Ảnh minh họa. |
Một trong những nguyên nhân chính là ngành giáo dục đào tạo không cân đối kế hoạch, các trường đại học mở tràn lan, người dân chuộng hình thức, nuôi con đi học cứ cần phải có một tấm bằng đại học mới thỏa mãn, không cần biết trình độ kiến thức của con đến đâu, rồi có đi làm việc gì sẽ tính sau, gây ra lãng phí lớn về thời gian và tiền của. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” diễn ra khắp nơi, sinh viên mới ra trường muốn tìm chỗ làm việc nhàn hạ ở thành phố, hoặc cơ quan nghiên cứu, thậm chí bỏ tiền ra hàng trăm triệu đồng để mua công chức, không chịu sự bố trí, phân công của Nhà nước đi đến các nơi vùng sâu, vùng xa...
Trước tình hình trên tôi thấy ngành giáo dục đào tạo phải cân đối giữa cung và cầu của xã hội, thu hẹp diện đào tạo sinh viên, tuyển dụng, chọn lọc vào các trường đại học phải chặt chẽ, tiêu chuẩn đúng với yêu cầu đào tạo. Khi ra trường phải thực sự có trình độ đảm nhiệm được nhiệm vụ được giao.
Hơn nữa, phải mở nhiều trường dạy nghề thu nhận những học sinh phổ thông vào các trường chuyên ngành. Khi học sinh, sinh viên ra trường phải cùng với các ngành tuyển dụng lao động bố trí công việc cho học sinh, sinh viên ra trường, không để tình trạng các học sinh, sinh viên ra trường không có việc làm hoặc tự chạy chọt mất hàng trăm triệu đồng để xin việc.
Phụ huynh có con em đi học phổ thông cũng phải tự xác định, nếu con không đủ điều kiện vào đại học cũng không nên chạy chọt, nên cho chuyển học nghề, để tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” không còn diễn ra.