5 cuộc chiến đẫm máu tốn kém nhất lịch sử hiện đại

5 cuộc chiến đẫm máu tốn kém nhất lịch sử hiện đại

(Kiến Thức) - Chiến tranh thế giới 1, 2... là những cuộc chiến đẫm máu nhất, gây ra thương vong lớn về người cũng như tổn thất lớn về kinh tế.

1. Chiến tranh thế giới 2 là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại khi cướp đi sinh mạng của 50 - 85 triệu người. Cuộc chiến gây tổn thất về kinh tế lên đến 4,1 ngàn tỷ USD.
1. Chiến tranh thế giới 2 là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại khi cướp đi sinh mạng của 50 - 85 triệu người. Cuộc chiến gây tổn thất về kinh tế lên đến 4,1 ngàn tỷ USD.
Đây là cuộc chiến giữa quân đồng minh với phe phát xít trên các chiến trường. Không chỉ có số lượng lớn người chết trận mà nhiều trường hợp thương vong do thảm họa diệt chủng Holocaust trong các trại tử thần của Đức quốc xã hay Mỹ thả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
Đây là cuộc chiến giữa quân đồng minh với phe phát xít trên các chiến trường. Không chỉ có số lượng lớn người chết trận mà nhiều trường hợp thương vong do thảm họa diệt chủng Holocaust trong các trại tử thần của Đức quốc xã hay Mỹ thả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
2. Chiến tranh thế giới 1 (1914 - 1918) là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử hiện đại. Chỉ trong vòng 4 năm, cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 10 triệu binh sĩ và 7 triệu dân thường.
2. Chiến tranh thế giới 1 (1914 - 1918) là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử hiện đại. Chỉ trong vòng 4 năm, cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 10 triệu binh sĩ và 7 triệu dân thường.
Chiến tranh thế giới 1 bắt đầu từ sự kiện thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị ám sát ngày 28/6/1914. Hung thủ là người Serbia. Khi đó, khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xảy ra và chiến sự lan rộng toàn thế giới. Tổn thất về kinh tế do cuộc chiến tranh này gây ra lên đến 357 triệu USD.
Chiến tranh thế giới 1 bắt đầu từ sự kiện thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị ám sát ngày 28/6/1914. Hung thủ là người Serbia. Khi đó, khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xảy ra và chiến sự lan rộng toàn thế giới. Tổn thất về kinh tế do cuộc chiến tranh này gây ra lên đến 357 triệu USD.
3. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,2 triệu người và tổn thất về kinh tế lên đến 364 tỷ USD.
3. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,2 triệu người và tổn thất về kinh tế lên đến 364 tỷ USD.
Cuộc chiến tranh liên Triều khởi nguồn từ lịch sử phức tạp trên bán đảo này cũng như tại khu vực Đông Bắc Á. Trung Quốc, Nhật và Liên Xô đều muốn có ảnh hưởng ở nơi này. Đến ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Cuộc chiến tranh liên Triều khởi nguồn từ lịch sử phức tạp trên bán đảo này cũng như tại khu vực Đông Bắc Á. Trung Quốc, Nhật và Liên Xô đều muốn có ảnh hưởng ở nơi này. Đến ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
4. Theo ước tính, chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người và gây ra tổn thất về kinh tế lên đến 109 tỷ USD.
4. Theo ước tính, chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người và gây ra tổn thất về kinh tế lên đến 109 tỷ USD.
Đây là cuộc chiến giữa Iraq với lực lượng liên quân gồm gần 30 quốc gia, do Mỹ đứng đầu. Chiến tranh Vùng Vịnh là cuộc xung đột lớn đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mỹ coi Trung Đông là trọng điểm thực hiện chiến lược toàn cầu chi phối các nước khác. Chính vì vậy, đây là cơ hội “ngàn năm có một” để Washington thực hiện ý đồ của mình.
Đây là cuộc chiến giữa Iraq với lực lượng liên quân gồm gần 30 quốc gia, do Mỹ đứng đầu. Chiến tranh Vùng Vịnh là cuộc xung đột lớn đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mỹ coi Trung Đông là trọng điểm thực hiện chiến lược toàn cầu chi phối các nước khác. Chính vì vậy, đây là cơ hội “ngàn năm có một” để Washington thực hiện ý đồ của mình.
5. Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ năm 1979- 1989 được xem là cuộc chiến dài nhất và tổn thất nhiều nhất của Liên Xô kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
5. Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ năm 1979- 1989 được xem là cuộc chiến dài nhất và tổn thất nhiều nhất của Liên Xô kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo ước tính, cuộc chiến tranh đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của 958.000 - 1,6 triệu người và thiệt hại về kinh tế lên đến 106,3 tỷ USD. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ), trong cuộc chiến đó, quân đội Liên Xô đã mất khoảng 14.543 binh sĩ.
Theo ước tính, cuộc chiến tranh đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của 958.000 - 1,6 triệu người và thiệt hại về kinh tế lên đến 106,3 tỷ USD. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ), trong cuộc chiến đó, quân đội Liên Xô đã mất khoảng 14.543 binh sĩ.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.