Hải Dương: Khẩn trương sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu.

Sáng 10/9, ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại TP Chí Linh và các huyện Nam Sách và Thanh Hà.
Kiểm tra tại một số vị trí đê xung yếu trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy thuộc địa bàn TP Chí Linh và huyện Nam Sách, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nhất là người già, trẻ em, người yếu thế; di chuyển tài sản đến nơi an toàn.
Hai Duong: Khan truong so tan nguoi dan tai nhung khu vuc nguy hiem

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại xã Thanh Hồng (huyện Thanh Hà) 

Các điểm sơ tán phải bảo đảm an toàn, đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, bảo đảm an toàn cho người dân là trên hết.
Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các ngành và địa phương liên quan căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại có phương án xử lý ngay các cửa xả nước của nhà máy bảo đảm an toàn mực nước cho diện tích sản xuất nông nghiệp phía trong đê. Nếu cần thiết phải đóng một số tổ máy để bảo đảm an toàn.
Hai Duong: Khan truong so tan nguoi dan tai nhung khu vuc nguy hiem-Hinh-2

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra tại điểm đê xung yếu trên sông Kinh Thầy 

Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, các điểm xung yếu, phân công rõ người, rõ việc kiểm tra từng mét đê; chủ động phát hiện, xử lý những điểm mạch đùn, mạch sùi và xử lý kịp thời các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu có sự cố. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu lưu ý các địa phương tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; kịp thời báo cáo khi có sự cố, tình huống bất thường…
Trước đó, tối ngày 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu chủ trì họp khẩn để triển khai các biện pháp cấp bách nhằm kịp thời ứng phó với lũ và bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Hai Duong: Khan truong so tan nguoi dan tai nhung khu vuc nguy hiem-Hinh-3
Lực lượng chức năng tại các điểm canh đê. 
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu tinh thần chủ động, không chủ quan, lơ là. Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt lưu ý vấn đề bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng của người dân phát được đặt lên hàng đầu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.
Đồng thời yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các địa phương nắm chắc tình hình, thực hiện ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” tại các khu vực trọng điểm xung yếu về đê điều để sẵn sàng xử lý kịp thời và ứng phó với tình huống xấu có thể phát sinh. Phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm đối với từng người.
Sáng 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát lệnh báo động số II trên hệ thống sông Thái Bình.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tổng thiệt hại mà bão số 3 để lại, thương vong và mất mát

  

Bão Yagi sẽ đổ bộ vào đất liền vào khoảng thời gian nào?

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và đêm 7/9, bão số 3 đổ bộ đất liền, gây mưa lớn, ngập lụt diện rộng.

Chiều 5/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tiếp tục tổ chức cuộc họp triển khai các nhiệm vụ ứng phó siêu bão số 3 (Yagi). Theo các chuyên gia khí tượng, trưa nay 5/9, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão với sức gió lên tới cấp 16 và giật cấp 17. Bão hiện đang trong quá trình thay đổi hoàn lưu và mắt bão, dự kiến sẽ đạt cường độ cực đại từ chiều tối nay (5/9) đến ngày mai (6/9).
Bao Yagi se do bo vao dat lien vao khoang thoi gian nao?

Mắt bão số 3 hồi 14 giờ chiều 5/9. 

Hà Nội: Di dời 160 dân chung cư A7 Tân Mai tránh bão Yagi

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, UBND quận Hoàng Mai đã di dời 48 hộ dân với 160 nhân khẩu ở chung cư A7 Tân Mai đến Trường tiểu học Tân Mai.

Ha Noi: Di doi 160 dan chung cu A7 Tan Mai tranh bao Yagi
 Để đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ bão Yagi đổ bộ, chính quyền phường Tân Mai đã quyết định di dời 48 hộ dân với 160 nhân khẩu đến trường tiểu học Tân Mai vừa mới xây cách đó 300m. 

Lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng chống bão số 3 Yagi

Sáng 7/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 3.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/9, trước tình hình bão số 3 với cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão.
Lap Bo Chi huy tien phuong tai Hai Phong chong bao so 3 Yagi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi diễn biến bão số 3 đang đổ bộ vào các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, TP. Hải Phòng - Ảnh: VGP 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.