Án treo cho 6 cán bộ BV Nội tiết Trung ương “đục” tiền nhà nước?

(Kiến Thức) - 6 cán bộ BV Nội tiết Trung ương trong vụ "đục" tiền nhà nước gây xôn xao dư luận được Viện kiểm sát đề nghị cho hưởng án treo.

Án treo cho 6 cán bộ BV Nội tiết Trung ương “đục” tiền nhà nước?

Sau 2 lần hoãn phiên tòa, đến 11/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở lại xét xử đối với 6 bị cáo nguyên là cán bộ, bác sỹ BV Nội tiết Trung ương gồm: Mai Anh Tuấn, Bác sỹ, Phó phòng chỉ đạo tuyến; Vũ Minh Phúc, Bác sỹ, Cán bộ phòng chỉ đạo tuyến; Nguyễn Thị Ngọc Anh, Cán bộ phòng chỉ đạo tuyến; Lê Phong, Bác sỹ, Phó phòng chỉ đạo tuyến; Nguyễn Quốc Việt, Bác sỹ, Phó phòng chỉ đạo tuyến; Nguyễn Văn Tuấn, Cán bộ phòng chỉ đạo tuyến.

Tình tiết vụ án

Trong bản cáo trạng ghi rõ, từ năm 2010 - 2011 thực hiện kế hoạch xây dựng mạng lưới tuyên truyền, phòng bệnh từ những cán bộ không hưởng lương thuộc tuyến xã, phường của Bộ Y tế. Ông Nguyễn Vinh Quang – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TW, kiêm Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Nội tiết TW đã triển khai nhiều lớp tập huấn cho cán bộ không hưởng lương trong nhiều tỉnh trên toàn quốc.

Thực hiện chỉ đạo từ Phó Giám đốc Bệnh viện nội tiết, Nguyễn Vinh Quang, ngày 15/11/2010, Trung tâm dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh nhận được công văn số 569/BVNTTW gửi đề nghị phối hợp tổ chức lớp tập huấn truyền thông về phòng chống bệnh lý tuyến giáp cho cán bộ không lương.
An treo cho 6 can bo BV Noi tiet Trung uong
 Phiên tòa xét xử các bị cáo về tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, diễn ra ngày 11/11

Phó trưởng phòng truyền thông Trung tâm chỉ đạo tuyến: Mai Anh Tuấn cùng hai cán bộ hợp đồng của Bệnh viện là Bác sỹ Vũ Minh Phúc và cán bộ Nguyễn Thị Ngọc Anh mang công văn xuống Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng, và Trung tâm Y tế quận Dương Kinh (Hải Phòng) để tổ chức lớp tập huấn “Bệnh lý tuyến giáp”. Lớp tập huấn được diễn ra 2 ngày là 26 và 27/11/2010 cho 60 học viên là các cán bộ của Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân của 10 xã thuộc huyện Tiên Lãng – Hải Phòng. Theo sổ sách, chứng từ, số tiền cho lớp tập huấn này là 70 triệu đồng.

Điều đáng nói là khi Cơ quan điều tra vào cuộc đã phát hiện, trong 60 học viên tham gia khóa học có tên trong danh sách đều không đi học và cũng không nhận tiền từ phía Bệnh viện Nội tiết TW.

Tương tự, các khóa tập huấn ở Ninh Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh….các đối tượng trên cũng lập ra những “kịch bản ma” để rút ruột tiền dự án. Cụ thể, Tp. Hồ Chí Mình là 86.665.000đồng; Ninh Bình: 65.960.0000…

Trước dư luận của xã hội, Cơ quan CSĐT đã vào cuộc điều tra đưa ra bản kết luận số 479/KLĐT-PC46-DD9, ngày 27/10/2014 vạch trần những thủ đoạn của ê kíp trên và chuyển cho Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Hà Nội để nghị khởi tố vụ án.

Trong ngày 11/11/2015, Tòa án nhân dân Tp. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử lần thứ 3 đối với các bị cáo trên. Cuối cùng, Viện kiểm sát đề nghị với Hội đồng xét xử đối với các bị cáo hưởng án treo. Trong đó: Lê Phong 30 – 36 tháng; Mai Anh Tuấn 24 -36 tháng; Vũ Minh Phúc: 30 -36 tháng; Nguyễn Thị Ngọc Anh: 18 – 24 tháng; Nguyễn Văn Tuấn 24 – 30 tháng; Nguyễn Quốc Việt: 24 -30 tháng. Cấm các bị cáo đảm nhiệm chức vụ từ 1-3 năm, phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng.

Dự kiến, chiều nay, 12/11, Tòa án nhân dân Tp.Hà Nội sẽ tuyên án các bị cáo.

Vụ án tham nhũng ALC II: 3 án tử, 4 án chung thân

(Kiến Thức) - TAND TP.HCM đã tuyên phạt 3 án tử hình, 4 án chung thân và 69 năm tù giam với các bị cáo trong vụ an tham nhũng ALC II.

Vụ án tham nhũng ALC II: 3 án tử, 4 án chung thân

Chiều 26/9, TAND TP.HCM đã tuyên phạt 3 án tử hình, 4 án chung thân và 69 năm tù cho các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II, thuộc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam).

Ba bị cáo bị tuyên án tử hình là Vũ Quốc Hảo (SN 1955, ngụ Q.7, nguyên Tổng giám đốc ALC II), Phạm Minh Tuấn (SN 1958, ngụ Q.10, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cát Long Hải) và Hoàng Lộc (SN 1965, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giám định, thẩm định Việt Nam - Vivaco).

Đối tượng tham nhũng thường có chức, liên kết thành nhóm lợi ích

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết như trên trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng nay 20/10.

Đối tượng tham nhũng thường có chức, liên kết thành nhóm lợi ích

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, tham nhũng ở nước ta ngày càng khó phát hiện.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, tham nhũng ở nước ta ngày càng khó phát hiện. 

Giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức

Lãnh đạo gửi tiền nước ngoài để “tuồn” tài sản tham nhũng

(Kiến Thức) - Theo ông Ngô Văn Sửu, đề xuất cấm lãnh đạo gửi tiền ở nước ngoài là tốt, đánh đúng kẽ hở bấy lâu nay trong công tác phòng chống tham nhũng.

Lãnh đạo gửi tiền nước ngoài để “tuồn” tài sản tham nhũng
Theo ông Ngô Văn Sửu (nguyên Vụ trưởng vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương), đề xuất cấm lãnh đạo gửi tiền ở nước ngoài là tốt, rất đáng mừng, nhưng kiểm soát thế nào là vấn đề nan giải nhất. Các ngân hàng lớn trên thế giới có nguyên tắc bảo mật danh tính khách hàng, họ coi đó là nguyên tắc tối thượng. Để kiểm soát được lãnh đạo gửi tiền ra nước ngoài, cần liên kết với các tổ chức chống tham nhũng quốc tế chứ không chỉ là các quy định riêng lẻ.
Gửi ra nước ngoài là an toàn nhất

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới