Việt Nam đề nghị Ấn Độ đào tạo phi công Su-30

(Kiến Thức) - Bên cạnh đề nghị cung cấp vũ khí, Việt Nam cũng đã đưa ra đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo phi công lái tiêm kích Su-30.

Theo tờ RIR, trong chuyến thăm New Delhi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam đã đưa ra đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo huấn luyện phi công lái máy bay Su-30MK/MK2.
Đáp lại, New Delhi cho biết là đã sẵn sàng để cung cấp việc đào tạo huấn luyện cho các phi công Su-30 cho Việt Nam.
Ấn Độ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc vận hành các máy bay tiêm kích đa năng Su-30. Ngay từ giữa những năm 1990, Ấn Độ nhập khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-30 của Nga và hiện nay nước này là quốc gia sở hữu số lượng Su-30 lớn nhất, với 116 chiếc hoạt động (biến thể Su-30MKI).
Phi công và đội ngũ kỹ thuật tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Trung đoàn 923 Yên Thế. Ảnh: Người Lao Động
 Phi công và đội ngũ kỹ thuật tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Trung đoàn 923 Yên Thế. Ảnh: Người Lao Động
Ngoài việc huấn luyện đào tạo phi công Su-30 cho Việt Nam, Ấn Độ đã bắt đầu việc huấn luyện 500 thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại trường INS Satavahana ở Visakhapatnam.
Trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana là một trong những cái nôi đào tạo thủy thủy tàu ngầm trong và ngoài nước uy tín trên thế giới hiện nay. Nơi đây được trang bị hệ thống huấn luyện mô phỏng hiện đại.
Phía Ấn Độ khẳng định, nước này sẽ nỗ lực huấn luyện để tăng cường sức mạnh cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Riêng về lĩnh vực đào tạo thủy thủ tàu ngầm, Hải quân Ấn Độ đã có nhiều kinh nghiệm khai thác tàu ngầm Kilo (biến thể của Ấn Độ là Project 877EKM) từ giữa những năm 1980, do đó có thể giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ấn Độ giúp Việt Nam linh kiện, phụ tùng duy trì hoạt động tàu cao tốc lớp Osa II.
 Ấn Độ giúp Việt Nam linh kiện, phụ tùng duy trì hoạt động tàu cao tốc lớp Osa II.
Trong nhiều năm trở lại đây, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động hợp tác quân sự với Việt Nam trên một số lĩnh vực nhất định, điển hình là việc cung cấp phụ tùng linh kiện vũ khí thời Liên Xô. Ví dụ, Ấn Độ được cho là đã chuyển giao một số linh kiện cho Việt Nam duy trì hoạt động tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 và tàu cao tốc tên lửa Osa II.
Ngoài ra, đã từng có tin là Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam nâng cấp hiện đại hóa tiêm kích MiG-21bis/MF lên tiêu chuẩn MiG-21Bison đem lại khả năng chiến đấu mới (nâng cấp thay thế radar, mở rộng bộ vũ khí trên MiG-21 với tên lửa, bom hiện đại).

Phi công KQND Việt Nam khắc phục sự cố cứu máy bay

Hai phi công Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển máy bay L-39 đã bình tĩnh xử lý kịp thời sự cố trên không, hạ cánh an toàn.

Sáng 12/7, Trung đoàn Không quân 910 (Trường Sĩ quan Không quân) tổ chức bay huấn luyện 58 lần chiếc. Công tác chuẩn bị chu đáo từ phi công đến các bộ phận thông tin, hậu cần, kỹ thuật. Trung sĩ học viên Lương Nguyễn Hữu Phước hôm đó thực hiện bài bay biên đội công kích mục tiêu trên không với sự hướng dẫn của thầy giáo Đại úy Tô Anh Tuấn, Biên đội trưởng.

Xem những “lớp học trên trời” tốt nhất ĐNA

(Kiến Thức) - L-39C, K-8, BAE Hawk… hiện là những loại máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực tốt nhất khu vực Đông Nam Á.

Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm 2 chỗ ngồi L-39C hiện phục vụ chủ yếu trong Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Hoàng gia Campuchia. Đây là một trong những loại máy bay huấn luyện phổ biến trên thế giới (hoạt động ở 30 quốc gia) do hãng Aero Vodochody (Tiệp Khắc) phát triển từ những năm 1960.
 Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm 2 chỗ ngồi L-39C hiện phục vụ chủ yếu trong Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Hoàng gia Campuchia. Đây là một trong những loại máy bay huấn luyện phổ biến trên thế giới (hoạt động ở 30 quốc gia) do hãng Aero Vodochody (Tiệp Khắc) phát triển từ những năm 1960.
Hiện nay, Không quân Hoàng gia Campuchia sở hữu khoảng 5 chiếc L-39 vừa làm nhiệm vụ huấn luyện vừa làm nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ.
Hiện nay, Không quân Hoàng gia Campuchia sở hữu khoảng 5 chiếc L-39 vừa làm nhiệm vụ huấn luyện vừa làm nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ. 

Tin mới