Ai đứng sau công ty nhựa Việt Nhật nợ BHXH gần 2,9 tỷ?

Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật được thành lập từ năm 2002, do ông Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1958 là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Mới đây, bảo hiểm xã hội TP Hà Nội ban hành danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 1/2025. Số liệu tính đến hết ngày 31/1/2025, dữ liệu lấy ngày 5/2/2025.
Trong danh sách này, Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật tại xã Dân Hòa, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội với mã số thuế 0101209181 nợ gần 2,9 tỷ đồng tiền BHXH.
Ai dung sau cong ty nhua Viet Nhat no BHXH gan 2,9 ty?
Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật nợ gần 2,9 tỷ đồng tiền BHXH. (Ảnh chụp màn hình).
Về Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật, tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, công ty được thành lập từ năm 2002, có trụ sở tại số 31 Nguyễn Thiệp, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là sản xuất sản phẩm từ plastic.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ông Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1958.
Về tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp, thông tin từ VietnamFinance cho biết, ngày 13/9/2017 trước khi thay đổi đăng ký, Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật sở hữu vốn điều lệ là 65 tỷ đồng với hai thành viên góp vốn là ông Nguyễn Văn Thành góp 32,5 tỷ và bà Vũ Thị Thuý góp 32,5 tỷ.
Ai dung sau cong ty nhua Viet Nhat no BHXH gan 2,9 ty?-Hinh-2
 Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật do ông Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1958 là người đại diện theo pháp luật.
Tiếp đó, ngày 13/9/2017 Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật đăng ký nâng vốn điều lệ lên 170 tỷ đồng với hai thành viên góp vốn là ông Nguyễn Văn Thành góp 85 tỷ và bà Vũ Thị Thuý góp 85 tỷ. Tới ngày 17/12/2020, doanh nghiệp nâng vốn lên 250 tỷ đồng, mỗi thành viên là 50% vốn góp (Nguyễn Văn Thành góp 125 tỷ đồng và bà Vũ Thị Thuý góp 125 tỷ đồng).
Ngày 16/6/2022, Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật nâng vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng với hai thành viên góp vốn là ông Nguyễn Văn Thành góp 225 tỷ và bà Vũ Thị Thuý góp 225 tỷ. Gần nhất, ngày 16/6/2023, doanh nghiệp nâng vốn lên 600 tỷ (ông Nguyễn Văn Thành góp 300 tỷ đồng và bà Vũ Thị Thuý góp 300 tỷ đồng).

Lý do người lao động xếp hàng rút BHXH 1 lần

Người lao động xếp hàng rút BHXH một lần để có tiền trang trải cuộc sống, và có tâm lý lo ngại chính sách về BHXH sẽ thay đổi...

Những ngày gần đây, tại một số cơ quan BHXH ở một số quận, huyện trên địa bàn TP.HCM có tình trạng người dân đến xếp hàng từ sáng để lấy số thứ tự làm hồ sơ nhận BHXH một lần.

Sẽ cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội?

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung chế tài phong toả hoá đơn, hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Theo BHXH Việt Nam, hết năm 2022, cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN thuộc diện đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn nên khó thu hồi. Tổng số tiền còn nợ hơn 4.048 tỷ đồng (cả gốc và lãi) của trên 213.300 người lao động.
Việc xử lý số tiền nợ BHXH kể trên để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định trong các luật liên quan.
Đặc biệt, trong số tiền doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, có một phần được trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động nhưng không nộp đầy đủ.
Tổng số tiền doanh nghiệp đã trừ lương hàng tháng của người lao động để đóng các khoản BHXH khoảng 10,5% trên tổng số lương tháng. Trong đó có 8% vào quỹ BHXH, 1,5% vào quỹ BHYT và 1% vào quỹ BHTN.
Do doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, nên khi lao động nghỉ việc không được chốt sổ để hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo quy định như lương hưu, chế độ BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp...
Se cam xuat canh voi chu doanh nghiep no, tron dong bao hiem xa hoi?
Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Ảnh minh hoạ: Trần Chung
Để ngăn chặn tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ LĐ-TB&XH một số giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị nợ BHXH, BHYT, BHTN nhưng doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn.
Theo đó, BHXH Việt Nam đề xuất, cho phép giải quyết chế độ lương hưu với người lao động có thời gian thực đóng BHXH từ 20 năm trở lên (không gồm thời gian đang nợ BHXH) và tới tuổi nghỉ hưu.
Trường hợp người lao động có phần đã đóng BHXH từ đủ 10 năm trở lên (không gồm phần còn nợ) đã tới tuổi nghỉ hưu, cho phép đóng BHXH tự nguyện một lần cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
Khi có phương án giải quyết số tiền còn nợ BHXH, sẽ tính bù thời gian tham gia BHXH cho người lao động và điều chỉnh mức lương hưu.
Về chế độ BHXH một lần, ốm đau, thai sản, tử tuất, BHXH Việt Nam đề xuất được giải quyết theo quy định hiện hành tính trên phần thời gian người lao động đã đóng BHXH (không gồm thời gian còn nợ).
Với thời gian người lao động bị nợ BHXH, khi có chính sách, hoặc nguồn tài chính khác để đóng bù sẽ giải quyết chế độ bổ sung.
Để tránh tình trạng nợ kéo dài, doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn khó thu hồi, trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới nhất, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất ngoài chế tài thu hồi và tính lãi tiền chậm đóng BHXH, khởi kiện ra toà, khởi tố hình sự (như Luật BHXH hiện hành) thì cần bổ sung thêm một số chế tài như: Cơ quan có thẩm quyền có thể tuyên bố ngừng sử dụng hóa đơn (phong tỏa hóa đơn) với đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên (tương tự chế tài với doanh nghiệp nợ thuế); hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá vàng hôm nay 25/02: Vàng nhẫn tăng vọt?

Giá vàng hôm nay 25/02: Vàng nhẫn tăng vọt?

Giá vàng hôm nay 25/02 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.