Vì sao có câu "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe"

Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Câu này mới nghe qua chúng ta thấy hơi vô lý, vì mình đã có thân người rồi. Ở đây đức Phật ý nói thân tương lai, chứ không phải thân hiện tại. 

Vì sao có câu "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe"
Nếu sau này chúng ta chết đi, liệu có được tái sinh trở lại làm người hay không? Đó là sự thắc mắc của một số người, chúng ta cần phải quán chiếu và suy nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Thường thì một số học thuyết thế gian cho rằng chết là hết, mọi thứ đều trở về với cát bụi, không có nhân quả nghiệp báo tái sinh luân hồi nên họ mặc tình làm việc xấu ác mà không sợ tội. Đức Phật do tu chứng, nên thấy được cái vòng lẩn quẩn của con người, sau khi chết thân này sẽ hoại, nhưng tâm thức của chúng ta vẫn còn và tiếp tục tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ, do thói quen đã gieo tạo.
 
Một đứa bé mới sinh ra, chưa được ai dạy bảo điều gì cả, mà chúng đã có những sở thích riêng biệt, đứa thì hay khóc la, đứa thì thích đồ chơi, đứa thì ham ăn, đứa thì thích ngủ…. Khi lớn lên đi học thầy cô giáo dạy bình đẳng như nhau, nhưng có đứa giỏi toán, đứa giỏi văn, đứa giỏi vật lý v.v… Vậy thì tại sao có sự khác biệt như thế?
Theo giáo lý nhà Phật có ba cõi sáu đường, hay còn gọi là lục đạo luân hồi, đó là các cõi trời, người, A tu la, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, riêng các cõi người và trời là cõi lành dành cho chúng sinh biết giữ giới tu mười điều lành và ứng dụng tu tập thiền định. Chúng sinh sau khi mất đi, được tái sinh chỗ tốt hay xấu tùy theo nghiệp báo đã gây tạo trong hiện tại.
Các nghiệp lực do ta tạo ra trong hiện đời, sẽ đưa ta vào một trong sáu cõi luân hồi, điều đó còn tùy thuộc vào cận tử nghiệp, tức là nghiệp lúc cận kề với cái chết. Người đang làm ác nhưng khi gần chết khởi tâm mạnh mẽ về những việc làm tốt, có thể tái sinh đến cõi lành và ngược lại. Đức Phật dạy: Có hai loại người có thể tái sinh thẳng mà không cần phải qua giai đoạn thân trung ấm trong 49 ngày.
Thứ nhất là loại người gây nhiều tội ác nặng như giết cha mẹ, giết người tu hành chân chính, kích động thù hằn gây chiến tranh xâm lăng chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, giết người bừa bãi và bao gồm làm mười điều ác, thì sau khi chết, bị đọa thẳng vào địa ngục, không thông qua thân trung ấm.
Và hạng người thứ hai tạo nhiều thiện duyên, phước huệ song tu, từ bi hỷ xả, làm lợi ích chúng sinh không biết mệt mỏi nhàm chán, tâm an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh nên đã vượt qua sống chết luân hồi, ứng biến vô ngại. Còn lại sáu đường luân hồi sống chết sau khi mất đi, tùy theo thói quen huân tập mà có thể tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ.
Để nói lên sự khó được làm người trở lại, đức Phật dùng hình ảnh một con rùa mù ở dưới đáy biển, cứ một trăm năm mới trồi lên mặt biển một lần, để tìm cách chui đầu vào một cái lỗ của một khúc cây. Một con rùa mù một trăm năm mới nổi lên mặt biển để tìm cách chui đầu vào bọng cây quả thật là rất khó! Chúng ta được làm người trở lại cũng khó khăn như vậy. Bởi gì thế gian này ít ai giữ được năm giới.
Có nhiều người thắc mắc, hiện nay dân số thế giới có khoảng trên 7 tỷ người so với thời Phật ra đời, con người đông hơn gấp mấy lần. Như vậy, Phật nói thân người khó được thì e rằng có sự nhầm lẫn. Chúng ta đọc kỷ các bản kinh, Phật nói trong bầu vũ trụ bao la này gồm có ba cõi sáu đường luân hồi. Chư thiên các cõi trời khi hết phước bị đọa xuống trần gian, nên số lượng con người cứ tăng dần. Số lượng con người trong cõi thế gian này là con số chúng ta có thể thống kê được. Nhưng thử hỏi có ai thống kê được số lượng các loài súc sinh từ lớn đến nhỏ từ trên không, mặt đất và dưới nước, vô số không thể tính đếm được, thì rõ ràng thân người khó được trong tương lai là có lý.
Chúng ta hãy tưởng tượng xem chỉ trong một ngôi làng nhỏ, số lượng dân trong ngôi làng có thể thống kê biết được, nhưng trong làng đó có bao nhiêu con trâu, bò, dê, chó, mèo, lợn, gà, vịt v.v.., đó mới chỉ là các loài vật được con người nuôi. Nhưng còn vô số tổ kiến, tổ ong, và không biết bao nhiêu ruồi, muỗi, bọ, rệp, giun, dế…v..v…hết thảy chúng cũng đều là súc sinh.
Rồi những loài dưới nước như các loại cá, ốc, lươn, cua, ba ba, tôm, chạch và trên không trong rừng vô số các loài khác, chúng ta cũng không làm sao tính đếm được. Rõ ràng là ba cõi dưới do ngu si mê muội mà các loài vật phải chịu sống theo nghiệp báo xấu, cho đến khi nào trả hết những quả xấu đó rồi mới được sinh làm người trở lại nhưng không có hiểu biết chân chính.
Thế còn trên những dãy núi, trong rừng sâu, ngoài biển cả, trên bầu trời còn có biết bao loài vật như hổ, báo, hươu, nai, gấu, sư tử…, loài thủy sản như cá voi, cá mập, bạch tuộc…, loài sâu bướm cùng các loại chim bay. Thật là nhiều vô số, không thể nào chúng ta tính đếm được, bởi vì tỷ tỷ tỷ tỷ cũng không thể nào biểu thị được số lượng súc sinh trên quả đất này.
Tóm lại số lượng 7 tỷ con người trong thế gian này, thật là quá ít ỏi so với số lượng súc sinh hằng hà sa số không thể tính đếm được. Như vậy trong thế giới sinh tử luân hồi, được trở lại làm người không phải là chuyện dễ dàng như mọi người tưởng, còn nếu lỡ bị đọa vào đường súc sinh thì biết bao giờ mới được trở lại làm người. Người phật tử chân chính cần phải hiểu rõ và thông suốt chỗ này. Vậy muốn được làm người trở lại chúng ta phải làm sao?
Phật dạy, muốn đời sau được trở lại làm người thì ngay đời này phải giữ tròn năm điều đạo đức hay còn gọi là năm giới. Năm giới là: không sát sinh hại vật, không gian tham trộm cướp, sống chung thủy một vợ một chồng, không nói dối hại người, không uống rượu hoặc hút xì ke, ma túy, á phiện và đưa những chất độc hại vào trong cơ thể v.v…
Giới thứ nhất không sát sinh hại vật, trước tiên là không được giết người bằng cách tự tay giết, hoặc dùng miệng xúi bảo người khác giết hoặc thấy nghe giết nhau tâm sinh vui thích hoan hỷ đồng tình, đó gọi là phạm giới sát sinh tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có thể bị hình phạt tương xứng. Ngoài ra, chúng ta hạn chế tối đa không được giết hại từ các con vật lớn cho đến những con nhỏ nhít, phần này không bắt buộc đối với người tại gia, nếu ai giữ được trọn vẹn thì tốt. Đó là giới thứ nhất.
Giới thứ hai không được gian tham trộm cướp. Trộm là lén lấy không cho người biết, canh me lấy, rình lấy. Cướp là công khai giành giật lấy trước mặt mọi người, hoặc lợi dụng chức quyền để bóc lột người khác cũng gọi là cướp. Tội cướp so với tội ăn trộm nặng hơn gấp nhiều lần cho nên hình phạt cũng cao hơn.
Giới thứ ba không được tà dâm, tức là dan díu quan hệ với vợ chồng người khác, nghĩa là chúng ta đã có gia đình rồi, không được ngoại tình với người khác.
Giới thứ tư không được nói dối hại người. Nói dối là nói không đúng lẽ thật, có hai động cơ chính. Động cơ thứ nhất do tham nên nói dối gạt người để lấy lợi về mình. Động cơ thứ hai do tâm ác độc, người đó không phạm tội, không lỗi lầm nhưng ta vu oan, vu khống họ phạm tội này tội kia, để họ phải chịu tù đày khổ sở. Tóm lại, nói dối hại người vì lòng tham, nói dối vì ác độc thì phạm tội.
