(Kiến Thức) - Ấn Độ và Việt Nam có thể ký một thỏa thuận quốc phòng, theo đó các phi công Việt Nam sẽ được đào tạo vận hành tiêm kích Sukhoi Su-30.
Hoàng Lê
Đây là thông tin mà tờ RIR có được từ quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Thỏa thuận này có thể sẽ được kí kết trong tháng 9.
"Các chi tiết đang được hoàn thiện trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đến Việt Nam", nguồn tin nói. Trước đó, Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ hợp tác đào tạo cán bộ trong việc vận hành tàu ngầm Kilo cùng tiêm kích Su-30.
Phi công Su-30MK2 và cán bộ kĩ thuật Trung đoàn 923.
Đến năm 2015, Việt nam sẽ có trong biên chế 36 máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2 do Nga sản xuất. Hiện Không quân Ấn Độ đang khai thác lượng lớn máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-30MKI do Sukhoi và Hindustan Aeronautics Limited hợp tác sản xuất. Vì vậy, rõ ràng nước này có nhiều kinh nghiệm trong việc huấn luyện phi công bay Su-30.
Ấn Độ cũng đã đồng ý đào tạo 500 thủy thủ Việt Nam để vận hành 6 tàu ngầm động cơ diesel-điện Kilo 636 được nhập khẩu từ Nga. Hiện, 2 chiếc Kilo mang tên HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM đã về tới quân cảng Cam Ranh, Việt Nam.
Ngoài các thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ, Ấn Độ cũng sẽ xem xét việc bán tên lửa chống tàu siêu thanh cực kỳ hiện đại BrahMos cho Việt Nam, mặc dù một thỏa thuận chính thức không phải là "sắp xảy ra".
Trợ lý của ông Biden lặng lẽ trao vali hạt nhân cho cấp dưới Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức, hoàn tất quy trình chuyển giao "không khoảng trống".
Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.
Quân đội Nga đã đột phá thành công vào pháo đài Chasov Yar, bất chấp việc quân Ukraine chiến đấu tử thủ tại đây và số phận của pháo đài Chasov Yar, bước vào thời gian đếm ngược.
Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.
Quân đội Nga tiến công trên hướng chính diện rộng tới 40 km ở khu vực nam Donbass, quân Ukraina quá phụ thuộc vào UAV, phải lấy lính đặc nhiệm làm bia đỡ đạn thay bộ binh.
Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.
Quân đội Nga đang bao vây tàn dư của 5 lữ đoàn Ukraine trong một vòng vây ở phía Tây Kurakhovo; đồng thời nhanh chóng tiến về phía tính Dnieper, chỉ còn cách vài km.
Theo các chỉ huy Ukraine, những binh sĩ quá trẻ thường thiếu động lực, mục tiêu chiến đấu và không muốn bị đẩy vào các mặt trận khốc liệt ở Donbass hay Kursk.