Ba loại hình tháp cổ độc đáo của đất nước Việt Nam

Ba loại hình tháp cổ độc đáo của đất nước Việt Nam

Ba kiểu tháp ấn tượng này gắn liền với ba nền văn hóa đặc sắc, thể hiện sự đa dạng văn hóa của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

1.  Bảo tháp Phật giáo là loại hình kiến trúc đặc trưng, gắn liền với đạo Phật. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bảo tháp là các stupa (phù đồ) mang mục đích tưởng niệm Đức Phật ở Ấn Độ. Ảnh: Tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc.
1. Bảo tháp Phật giáo là loại hình kiến trúc đặc trưng, gắn liền với đạo Phật. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bảo tháp là các stupa (phù đồ) mang mục đích tưởng niệm Đức Phật ở Ấn Độ. Ảnh: Tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc.
Các bảo tháp Phật giáo cổ xưa ở Việt Nam mang đặc điểm chung là có nhiều tầng, thu hẹp dần từ dưới lên trên và diềm mái đua ra ở các mặt. Đây cũng là nét đặc trưng của bảo tháp ở các nước Đông Á, gồm cả Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Ảnh: Tháp Diệu Quang ở chùa Liên Phái, Hà Nội.
Các bảo tháp Phật giáo cổ xưa ở Việt Nam mang đặc điểm chung là có nhiều tầng, thu hẹp dần từ dưới lên trên và diềm mái đua ra ở các mặt. Đây cũng là nét đặc trưng của bảo tháp ở các nước Đông Á, gồm cả Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Ảnh: Tháp Diệu Quang ở chùa Liên Phái, Hà Nội.
Việt Nam hiện bảo tồn được nhiều bảo tháp Phật giáo có tuổi đời hàng thế kỷ, đa phần ở khu vực miền Bắc. Các công trình này rất đa dạng về quy mô và kiểu dáng kiến trúc. Ảnh: Tháp Báo Nghiêm ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
Việt Nam hiện bảo tồn được nhiều bảo tháp Phật giáo có tuổi đời hàng thế kỷ, đa phần ở khu vực miền Bắc. Các công trình này rất đa dạng về quy mô và kiểu dáng kiến trúc. Ảnh: Tháp Báo Nghiêm ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
Tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn có từ thời Trần, là hai bảo tháp Phật giáo cổ nhất Việt Nam còn đứng vững. Hình ảnh tháp Phổ Minh xuất hiện trên tờ tiền 100 đồng phát hành năm 1991 đã trở nên quen thuộc với hàng chục triệu người Việt. Ảnh: Tháp Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Nam Định.
Tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn có từ thời Trần, là hai bảo tháp Phật giáo cổ nhất Việt Nam còn đứng vững. Hình ảnh tháp Phổ Minh xuất hiện trên tờ tiền 100 đồng phát hành năm 1991 đã trở nên quen thuộc với hàng chục triệu người Việt. Ảnh: Tháp Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Nam Định.
2. Tháp Chăm là loại hình kiến trúc gắn liền với nên văn hóa Chăm Pa, vương quốc cổ hưng thịnh ở khu vực miền Trung của Việt Nam từ hơn một thiên niên kỷ trước. Ảnh: Tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận.
2. Tháp Chăm là loại hình kiến trúc gắn liền với nên văn hóa Chăm Pa, vương quốc cổ hưng thịnh ở khu vực miền Trung của Việt Nam từ hơn một thiên niên kỷ trước. Ảnh: Tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận.
Mỗi đền tháp Chăm thường là một quần thể có nhiều công trình kiến trúc khác nhau, đều được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ, hầu hết ở trên những đồi cao, có tầm nhìn bao quát một khu vực rộng lớn. Ảnh: Tháp Po Nagar ở Khánh Hòa.
Mỗi đền tháp Chăm thường là một quần thể có nhiều công trình kiến trúc khác nhau, đều được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ, hầu hết ở trên những đồi cao, có tầm nhìn bao quát một khu vực rộng lớn. Ảnh: Tháp Po Nagar ở Khánh Hòa.
