Món ăn bài thuốc từ chim bồ câu giúp thận khỏe, gan mạnh
(Khỏe Plus 24h) - Chim bồ câu được coi là thuốc quý trong Đông y, thậm chí có tác dụng chẳng kém đông trùng hạ thảo. Ngay từ thời nhà Đường, thịt chim bồ câu đã được liệt kê trong nhóm trị bệnh bằng món ăn.
Những món ăn bài thuốc từ thịt lươn giúp bồi bổ sức khỏe
(VietnamDaily) - Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ngon bồi bổ, chữa bệnh. Đông y xem thịt lươn như một vị thuốc quý để trị chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ....
Lươn tính ôn, vị ngọt, có công năng bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt. Ảnh: Internet. |
Dưới đây là những món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lươn:
Bài thuốc từ lươn chữa khí huyết hư nhược cho người già: Lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.
Chữa tiêu chảy ở trẻ em: Lươn 125g, kê nội kim (màng mề gà) 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun một giờ, cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.
Chữa khí huyết hư nhược cho phụ nữ sau khi sinh: Lươn 250g, gia vị đủ dùng. Lươn bỏ ruột, rửa sạch, chặt ra từng khúc ướp rượu, cho vào nồi hấp chín, lấy ra dùng. Món ăn này cũng thích hợp với người bệnh lâu mới khỏi.
Chữa trẻ biếng ăn, ra mồ hôi trộm: Lươn 1 con (250 - 300g), kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt khúc dài 6cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương chưng chín, cho bột ngọt vào trộn đều.
Món ăn từ lươn chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em: Thịt lươn 300g, đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g, hành tây 25g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn cái uống nước.
Chúng ta có thể dùng món lươn bung chuối đậu để chữa thiếu máu do khí hư không sinh huyết. |
Món ăn bài thuốc trị bất lực, yếu sinh lý cho nam giới
(VietnamDaily) - Bất lực hay tình trạng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới, là vấn đề khó nói không ít quý ông mắc phải. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị bất lực sau.
Tôm he xào dầu gừng: Tôm he ngâm với rượu gạo khoảng 30 phút rồi lấy ra xào với dầu gừng trên ngọn lửa xanh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này có tác dụng bổ thận, tráng dương, trị bất lực, rất tốt để tăng cường sinh lý nam giới. Dùng liên tục món này trong 7 - 14 ngày. Ảnh: Internet. |
Tôm nõn nấu rau hẹ: Tôm nõn và hẹ làm sạch, xào với dầu vừng, dùng lửa to, thêm gia vị. Bạn cần ăn liên tục 7 ngày để có tác dụng bổ thận tráng dương.
|
Cà rốt hầm thịt dê: 500 g cà rốt hầm nhừ với 500 g thịt dê, ngày ăn 1 lần liên tục trong 7 ngày để có tác dụng tráng dương.
|
Gan dê xào hẹ: Gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng: ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan giúp cơ thể cường tráng sinh lực dồi dào. Ảnh: Internet.
|
Đuôi lợn hầm: Đuôi lợn (250 g) hầm nhừ với tục đoạn (250 g) và đỗ trọng (250 g), ăn liên tục trong 7 ngày sẽ có tác dụng bổ trung, ích khí, cử mạnh cương, trị bệnh di tinh. Ảnh: Bao phu nu.
|
Cháo cá chép: Cá chép một con 1kg, vừng đen 1,5kg, gạo nếp 0,5kg. Nấu cháo, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh khỏe, trẻ trung lâu dài. Ảnh: SKĐS.
|
Dương vật bò hầm: Khởi tử 50g, dương vật bò 1 bộ. Dương vật bò rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đất, đổ ít rượu trắng và khởi tử vào rồi hầm cách thủy. Tác dụng: bổ thận tráng dương, chữa di tinh, tiểu đêm nhiều lần, người già suy nhược. Cần ăn liên tục 7 ngày. Ảnh: Vietbao. |
Nước ép gừng: Gừng được xem là xu hướng điều trị khắc phục chứng bất lực, yếu sinh lý nam giới ở Châu Âu. Cách dùng đơn giản nhất là đập dập 1 lát gừng ngậm trước khi lên giường. Nhưng thông dụng nhất là dùng nước ép gừng pha với mật ong và trứng gà luộc, mỗi thứ 1/2 muỗng cà phê hòa chung lại và uống lâu dài. Ảnh: SKĐS.
|
Cá chạch: Theo Đông Y, cá chạch có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tráng dương bổ huyết, chống lão hóa.
|
Cá chạch chữa liệt dương: Nhục quế và phụ phiến nấu lấy nước, bỏ bã; cá chạch (250 g) làm sạch nhớt, bỏ đầu, lấy thịt nấu cháo với nước nhục quế và phụ phiến. Khi cháo chín thêm vào ít muối và vài lát gừng, ăn nóng. Ảnh: Vietbao.
|
Trị suy giảm ham muốn: 5 - 6 con cá chạch làm sạch nhớt, lóc riêng xương và thịt, đem xương chiên mềm rồi cho thịt vào đảo sơ. Tiếp tục đun nhỏ lửa cá với 300 ml rượu và vài lát gừng trong khoảng 30 phút. Khi nước cá chuyển sang màu trắng đục thì vớt bỏ lớp dầu, nêm nếm muối, tiêu vừa ăn. Ảnh: Internet.
|
Cá diếc: Cũng như cá chạch, đây cũng là 1 vị thuốc dùng trong đông y chữa bệnh sinh lý rất tốt giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận cố tinh, tăng cường khả năng "yêu", chữa bất lực. Cá diếc làm sạch, cho vào nồi cùng với kim anh tử, đổ xấp nước và hầm nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Ảnh: Zing. |
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.