều nhất

Tin mới