Mặt bằng tháp đa số là hình vuông, có cửa chính mở về hướng Đông. Nét đặc sắc kiến trúc tập trung ở phần mái với những chi tiết trang trí tinh xảo. Gạch xây tháp được kết dính với nhau bằng loại keo được tinh chế từ cây dầu rái. Ảnh: Tháp Bánh Ít ở Bình Định.
Mặt bằng tháp đa số là hình vuông, có cửa chính mở về hướng Đông. Nét đặc sắc kiến trúc tập trung ở phần mái với những chi tiết trang trí tinh xảo. Gạch xây tháp được kết dính với nhau bằng loại keo được tinh chế từ cây dầu rái. Ảnh: Tháp Bánh Ít ở Bình Định.
Ngày nay, hàng chục di tích tháp Chăm đang được gìn giữ vào bảo tồn ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong đó, thánh địa Mỹ Sơn là di sản Chăm Pa mang tầm vóc đặc biệt, đã được UNECO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ảnh: Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
Ngày nay, hàng chục di tích tháp Chăm đang được gìn giữ vào bảo tồn ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong đó, thánh địa Mỹ Sơn là di sản Chăm Pa mang tầm vóc đặc biệt, đã được UNECO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ảnh: Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
3. Tháp Lào là một loại hình tháp cổ độc đáo nhưng không được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Về mặt lịch sử, tượng tự các bảo tháp Phật giáo của người Việt, tháp Lào cũng có nguồn gốc từ stupa Phật giáo, nhưng ít biến đổi hơn nhiều. Ảnh: Tháp Mường Luân ở tỉnh Điện Biên.
3. Tháp Lào là một loại hình tháp cổ độc đáo nhưng không được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Về mặt lịch sử, tượng tự các bảo tháp Phật giáo của người Việt, tháp Lào cũng có nguồn gốc từ stupa Phật giáo, nhưng ít biến đổi hơn nhiều. Ảnh: Tháp Mường Luân ở tỉnh Điện Biên.
Các tòa tháp Lào có điểm chung là mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu. Dạng tháp này luôn gắn liền với các ngôi chùa Phật giáo Nam tông. Ảnh: Tháp Chiềng Sơ ở tỉnh Điện Biên.
Các tòa tháp Lào có điểm chung là mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu. Dạng tháp này luôn gắn liền với các ngôi chùa Phật giáo Nam tông. Ảnh: Tháp Chiềng Sơ ở tỉnh Điện Biên.
Ngày nay các tháp Lào được ghi nhận ở khu vực gần biên giới với nước bạn Lào ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Nghệ An. Các tòa tháp đều có từ thế kỷ 16, khi một số cộng đồng cư dân Lào chạy sang Việt Nam tị nạn trước cuộc xâm lược của Miến Điện. Ảnh: Tháp Mường Và, tỉnh Sơn La.
Ngày nay các tháp Lào được ghi nhận ở khu vực gần biên giới với nước bạn Lào ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Nghệ An. Các tòa tháp đều có từ thế kỷ 16, khi một số cộng đồng cư dân Lào chạy sang Việt Nam tị nạn trước cuộc xâm lược của Miến Điện. Ảnh: Tháp Mường Và, tỉnh Sơn La.
Sau nhiều thế kỷ, các cư dân Lào đã hồi hương, những ngôi chùa gắn với tháp đều đã mai một. Chỉ còn những tòa tháp trăm tuổi đứng sừng sững như minh chứng cho sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Lào trong lịch sử... Ảnh: Tháp Mường Bám, tỉnh Sơn La.
Sau nhiều thế kỷ, các cư dân Lào đã hồi hương, những ngôi chùa gắn với tháp đều đã mai một. Chỉ còn những tòa tháp trăm tuổi đứng sừng sững như minh chứng cho sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Lào trong lịch sử... Ảnh: Tháp Mường Bám, tỉnh Sơn La.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.