Giới thứ năm không được uống rượu say sưa, không được hút cần sa và hút chích các thứ như xì ke, ma túy… Phật dạy: Những tai họa khi chúng ta phạm năm giới này.
Đã làm người, ai cũng quí trọng mạng sống của mình chứ sao chúng ta lại muốn giết hại kẻ khác, tất nhiên ai cũng phải biết quí trọng mạng sống của mình. Nếu chúng ta giết người thì mạng phải đền mạng, nhẹ thì bị tù từ năm mười năm cho đến chung thân, nặng thì chịu tử hình,luật pháp thế gian xét xử. Còn luật nhân quả sẽ theo ta như bóng với hình để đền trả xứng đáng khi đủ nhân duyên.
Chúng ta biết quí trọng gìn giữ tài sản của mình, thì người khác cũng biết quí trọng. Nếu ta xâm phạm tài sản của người, nhất định họ sẽ tìm cách lấy lại bằng nhiều thủ đoạn. Nhân trộm cướp lường gạt của người khác, quả báo hiện đời bị tù tội, quả báo mai sau nghèo cùng khốn khổ.
Chúng ta biết quí trọng hạnh phúc gia đình mình, không muốn ai làm người thứ ba, nếu có ta sẽ đau khổ vô cùng có khi dẫn đến điên loạn hoặc quá ghen mà tìm cách giết hại tình địch. Ai có theo dõi báo chí thì sẽ biết rất nhiều vụ án xảy ra, do không biết sống chung thủy một vợ một chồng.
Chúng ta muốn thông minh, sáng suốt và có trí tuệ, nhưng lại uống nhiều rượu bia thì lâu ngày sẽ bị đần độn thôi, nếu quá mức sẽ dẫn đến bệnh thần kinh hay còn gọi là điên khùng. Hút cần sa, hút chích xì ke ma túy làm cho mình cảm thấy đê mê trong các cõi thần tiên và khi thiếu thì ta sẽ điên cuồng lên, bị hành hạ, bị vật vả rất là khốn khổ, nên ta chịu không nổi, buộc lòng phải trộm cướp hoặc lường gạt của người khác để thỏa mãn thú vui ngu si này.
Phật khuyên người phật tử chân chính giữ tròn năm giới, để được bảo đảm đời sau trở lại làm người có nhân cách đạo đức tốt. Nếu chúng ta hiện đời giữ tròn năm giới, thì hiện tại có ai dám khinh thường mình hay không? Hay còn khen ngợi nữa! Như người phạm tội ăn cắp hoặc cướp giật của người khác, trước tiên là bị tù tội rồi sau đó bị mọi người coi thường khinh chê không dám gần gũi. Phật bảo, ai giữ được năm giới sẽ xứng đáng nhận danh hiệu làm người tốt trong hiện tại và mai sau.
Chúng ta ai cũng muốn mình sống thọ mà lại giàu sang phú quý. Sống dai mà lại có nhiều tiền của, vậy thì ta phải giữ trọn vẹn hai giới đầu là không giết hại và trộm cướp. Nhiều người sống dai lại có tiền dư dả nhưng mà lại xấu xí, vậy muốn đẹp đẽ thì phải giữ giới không tà dâm và biết tiết chế trong tình dục.
Chúng ta được thân người sống dai, giàu sang, đẹp đẽ mà bị cái tật nói năng khó nghe hay câm ngọng, vậy thì có ai chịu không? Chắc chắn là không rồi, nên chúng ta phải giữ giới không nói dối hại người thì đời sau nói năng lưu loát, được mọi nguời mến thương và tin kính.
Rồi có một điều nữa có ai thích mình bị đần độn ngu tối hay không? Bởi do chúng ta hiện đời uống rượu say sưa hoặc hút chích xì ke ma túy là nhân dẫn đến bệnh thần kinh hay còn gọi là điên khùng.
Phật dạy thân người khó được, nên chúng ta muốn đời sau được làm người toàn vẹn thì phải cố gắng giữ gìn năm giới. Được như vậy thì chúng ta dám chắc chắn rằng, mình sẽ là người tốt trong hiện tại và mai sau.
Tuy nhiên ngày nay chúng ta được thân người, nhưng mỗi người do tích lũy nghiệp báo khác nhau, cho nên sự suy nghĩ, nói năng, làm việc của mỗi người cũng khác không ai giống ai.
Trong thế gian này có được bao nhiêu người giữ tròn năm giới. Chính vì thế, khi mất thân này phải rơi vào ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhiều hơn được trở lại làm người là lẽ đương nhiên. Cho nên Phật nói thân người rất khó được, là vậy đó.
Người xưa nói:
Ngàn năm cây sắt trổ hoa còn dễ,
Thân người nếu mất đi, khó được lại.
Đây là một ẩn dụ sâu sắc nói lên ý nghĩa hiếm có khó được, tuy nhiên cây sắt ngàn năm cũng có thể trổ bông, còn thân người mất đi khó tìm lại được, vì đại đa số con người trên thế giới này ít giữ năm giới. Tức là khó hơn cây sắt trổ hoa nữa, cây sắt mà trổ hoa được vô lý quá. Đây chỉ là một ẩn dụ sâu sắc, để giúp người tu chúng ta phải tỉnh giác trong từng phút giây mà cố gắng giữ tròn giới hạnh. Như chúng ta đã biết, bây giờ được làm người chắc nhiều kiếp trước mình có tu hành giữ giới, nên mới được nghe Phật pháp.
Vậy mà có một số người tự hủy hoại thân này, hể có chuyện gì buồn phiền liền tức giận mà tự tử, vì họ nghĩ rằng chết là hết khổ. Đó là cái thấy biết sai lầm của người thiếu sáng suốt, họ không biết chết như vậy là phá hủy sự sống của chính mình, càng bị đọa vào chỗ tối tăm bức bách chịu nhiều đau khổ không có ngày thôi dứt.
Một ví dụ để cho chúng ta thấy rõ điều này, như con trâu mỗi khi bị chủ tròng ách vô cổ bắt kéo xe. Nó rất ghét cái ách, nên dùng cái sừng của nó quật cho gẫy cái ách đi. Nó không ngờ gẫy ách cũ, ông chủ sẽ làm ách mới còn chắc hơn. Kiếp con trâu là sống theo tập quán nghiệp, chừng nào trả hết nợ cũ thì hết nghiệp kéo xe.
Có được thân người rồi mà lại gặp được Phật pháp nữa, đó là phước nhiều đời của chúng ta. Tuy nhiên Phật pháp rất khó nghe, bởi vì sao? Được làm người đã khó rồi, nhưng được nghe Phật pháp để biết cách tu hành lại càng khó hơn. Bởi có nhiều người cả đời không biết đến hai chữ Phật pháp là gì, hoặc có nghe Phật pháp nhưng lại không hiểu, nên nói khó nghe. Như chúng ta đã biết, Phật pháp nói lẽ thật, chỉ đúng lẽ thật nhưng ngược lại với lòng tham lam ích kỷ của con người, nên chúng ta khó tiếp nhận, khó nghe là vậy đó.
Phật pháp khó nghe, cho nên người thiếu phước duyên ít có cơ hội nghe pháp, nếu có nghe cũng không hiểu biết gì. Bây giờ được gặp Phật pháp, chúng ta phải cố gắng học hỏi, khi nghe rồi chúng ta phải quán chiếu, chiêm nghiệm và sau đó biết áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Đó là tu.
Chúng ta phải học theo cách Phật dạy tam huệ học là “văn, tư, tu”. “Văn” là nghe lời Phật dạy rồi sau đó mới suy nghĩ, quán chiếu, nghiệm xét để biết được sự thật-giả phân minh, đến khi đó ta mới hành trì bằng cách buông xả các tâm niệm xấu ác và sửa đổi những hành vi sai trái, làm tổn hại người và vật.
Khi chúng ta đã biết cách phát huy tốt năng lực của bản thân, thấy được giá trị thiết thực là phải nương nhờ vào nhau mới bảo tồn mạng sống thì chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.
Tu theo đạo Phật không bắt buộc quý phật tử nghe rồi tin liền, mà khi nghe rồi chúng ta phải quán chiếu suy ngẫm, khi thấy biết đúng lẽ thật rồi mới tin và cố gắng thực hành theo, đó là niềm tin chân chính sau khi phát sinh trí tuệ.
Đa số đàn ông nặng về nghiệp rượu chè cờ bạc, đàn điếm, còn bên nữ nặng nghiệp nói dối hay ganh ghét tật đố. Nhiều người nữ buôn bán ngoài chợ than rằng không nói dối, khó mua bán quá. Chúng ta có tật hay nói thách quá đáng trả kiểu nào cũng dính, người Phật chân chính phải nói đúng giá, để cho khách hàng tin tưởng lần sau còn đến mua tiếp và giới thiệu nhiều người khác tới mua nữa.
Chúng ta ban đầu nói dối lừa gạt người, vì họ không biết giá cả rõ ràng nên mua, sau này biết rồi họ không đến mua nữa, như vậy là thiệt thòi cho ta. Cho nên người khéo tu sẽ biết cách làm ăn chân chính và vẫn được lòng nhiều người nhờ vậy mua may bán đắt. Nếu chúng ta phạm giới lâu ngày sẽ trở thành thói quen xấu là nói dối vì quá tham lam, thà chấp nhận chịu lời ít một chút mà giữ mối mua bán được lâu dài.
