Những cuộc chiến "độc nhất vô nhị" trong lịch sử

Những cuộc chiến "độc nhất vô nhị" trong lịch sử

(Kiến Thức) - Một số cuộc chiến tranh chỉ bắt đầu từ những lý do vô cùng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người bỏ mạng.

Chiến tranh mật ong là cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Iowa và Missouri vào năm 1830. Khu vực rộng hơn 15 km chạy dọc biên giới giữa Iowa và Missouri là nguồn gốc tranh chấp giữa hai bên. Nguyên nhân của cuộc tranh chấp là do Hiến pháp Missouri không diễn đạt rõ ràng về đường biên giới.
Chiến tranh mật ong là cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Iowa và Missouri vào năm 1830. Khu vực rộng hơn 15 km chạy dọc biên giới giữa Iowa và Missouri là nguồn gốc tranh chấp giữa hai bên. Nguyên nhân của cuộc tranh chấp là do Hiến pháp Missouri không diễn đạt rõ ràng về đường biên giới.
Vì vậy, thống đốc của hai bang đã ra lệnh cho lực lượng quân đội của họ tuần tra tại khu vực biên giới tranh chấp sau khi quận trưởng Missouri bị giam giữ trong lúc thu thuế ở khu vực tranh chấp.
Vì vậy, thống đốc của hai bang đã ra lệnh cho lực lượng quân đội của họ tuần tra tại khu vực biên giới tranh chấp sau khi quận trưởng Missouri bị giam giữ trong lúc thu thuế ở khu vực tranh chấp.
Một trong những điểm nhấn của cuộc chiến tranh này là tại khu vực tranh chấp, 3 cây có chứa lượng lớn mật ong có giá trị bị đốn hạ. Vì vậy, cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh mật ong.
Một trong những điểm nhấn của cuộc chiến tranh này là tại khu vực tranh chấp, 3 cây có chứa lượng lớn mật ong có giá trị bị đốn hạ. Vì vậy, cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh mật ong.
Trận chiến cá tuyết là một thuật ngữ dùng để chỉ cuộc đối đầu giữa Iceland và Anh trong vấn đề quyền khai thác hải sản. Cuộc chiến này bắt đầu vào năm 1958 khi Iceland tăng khu vực đánh cá từ 4 dặm lên 12 dặm. Sau đó, vào năm 1972, Iceland tiếp tục nới rộng vùng đánh cá của mình lên thành 50 dặm. Iceland muốn nắm trong tay quyền đánh bắt cá bởi quốc gia này có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu này.
Trận chiến cá tuyết là một thuật ngữ dùng để chỉ cuộc đối đầu giữa Iceland và Anh trong vấn đề quyền khai thác hải sản. Cuộc chiến này bắt đầu vào năm 1958 khi Iceland tăng khu vực đánh cá từ 4 dặm lên 12 dặm. Sau đó, vào năm 1972, Iceland tiếp tục nới rộng vùng đánh cá của mình lên thành 50 dặm. Iceland muốn nắm trong tay quyền đánh bắt cá bởi quốc gia này có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu này.
Sau đó, cả hai quốc gia này đã đạt được thỏa thuận. Theo đó, Iceland cho phép một số tàu cá của Anh vào khu vực nước này đánh bắt và phải trả một số tiền nhất định. Thời hạn thi hành thỏa thuận trên là 2 năm. Đến tháng 10/1975, Iceland tiếp tục nới rộng khu vực đánh cá của nước này từ 50 dặm lên 200 dặm.
Sau đó, cả hai quốc gia này đã đạt được thỏa thuận. Theo đó, Iceland cho phép một số tàu cá của Anh vào khu vực nước này đánh bắt và phải trả một số tiền nhất định. Thời hạn thi hành thỏa thuận trên là 2 năm. Đến tháng 10/1975, Iceland tiếp tục nới rộng khu vực đánh cá của nước này từ 50 dặm lên 200 dặm.
