7 điều Đức Phật dạy phải ghi nhớ để sống an nhiên, hạnh phúc

Cuộc sống đầy trở ngại, nhưng nếu biết những điều này thì cuộc đời sẽ thông thuận, hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn khổ đau, bệnh tật. Cho dù vậy, khổ đau bệnh tật vẫn đến. Tuy vậy, nếu không có bệnh khổ, con người thường sinh dục vọng khó kềm chế. Để thỏa mãn những dục vọng này, con người sẽ gây thêm biết bao nhiêu là nghiệp báo, để rồi phải đền trả, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới có thể dứt được?
Đức Phật đã dạy chúng ta: Nếu thành công đến quá dễ dàng, chúng ta thường kiêu căng, tự phụ. Có khó khăn, hoạn nạn, ý chí ta mới được tôi rèn, bản thân trưởng thành. Gặp hoạn nạn, chúng ta sẽ không còn tâm kiêu căng, không còn lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê lầm lẫn.
Tâm tính của chúng ta không cố định, thường xuyên thay đổi. Gặp cảnh thuận lòng vừa ý, tâm trạng của chúng ta vui tươi, hồ hởi. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng của chúng ta dễ nổi sóng gió, nhẹ thì còn giữ được trong lòng, nặng thì phun ra miệng những cơn bực dọc, tức tối, những điều khó nghe, cay nghiệt. Gặp đối phương biết nhẫn nhịn, thì mọi việc còn có thể êm xuôi, qua chuyện. Nhưng gặp đối phương ngoan cố thì khó có thể đoán trước được sự việc.
7 dieu Duc Phat day phai ghi nho de song an nhien, hanh phuc
Ảnh minh họa. 
Ma chướng ở đây là những sóng gió của cuộc đời, những chuyện phiền não khổ đau, những chuyện thị phi, những chuyện bất trắc bất như ý, những chuyện lăng xăng lộn xộn hằng ngày. Thông suốt được như vậy, chí nguyện của chúng ta mới kiên cường, không thoái chuyển, khi gặp lời khen hay tiếng chê, danh thơm hay tiếng xấu, khi gặp bát phong của cuộc đời, và tâm trí của chúng ta mới không bị dao động.
Thành công luôn đi liền với thất bại. Dễ thành công sinh ra kiêu ngạo. Kiêu ngạo ắt sẽ thất bại. Phật dạy: cuộc sống muốn thành công phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi ấy, đạt được thành công, thắng lợi, thì việc làm đó càng vinh quang, hiển hách.
Trong cuộc sống, vì những lợi ích dù lớn hay nhỏ, con người ta sẵn sàng tử bỏ luân lý, đạo nghĩa để chiếm lấy, giành giật. Con đánh cha, chồng đánh vợ, … Làm theo lời Đức Phật, hãy bỏ đi mưu cầu tư lợi, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.
Xã hội luôn tồn tại người này, người khác. Không một ai có thể dung hòa cả thế giới này. Một khi tất cả thuận theo ý mình, lòng kiểu ngạo lại nổi lên. Vì vậy, tại sao mình lại không thuận theo ý người khác? Con người vì sự cố chấp, chấp chặt như vậy cho nên phiền não và khổ đau lâu dài!
Lời Phật dạy về sự đau khổ và hạnh phúc
Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống. Dưới đây là lời Đức Phật dạy về sự đau khổ và hạnh phúc.
Đức Phật có ba lời khuyên của đức Phật dành cho tất cả chúng ta, một lời khuyên, đúng hơn, một lời cổ vũ động viên mọi người từ bỏ tham sân si để được hạnh phúc an lạc. Lời khuyên này cũng xác chứng rất rõ quan điểm của đức Phật về hạnh phúc ở đời, nghĩa là một nếp sống xa lìa tham sân si:
“Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
Đức Phật xác nhận rất rõ về con người và vai trò của con người ở trên đời. Ngài dạy: “Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp”.
Nghiệp ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp, nghĩa là con người làm chủ các hành vi của mình; là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Như vậy, đức Phật quan niệm con người là sinh vật hành động và Ngài đánh giá cao hành động của con người, xem hành động là yếu tố quyết định vận mệnh của con người. Nói khác đi, con người phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình; số phận ấy tốt hay xấu đều tùy thuộc vào nghiệp hay hành động của con người.

Nghèo đến mấy làm điều này cũng may mắn vạn đường

Phật dạy: Nghèo đến mấy làm điều này cũng may mắn vạn đường, các bạn hãy dành 1 phút để đọc ngay.

 

Vì sao có câu "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe"

Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Câu này mới nghe qua chúng ta thấy hơi vô lý, vì mình đã có thân người rồi. Ở đây đức Phật ý nói thân tương lai, chứ không phải thân hiện tại. 

Nếu sau này chúng ta chết đi, liệu có được tái sinh trở lại làm người hay không? Đó là sự thắc mắc của một số người, chúng ta cần phải quán chiếu và suy nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Lời Phật dạy: Ta hãy tự mình thay đổi số mệnh

Tục ngữ vốn có câu: “Nghèo do số, giàu bởi cúng”, nghĩa là người nghèo do phần số, có tính mấy đi nữa cũng không giàu hơn.

Nếu muốn thay đổi số phận, trước hết chúng ta phải hiểu cái lý nhân quả. Cái lý nhân quả đó là “tự làm tự chịu”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.