Phật pháp rất khó nghe là vì đi ngược lại với sự ham muốn của chính mình, mình tham lam mà Phật dạy phải bớt tham và dứt lìa tham, chẳng những ta không tham mà còn phải biết bố thí cúng dường, giúp đỡ người khác nữa. Phật pháp rất khó nghe, đối với người chưa tín tâm Tam bảo, chưa tin sâu nhân quả, khi chúng ta đã tin rồi thì sẽ tìm cách dứt ác làm lành, để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.
Như quí phật tử khi nghe pháp hay đọc kinh Phật thì phải suy gẫm, quán chiếu và ứng dụng tu hành, tuy bước đầu thấy dường như khó, nhưng sau này khi trí tuệ phát sinh, quý vị sẽ biết cách hoàn thiện chính mình. Phật tử tại gia trong hoàn cảnh còn nhiều ràng buộc khó khăn, không thể tu được nhiều như tăng ni, chỉ cần cố gắng mỗi ngày làm một hai điều thiện cũng tốt rồi.
Khi nghe pháp Phật dạy thân này già bệnh chết, ai cũng biết nó sẽ bại hoại vậy mà không chịu chuẩn bị hành trang cho mai sau, chúng ta chờ nó sắp hoại rồi mới than trời trách đất: Sau con khổ quá vậy! Trời Phật sao không linh hiển cứu con, cứu làm sau được dù thân thuộc như cha mẹ, vợ chồng, con cái cũng đành phải chịu thôi.
Kinh Phật dạy: Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm điều trong sạch, tội lỗi hay trong sạch đều do ta quyết định, người phật tử chân chính sẽ biết chọn cho mình một hướng đi tốt đẹp. Chính chúng ta tự làm khổ mình, chứ không có ai khác giáng họa cho ta.
Phật nói cuộc đời là vô thường, mạng người sống trong hơi thở, thở ra mà không thở vô thì coi như thân này tan hoại. Vậy mà ít ai chịu chấp nhận mạng người trong hơi thở, cứ nghĩ rằng đời người sống cả trăm năm, thậm chí nhiều người tìm luyện trường sinh bất tử, nhưng có ai sống đời không chết đâu. Thở ra mà không thở vào là chết ngay, đó là một lẽ thật mà ít ai chịu tin. Thế nên Phật pháp khó nghe là vậy, đi ngược lại suy nghĩ và lòng ham muốn của con người.
Bây giờ chúng ta đã có duyên gặp Phật pháp rồi, phải ráng nghe những lẽ thật ấy để phá sự chấp trước thân tâm mình làm ngã, khi chúng ta thấy biết đúng như thật về thân, về mạng sống, ta sẽ giảm bớt mọi nhu cầu không cần thiết, nhờ vậy ta dễ dàng buông xả phiền não khổ đau.
Khi biết thân người khó được, Phật pháp khó nghe ta càng phải cố gắng học hỏi và tu tập, để ngày càng sống tốt hơn. Đó là chúng ta biết dùng thân này, làm lợi ích cho mình và người khác, nếu chúng ta chỉ lo ăn, ngủ, mặc, ở sao cho được đầy đủ thoải mái đến khi gần đất xa trời không biết mình đi về đâu, thật đáng tội nghiệp cho ta quá chừng?
Gặp một đứa trẻ chạy chơi vấp té, chúng ta đỡ nó lên và an ủi đôi lời, đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào, mà còn gây được nhiều thiện cảm với đứa bé. Thấy một bà cụ già đang muốn qua đường mà không có người dìu dắt, chúng ta chỉ cần dắt tay đưa bà qua đường, việc làm này đâu có tốn tiền hao của, chỉ một chút công nhỏ thôi, ta sẽ giúp cho bà già bớt lo lắng sợ hãi bị tai nạn.
Đối với ý nghĩ của mình, chúng ta lúc nào cũng khởi lên tâm niệm trong sáng, miệng nói lời an ủi sẻ chia, khiến mọi người giảm bớt buồn phiền và sống vui vẻ hơn. Thân hành động giúp đỡ người khác mỗi khi có việc cần thiết, không hề sợ khó nhọc. Đó là chúng ta khéo dùng thân tạm bợ này để làm lợi ích cho người khác, mà ta vẫn bình yên hạnh phúc.
Tóm lại, là người phật tử chân chính, chúng ta luôn lắng nghe lời Phật dạy rồi sau đó quán chiếu suy gẫm nghĩa lý, biết được thật giả rõ ràng nên việc tu sửa của ta cũng nhẹ nhàng, không khó khăn gì. Kế đến, chúng ta vận dụng sự hiểu biết của mình để giúp cho nhiều người khác có sự hiểu biết đúng đắn mà cùng tu tập với chúng ta.
Đó là ta biết ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, để mình luôn làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích cho xã hội bằng trái tim yêu thương và hiểu biết, thì thế gian này sẽ là thiên đường hạnh phúc.

Báo chí vô tình "mắc bẫy" tuyên truyền về Hoa Ưu Đàm?

Báo chí Việt Nam đã vô tình “mắc bẫy” tuyên truyền lừa đảo về hoa Ưu Đàm trong thời gian qua.

Báo chí vô tình "mắc bẫy" tuyên truyền về Hoa Ưu Đàm?
Báo chí Việt Nam đã vô tình “mắc bẫy” tuyên tuyền về Hoa Ưu Đàm vì đây là thông tin sai sự thật. Thực chất cái gọi là Hoa Ưu Đàm đang được đồn thổi đó là “Trứng côn trùng”, nhưng phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như Bộ VHTT&DL, các đơn vị liên quan đến văn hóa tín ngưỡng, những nhà nghiên cứu lớn, các báo chí lớn chưa đính chính về thông tin này?

Khi con người gặp khó khăn, hãy nhớ lấy 6 câu này

Phật dạy khi khó khăn không có gì phải oán giận, hay than phiền. Bởi bạn có khó khăn, người khác cũng có khó khăn...

Khi con người gặp khó khăn, hãy nhớ lấy 6 câu này
Nếu lựa chọn của bạn là sai lầm, từ bỏ như vậy, chính là sự lựa chọn khôn khéo nhất. Kiên trì đương nhiên rất đáng nể phục, nhưng hướng đi mới là quan trọng nhất. Nếu bạn biết đó là sự lựa chọn sai lầm, thì hãy buông tay. Đừng lãng phí thời gian của bạn.

Nghèo đến mấy làm điều này cũng may mắn vạn đường

Phật dạy: Nghèo đến mấy làm điều này cũng may mắn vạn đường, các bạn hãy dành 1 phút để đọc ngay.

Nghèo đến mấy làm điều này cũng may mắn vạn đường
 

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.