Đồng thời, Iceland cũng cấm tàu thuyền đánh cá của Anh hoạt động tại khu vực này. Khi đó, Anh triển khai hơn 20 tàu khu trục bảo vệ ngư dân xứ sở sương mù an tâm hoạt động đánh bắt hải sản. Trong cuộc chiến này, Iceland giành phần thắng.
Đồng thời, Iceland cũng cấm tàu thuyền đánh cá của Anh hoạt động tại khu vực này. Khi đó, Anh triển khai hơn 20 tàu khu trục bảo vệ ngư dân xứ sở sương mù an tâm hoạt động đánh bắt hải sản. Trong cuộc chiến này, Iceland giành phần thắng.
Anh và các nước đánh bắt cá lân cận khác đã đồng ý hành động của Iceland sau khi NATO và Mỹ can thiệp. Bởi lẽ, Iceland trước đó đã đe dọa NATO phải đóng cửa căn cứ của họ tại Keflavik - một cơ sở quan trọng chiến lược của NATO trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh tại quốc gia này.
Anh và các nước đánh bắt cá lân cận khác đã đồng ý hành động của Iceland sau khi NATO và Mỹ can thiệp. Bởi lẽ, Iceland trước đó đã đe dọa NATO phải đóng cửa căn cứ của họ tại Keflavik - một cơ sở quan trọng chiến lược của NATO trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh tại quốc gia này.
Chiến tranh ghế vàng. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người Anh gặp một số khó khăn trên đường tiến vào châu Phi. Nhờ những ưu thế của súng, giáo và cung, người Anh đã nhanh chóng dập tắt tất cả hình thức kháng cự của người dân địa phương. Một trong số những quốc gia nổi loạn đó là một vương quốc có tên Ashanti (ngày nay là Ghana).
Chiến tranh ghế vàng. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người Anh gặp một số khó khăn trên đường tiến vào châu Phi. Nhờ những ưu thế của súng, giáo và cung, người Anh đã nhanh chóng dập tắt tất cả hình thức kháng cự của người dân địa phương. Một trong số những quốc gia nổi loạn đó là một vương quốc có tên Ashanti (ngày nay là Ghana).
Sau khi cuộc giao tranh giữa hai bên xảy ra, ban đầu lực lượng Anh đã cho lưu đày vua Ashanti là Premeph I. Sau đó, thống đốc Sir Frederick Mitchell Hodgson yêu cầu được ngồi lên ghế vàng vào năm 1900. Hành động này đã xúc phạm đến người dân như Ashanti bởi chiếc ghế này là dành cho vua Ashanti và nó cũng là một biểu tượng thiêng liêng đối với người dân.
Sau khi cuộc giao tranh giữa hai bên xảy ra, ban đầu lực lượng Anh đã cho lưu đày vua Ashanti là Premeph I. Sau đó, thống đốc Sir Frederick Mitchell Hodgson yêu cầu được ngồi lên ghế vàng vào năm 1900. Hành động này đã xúc phạm đến người dân như Ashanti bởi chiếc ghế này là dành cho vua Ashanti và nó cũng là một biểu tượng thiêng liêng đối với người dân.
Để bảo vệ di sản của mình, Yaa Asantewaa đã tăng thêm quân và tuyên chiến với Anh. Mặc dù người Anh đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này nhưng họ đã không thể khôi phục lại chiếc ghế quý giá do ảnh hưởng của cuộc chiến. Theo ước tính, khoảng 3.000 người Ashanti thiệt mạng trong cuộc chiến.
Để bảo vệ di sản của mình, Yaa Asantewaa đã tăng thêm quân và tuyên chiến với Anh. Mặc dù người Anh đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này nhưng họ đã không thể khôi phục lại chiếc ghế quý giá do ảnh hưởng của cuộc chiến. Theo ước tính, khoảng 3.000 người Ashanti thiệt mạng trong cuộc chiến.

GALLERY MỚI NHẤT