5 nhà khoa học là ứng viên Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Trong số 48 hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022, các hội đồng khoa học đã lựa chọn ra 5 hồ sơ để tiếp tục đánh giá, xét chọn.

5 nhà khoa học là ứng viên Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Thông tin từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), đến cuối tháng 2/2022, hội đồng khoa học các ngành tự nhiên và kỹ thuật đã hoàn thành quá trình đánh giá để lựa chọn hồ sơ đề xuất lên hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Có 5 hồ sơ được đề xuất, trong đó có 3 hồ sơ cho giải thưởng chính và 2 hồ sơ cho giải thưởng trẻ. Cụ thể như sau:

5 nha khoa hoc la ung vien Giai thuong Ta Quang Buu nam 2022

Ba đề cử giải thưởng chính:

1. GS.TSKH Ngô Việt Trung (Viện Toán học, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với công trình “Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals”, xuất bản trên tạp chí Inventiones Mathematicae năm 2019, thuộc ngành Toán học.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) với công trình “Tailoring the Hard−Soft Interface with Dynamic Diels-Alder Linkages in Polyurethanes: Toward Superior Mechanical Properties and Healability at Mild Temperature” xuất bản trên tạp chí Chemistry of Materials năm 2019, thuộc ngành Hóa học.

3. TS Phạm Quang Thái (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế) với công trình “The First 100 Days of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) Control in Vietnam” trên tạp chí Clinical Infectious Diseases năm 2021, thuộc ngành Y sinh Dược học.

Hai đề cử giải thưởng trẻ:

1. TS Đoàn Lê Hoàng Tân (Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử - ĐH Quốc gia TP.HCM) với công trình “Microwave-assisted synthesis of nano Hf-and Zr-based metal-organic frameworks for enhancement of curcumin adsorption" trên tạp chí Microporous and Mesoporous Materials năm 2020, thuộc ngành Vật lý.

2. TS Trần Tiến Anh (Trường ĐH Hàng hải Việt Nam) với công trình “Effect of ship loading on marine diesel engine fuel consumption for bulk carriers based on the fuzzy clustering method” xuất bản trên tạp chí Ocean Engineering năm 2020, thuộc ngành Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ.

Hội đồng giải thưởng sẽ làm việc, xem xét và đề xuất nhà khoa học đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng giải thưởng trong tháng 4/2022.

Lễ trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Chân dung những nhà khoa học nữ VN đạt giải thưởng Kovalevskaia

Các cá nhân và tập thể vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2019 đều đã có cả chục năm bền bỉ theo đuổi nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và với những mục đích cao đẹp nhằm phụng sự cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng yếm thế.

Chân dung những nhà khoa học nữ VN đạt giải thưởng Kovalevskaia

Phòng Thí nghiệm Cúm: Tự tích lũy, học hỏi và mở rộng quan hệ quốc tế

Tập thể được tôn vinh cho giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 là đội ngũ các nhà khoa học nữ Phòng Thí nghiệm Cúm (Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) với các nghiên cứu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do dịch bệnh cúm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phòng thí nghiệm có 12 cán bộ khoa học, trong đó có 9 nhà khoa học nữ (chiếm 75% nhân lực) gồm: PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai; TS. Hoàng Vũ Mai Phương; PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng; ThS. Lê Thị Thanh; ThS. Ứng Thị Hồng Trang; ThS. Nguyễn Phương Anh; ThS. Trần Thị Thu Hương; cử nhân Phạm Thị Hiền; cử nhân Hoàng Thu Hương.
Trong các gương mặt đó, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai là người từng được nhận giải thưởng Nữ khoa học trẻ châu Á năm 2009; và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng chính là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu vào vào năm 2019.
Phòng thí nghiệm Cúm được xây dựng từ những năm 2003, khi dịch SARS xảy ra và Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với Tổ chức Y tế thế giới về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Hô hấp, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Việt-Pháp bằng phương pháp sinh học phân tử (3/2003).

4 nhà khoa học được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021

 Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

4 nhà khoa học được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021
Theo tin từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia NAFOSTED (Bộ Khoa học và công nghệ), cơ quan thường trực giải thưởng Tạ Quang Bửu (Giải thưởng), năm nay có 4 đề cử của hai ngành khoa học đều ở ngành khoa học trái đất và sinh học nông nghiệp. 
4 nha khoa hoc duoc de cu Giai thuong Ta Quang Buu nam 2021
Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020. 

“Trái ngọt” của tiến sĩ 8X được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu

Trái ngọt của TS. Bùi Minh Tuân, người được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là công trình nghiên cứu xuất sắc về dự báo mưa. Đây là bước tiến mới, cải thiện khả năng dự báo mưa, một vấn đề còn nhiều thách thức ở cả Việt Nam và thế giới.
 

“Trái ngọt” của tiến sĩ 8X được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu
Lấp khoảng trống

Đọc nhiều nhất

Tin mới