Phát hiện kim tự tháp khổng lồ Trung Quốc, lộ chân dung một vị vua

Phát hiện kim tự tháp khổng lồ Trung Quốc, lộ chân dung một vị vua

Các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tìm thấy hình vẽ tạc vào đá dưới chân kim tự tháp khổng lồ 4.200 năm tuổi của Trung Quốc. Họ cho rằng hình vẽ đó có thể là chân dung một vị vua.

Tại  kim tự tháp Shimao 4.200 năm tuổi ở thành phố Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, các chuyên gia tìm thấy một hình vẽ tạc vào đá nghi là chân dung một hoàng đế.
Tại kim tự tháp Shimao 4.200 năm tuổi ở thành phố Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, các chuyên gia tìm thấy một hình vẽ tạc vào đá nghi là chân dung một hoàng đế.
Theo giáo sư Shao Jing - phó trưởng nhóm khảo cổ học của nhóm khai quật Shimao, trong số các tác phẩm điêu khắc lớn nhất được tìm thấy tại kim tự tháp cổ xưa này, đáng chú ý là một hình vẽ tạc vào đá có thể là chân dung của một vị vua.
Theo giáo sư Shao Jing - phó trưởng nhóm khảo cổ học của nhóm khai quật Shimao, trong số các tác phẩm điêu khắc lớn nhất được tìm thấy tại kim tự tháp cổ xưa này, đáng chú ý là một hình vẽ tạc vào đá có thể là chân dung của một vị vua.
Hình vẽ đó là một phần của tác phẩm điêu khắc đá dài 2m bao gồm 3 khuôn mặt. Hai trong số đó đã được các chuyên gia khai quật hoàn toàn. Các khuôn mặt đeo hoa tai, biểu cảm trang trọng, mắt hơi lồi và miệng rộng với hàm răng lộ rõ.
Hình vẽ đó là một phần của tác phẩm điêu khắc đá dài 2m bao gồm 3 khuôn mặt. Hai trong số đó đã được các chuyên gia khai quật hoàn toàn. Các khuôn mặt đeo hoa tai, biểu cảm trang trọng, mắt hơi lồi và miệng rộng với hàm răng lộ rõ.
Khuôn mặt ở phía tây dài khoảng 80 cm, cao 50 cm, đầu đội vương miện. Đây là chân dung lớn nhất trong các tác phẩm chạm khắc trên đá ở kim tự tháp Shimao.
Khuôn mặt ở phía tây dài khoảng 80 cm, cao 50 cm, đầu đội vương miện. Đây là chân dung lớn nhất trong các tác phẩm chạm khắc trên đá ở kim tự tháp Shimao.
Giáo sư Shao và nhóm nghiên cứu tin rằng, bức chân dung còn lại là hình ảnh của một vị vua. Nguyên do là bởi gương mặt ở phía đông đã được khai quật dường như nằm ở trung tâm của bức điêu khắc và có thể là hình ảnh vị vua của tổ tiên của người Shimao.
Giáo sư Shao và nhóm nghiên cứu tin rằng, bức chân dung còn lại là hình ảnh của một vị vua. Nguyên do là bởi gương mặt ở phía đông đã được khai quật dường như nằm ở trung tâm của bức điêu khắc và có thể là hình ảnh vị vua của tổ tiên của người Shimao.
Các chuyên gia cho hay những hình chạm khắc trên đá tại kim tự tháp Shimao được người xưa tạo ra với quan niệm khắc hình ảnh của những vị vua hay giới quý tốc sẽ giúp bảo vệ cung điện này.
Các chuyên gia cho hay những hình chạm khắc trên đá tại kim tự tháp Shimao được người xưa tạo ra với quan niệm khắc hình ảnh của những vị vua hay giới quý tốc sẽ giúp bảo vệ cung điện này.
Kim tự tháp Shimao cao hơn 70m, tương đương 1/2 chiều cao của các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng cùng thời. Theo giáo sư Sun Zhouyong - trưởng nhóm khảo cổ Shimao, kim tự tháp Shimao được xây dựng trước khi nhà Hạ (2070 trước Công nguyên - 1600 trước Công nguyên) được thành lập.
Kim tự tháp Shimao cao hơn 70m, tương đương 1/2 chiều cao của các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng cùng thời. Theo giáo sư Sun Zhouyong - trưởng nhóm khảo cổ Shimao, kim tự tháp Shimao được xây dựng trước khi nhà Hạ (2070 trước Công nguyên - 1600 trước Công nguyên) được thành lập.
Khác với nhiều kim tự tháp chủ yếu được dùng vì muc đích tôn giáo, trên đỉnh kim tự tháp Shimao là một cung điện trải dài hơn 80.000 m2.
Khác với nhiều kim tự tháp chủ yếu được dùng vì muc đích tôn giáo, trên đỉnh kim tự tháp Shimao là một cung điện trải dài hơn 80.000 m2.
Bên trong cung điện, các chuyên gia phát hiện một số cấu trúc phức tạp bao gồm một hồ nuôi cá sấu trong vườn. Shimao nhìn ra một thành phố rộng lớn có tường bao quanh.
Bên trong cung điện, các chuyên gia phát hiện một số cấu trúc phức tạp bao gồm một hồ nuôi cá sấu trong vườn. Shimao nhìn ra một thành phố rộng lớn có tường bao quanh.
Phân tích ADN các bộ hài cốt được tìm thấy tại đây cho thấy hầu hết cư dân ở đây đều là người Trung Quốc. Tuy nhiên, danh tính của giai cấp cai vẫn còn là một bí ẩn vì nền văn minh cổ đại dường như đã biến mất đột ngột cách đây 3.800 năm và không để lại bất cứ thông tin nào.
Phân tích ADN các bộ hài cốt được tìm thấy tại đây cho thấy hầu hết cư dân ở đây đều là người Trung Quốc. Tuy nhiên, danh tính của giai cấp cai vẫn còn là một bí ẩn vì nền văn minh cổ đại dường như đã biến mất đột ngột cách đây 3.800 năm và không để lại bất cứ thông tin nào.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT