4 nhà khoa học được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Theo Tạ Lan/ VOV
Theo tin từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia NAFOSTED (Bộ Khoa học và công nghệ), cơ quan thường trực giải thưởng Tạ Quang Bửu (Giải thưởng), năm nay có 4 đề cử của hai ngành khoa học đều ở ngành khoa học trái đất và sinh học nông nghiệp.
Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.
Quỹ NAFOSTED đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2021 và nhận được 41 hồ sơ đề cử/ứng cử cho Giải thưởng (https://nafosted.gov.vn/thong-bao-ve-viec-to-chuc-giai-thuong-ta-quang-buu-nam-2021/).
Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, các hồ sơ đăng ký Giải thưởng đã được rà soát điều kiện hành chính, và đánh giá tại các Hội đồng khoa học chuyên ngành. Kết thúc quá trình đánh giá lựa chọn từ 41 hồ sơ, Hội đồng khoa học các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã nhất trí đề cử 4 hồ sơ cho giải thưởng chính và giải thưởng trẻ năm nay.
Cụ thể, danh sách các đề cử gồm: Giải thưởng chính - 2 đề cử là PGS.TS Ngô Đức Thành (Trường Đại học KH&CN Hà Nội - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) - ngành Các Khoa học Trái đất và Môi trường; và TS Đỗ Hữu Hoàng (Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) - ngành Sinh học Nông nghiệp.
Với Giải thưởng trẻ là hai đề cử: TS Bùi Minh Tuân (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN) - ngành Các Khoa học trái đất và môi trường và TS Hoàng Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) - ngành Sinh học Nông nghiệp.
Tiếp theo, Hội đồng Giải thưởng sẽ họp đánh giá hồ sơ vào tháng 4/2021. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2021, nhân dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5)./.
Thành phố Thông minh Việt Nam xét trao giải cho 4 nhóm lĩnh vực
(Kiến Thức) - Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam năm 2020 sẽ được xét trao cho 4 nhóm. Các đơn vị đạt giải sẽ được giới thiệu tại Hội nghị Thượng đỉnh Thành phố Thông minh 2020.
Giải thưởng Thành phố Thông minh sẽ trở thành thường niên từ năm 2020.
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam vừa chính thức phát động Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2020 (Vietnam Smart City Award). Đây là Giải thưởng được tổ chức nhằm góp phần thúc đẩy nhanh việc xây dựng, phát triển thành phố thông minh (TPTM) bền vững tại Việt Nam và tiến trình chuyển đổi số quốc gia, thực hiện các mục tiêu, định hướng cũng như các chủ trương chính sách của Chính phủ.
Toạ đàm các công trình đạt giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2019
(Kiến Thức) - Ngày 20/10, Liên hiệp Hội Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm, họp báo thông báo về Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Vifotec năm 2019, dưới sự chủ trì của PCT kiêm TTK LHHVN Phạm Văn Tân, PCT Qũy Vifotec Lê Xuân Thảo, giám đốc Qũy Vifotec Nguyễn Xuân Tiến.
Trong 25 năm qua Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (gọi tắt là giải thưởng Vifotec) đã được tổ chức rất thành công, thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các nhà công nghệ trong cả nước. có khoảng 2.500 công trình tham gia và 900 công trình đoạt giải.
Các công trình đoạt giải đã và đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống, an ninh và quốc phòng.
GS.TSKH Đặng Vũ Minh: Nhiều công trình khoa học đang mang lại hiệu quả kinh tế
(Kiến Thức) - Phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS.TSKH Đặng Vũ Minh cho biết nhiều công trình khoa học đang được áp dụng thực tế và mang lại hiệu quả kinh tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (đứng giữa) và GS Đặng Vũ Minh trao bằng khen và cúp cho các tác giả giải Nhất.
Tối 21/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Giải thưởng WIPO năm 2019 và tổng kết 25 năm tổ chức giải thưởng (1995-2020). Phát biểu tại buổi lễ, GS.TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, 25 năm tổ chức giải thưởng đã có 2.671 công trình tham dự, trong đó 893 công trình được lựa chọn trao giải. Nhiều công trình đã và đang ứng dụng thực tế mang lại hiệu quả kinh tế.
(Kiến Thức) - Ngày 29/5/1981, Tống Khánh Linh qua đời. Thế nhưng, Tống Mỹ Linh khi ấy từ chối về Bắc Kinh tham dự tang lễ của chị gái. Vì sao phu nhân Tưởng Giới Thạch hành động kỳ lạ tới vậy?
(Kiến Thức) - Theo thông tin chính thức, trùm phát xít Hitler không con cái. Thế nhưng, một quan điểm đang gây sốc dư luận lại cho rằng, Hitler có một người con trai và hắn hoàn toàn biết tới sự tồn tại của "giọt máu" này.
(Kiến Thức) - Trùm phát xít Hitler được biết đến là đã tự sát ở Berlin, Đức ngày 30/4/1945. Thế nhưng, một giả thuyết cho rằng, Hitler giả chết và đào tẩu khỏi Đức vào những ngày cuối Thế chiến 2. Lời đồn này xuất phát từ việc có nhân chứng tuyên bố nhìn thấy Hitler sau khi chiến tranh kết thúc.
Georgia O’keeffe (1887-1986) là nữ họa sĩ người Mỹ nổi tiếng với những bức vẽ hoa gợi dục, người có sở thích khỏa thân khi vẽ, được mệnh danh là "Mẹ của chủ nghĩa hiện đại Mỹ".
(Kiến Thức) - Nhà bác học Albert Einstein được nhớ đến là một nhà vật lý thiên tài với nhiều thành tựu để đời. Ông có 3 người con nhưng tất cả đều không thành công như cha, thậm chí có người mắc bệnh tâm thần.
(Kiến Thức) - Mata Hari là vũ nữ xinh đẹp và nóng bỏng nhất ở châu Âu đầu những năm 1900. Thích mạo hiểm và cần tiền để có cuộc sống xa hoa, bà trở thành nữ điệp viên có ngoại hình "bốc lửa" làm việc cho cả Pháp và Đức trong Thế chiến 1.
(Kiến Thức) - Theo một số nguồn tin, Tưởng Giới Thạch là người rất quan tâm đến phong thủy. Trong số này có việc, Tưởng Giới Thạch 3 lần sai người tìm cách phá mộ tổ Mao Trạch Đông nhằm ''cắt đứt long mạch". Thế nhưng, mọi nỗ lực của Tưởng Giới Thạch đều thất bại.
(Kiến Thức) - Trùm phát xít Hitler chụp một số bức ảnh trong trang phục quần short, đi tất cao cổ... Theo nhà độc tài Đức quốc xã, những bức ảnh này khiến y trông ngốc nghếch. Vì vậy, y cấm công bố số hình này lúc nắm quyền "sinh sát" tại Đức.
Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, ĐH Nebraska-Lincoln, Mỹ, vừa đạt giải nhất SIU Prize Computer Science. Với luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực-ảo tự học”, anh đã nhận phần thưởng trị giá 2 tỷ đồng.
“Lịch laser đồng bộ Mặt Trời” (Laser Solarsyns Chrono) vừa là mô hình đồ chơi vừa là công cụ học tập trực quan giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn các kiến thức về thiên văn học.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Việc trở thành ca sỹ, từng thi đấu đến Vòng chung kết Sao Mai điểm hẹn khu vực miền Trung – Tây Nguyên, hiện là sinh viên Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam… với Lê Vĩnh Toàn là một hành trình "tái sinh" ngỡ như “không tưởng”.
Suốt 27 năm, lớp học tình thương của cô giáo Phạm Thị Huyền đã không chỉ gieo con chữ, mà còn gieo hạt mầm của tình yêu, lan tỏa niềm tin vào sự ấm áp, tử tế trong cuộc đời.
Họ được xem là những thiên tài hiếm có trăm năm có 1, là "cha đẻ" những công thức toán học cực kì quen thuộc và có những cống hiến cho sự phát triển của nhân loại cho đến nay.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.
Bị suy giảm chức năng vận động do một tai nạn giao thông, Mai Bá Nghĩa và nhóm nghiên cứu đã chế tạo "găng tay phản hồi xúc giác trong không gian ảo" trợ giúp người bệnh.
Không biết chính xác từ khi nào, Giáo sư Li Fei Fei được người trong ngành tôn là “mẹ đỡ đầu của AI” như một lời tri ân cho những đóng góp mang tính đột phá của bà trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Công trình nghiên cứu của Masato Sakai và các cộng sự tại Đại học Yamagata năm 2024 không chỉ làm sáng tỏ thêm về một nền văn minh cổ mà còn khẳng định vai trò của công nghệ hiện đại trong khảo cổ học.
PGS.TS. Ngô Quốc Hiển được giới chuyên môn nhắc đến với biệt danh "người tìm đường cho sóng", thể hiện vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt các nghiên cứu công nghệ mạng di động.
Áp dụng học máy, nhà khoa học nữ Brenda McCowan và nhóm nghiên cứu tại ĐH California (Davis) đã phân tích gần 9.000 chuỗi âm thanh của cá voi lưng gù, tiến gần đến việc giải mã ngôn ngữ của loài động vật biển này.
Ngày 1/1/2025, Giáo sư Dương Quang Trung chính thức đảm nhận vị trí Tổng Biên tập tạp chí IEEE Communications Surveys & Tutorials (IEEE COMST), tạp chí khoa học bật nhất thế giới.
Có điều kiện làm việc, phát triển sự nghiệp rất tốt, nhưng tình yêu, nỗi nhớ đối với quê hương luôn đau đáu trong tâm trí GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ, thôi thúc ông trở về.
GS.TSKH, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng chia sẻ, là một bác sĩ, đồng thời cũng là một chiến sĩ, trong ông luôn có tinh thần “xả thân”, vượt qua mọi khó khăn. Niềm hạnh phúc đổi lại chính là cuộc sống của người bệnh.
Cụm 3 công trình đoạt giải Tạ Quang Bửu của PGS.TS Trần Mạnh Trí đã góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, đóng góp cơ sở dữ liệu nền quan trọng giúp phát triển các nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới.
Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú, đủ để chăm sóc sức khỏe người dân. Nhưng điều đáng lo ngại là nếu không được đào tạo, những người biết về cây thuốc sẽ ít dần.
Gia đình này khiến nhiều người phải ngưỡng mộ khi có đến 6 thế hệ đều là những người tài hoa: cụ tổ làm quan to trong triều đình, con cháu đều là giáo sư - tiến sĩ, kỹ sư nổi tiếng, cống hiến trọn đời cho giáo dục nước nhà.