5 bàn phím cơ giá dưới 2 triệu cho người mới làm quen

Với tầm giá dưới 2 triệu đồng, việc lựa chọn bàn phím cơ "dùng được" khiến không ít người đau đầu. Tuy vậy, vẫn có một số thương hiệu đáp ứng được nhu cầu này.

5 bàn phím cơ giá dưới 2 triệu cho người mới làm quen
Hai thiết bị mà người dùng vi tính chạm tay vào nhiều nhất là bàn phím và chuột. Với người dùng văn phòng, bàn phím được sử dụng với tần suất nhiều hơn. Chính vì vậy, bàn phím cơ ra đời để đem lại trải nghiệm gõ tốt hơn và giảm chấn thương tay cho người sử dụng.
Tuy vậy, mức giá khó tiếp cận (2-6 triệu đồng) là rào cản lớn khiến nhiều người e dè không tìm hiểu những chiếc bàn phím cơ. Dưới đây là một số mẫu bàn phím có giá dưới 2 triệu đồng, thích hợp với người dùng muốn trải nghiệm cảm giác lướt tay trên những nút công tác cơ học.
Durgod Taurus K320 (2 triệu đồng)
Tương tự model V104, Durgod K320 cũng được trang bị các tính năng cao cấp của một chiếc bàn phím cơ như keycap PBT Double Shot dày, switch Cherry MX, layout chuẩn ANSI và khung vỏ chắc chắn.
Tuy vậy, ở phiên bản K320, Durgod đầu tư hơn về thiết kế, phục vụ người dùng thường xuyên di chuyển.
5 ban phim co gia duoi 2 trieu cho nguoi moi lam quen
Durgod Taurus K320 thích hợp cho người dùng thường mang phím đi nhiều nơi. Ảnh: Durgod. 
Bàn phím được thiết kế mỏng nhẹ hơn. Đồng thời, K320 cũng được làm mỏng đi. Độ mỏng của nó có thể so sánh với các model từ hai thương hiệu nổi tiếng là Ducky và Leopold.
Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu di chuyển, model này trang bị dây kết nối tháo rời chuẩn USB Type C. Cảm giác gõ của K320 đầm tay, ổn định tương tự Ducky và IKBC. Các phím dài như space, backspace, enter được bôi trơn sẵn, cho cảm giác cân bằng, đồng đều lực. Mẫu bàn phím này được bán với giá 2 triệu đồng.
Cougar Attack X3 (1,9 triệu đồng)
Với cộng đồng gaming gear, Cougar là thương hiệu châu Âu khá quen thuộc với game thủ Việt. Trong đó, model bàn phím cơ Attack X3 được ưa chuộng bởi vẻ ngoài sắc lạnh, đậm chất gaming.
Mẫu bàn phím này có phần khung vỏ được làm từ nhôm, họa tiết phay xước. Điều này giúp bàn phím chắc chắn hơn, không bị cong, lún khi sử dụng. Tuy vậy, nhược điểm của vỏ nhôm là gây giật điện với các dàn máy không cắm vào nguồn điện nối đất, gây "ám ảnh" khi dùng.
5 ban phim co gia duoi 2 trieu cho nguoi moi lam quen-Hinh-2
Courgar Attack X3 là mẫu bàn phím có thiết kế gaming với giá thành và chất lượng hợp lý. Ảnh: Courgar. 
Về cấu hình, Attack X3 trang bị switch Cherry MX của Đức. Tuy nhiên, cảm giác gõ của Attack X3 có phần trơn tuột, nhẹ hẫng, không đầm chắc như những thương hiệu khác.
Điều này thích hợp cho game thủ combat với tốc độ cao. Bên cạnh đó, bàn phím được trang bị LED đơn sắc đỏ với ba chế độ sáng giúp game thủ có thể sử dụng trong điều kiện thiếu ánh sáng. Hiện Cougar Attack X3 đang được bán với giá 1,9 triệu đồng.
IKBC CD87 (1,6 triệu đồng)
Nếu bước vào bất cứ tiệm phụ kiện máy tính nào để tìm mua phím cơ tầm giá 1-2 triệu đồng, danh sách các thương hiệu người dùng nhận được chắc chắn sẽ có IKBC.
Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu đến từ Đài Loan và gia công sản phẩm tại Trung Quốc này được nhiều người lựa chọn.
5 ban phim co gia duoi 2 trieu cho nguoi moi lam quen-Hinh-3
IKBC từ lâu đã là cái tên đình đám trong cộng đồng phím cơ Việt Nam. Ảnh: Reddit. 
Bàn phím của IKBC được tạo ra với tiêu chí "không thừa, không thiếu". Các tính năng đều rất thực dụng như khung vỏ chắc chắn, keycap từ chất liệu PBT bền, không bóng, công tắc (switch) từ Cherry MX của Đức với độ bền hơn 50 triệu lần nhấn...
Trong đó, model IKBC CD87 từ lâu được cộng đồng người chơi phím cơ ưa chuộng bởi thiết kế và cảm giác gõ đầm chắc trong tầm giá 1,6 triệu đồng.
IKBC CD87 có layout bàn phím chuẩn, thuận tiện cho việc người dùng tùy biến keycap. Model này dùng switch từ Cherry MX với ba loại chính là Red, Brown, Blue. Bảng mạch của bàn phím còn cho phép người dùng có thể mày mò gắng thêm bóng LED 3 V trợ sáng.
Đây là mẫu bàn phím TKL (bỏ cụm phím số). Bên cạnh đó, IKBC cũng ra mắt phiên bản CD108 fullsize có giá nhỉnh hơn 200.000 đồng. Nhược điểm lớn nhất của mẫu bàn phím CD là cụm đèn LED báo chế độ capslock, scroll nằm ở vị trí khuất, khó nhìn thấy.
Durgod V104 (1,5 triệu đồng)
Durgod - một cái tên còn khá mới với giới chơi phím cơ Việt Nam. Tuy vậy, trong phân khúc dưới 2 triệu đồng, nó được xem là đối trọng của IKBC.
Phiên bản Durgod V104 sử dụng switch Cherry MX với ba lựa chọn quen thuộc gồm Red/ Blue/ Brown. Bàn phím thiết kế công thái học, đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.
5 ban phim co gia duoi 2 trieu cho nguoi moi lam quen-Hinh-4
Durgod hứa hẹn sẽ là đối thủ của IKBC, thương hiệu vốn quen thuộc với cộng đồng gaming Việt Nam. Ảnh: Durgod. 
Điểm vượt trội so với IKBC của Durgod V104 là việc nó có keycap làm từ PBT và công nghệ đúc Doubleshot (ký tự trên chữ sẽ không bị mờ khi dùng lâu).
Nhờ chất liệu PBT, V104 mang lại cảm giác gõ chắc chắn và phản hồi tốt. Bên cạnh đó, model này có layout chuẩn, thuận tiện khi chơi nhiều mẫu keycap.
Ngoài phiên bản 104 phím, dòng V của Durgod cũng có model với 87 phím, nhỏ gọn hơn. Mức giá cho Durgod V104 là 1,5 triệu đồng.
DareU EK87 (550.000 đồng)
Ở tầm giá 500.000 đồng, cộng đồng chơi phím cơ thường nghĩ đến thương hiệu DareU. Ở mức giá này, các thương hiệu khác chỉ có thể sản xuất bàn phím giả cơ.
Để tiết kiệm chi phí sản xuất, model EK87 sử dụng switch "cây nhà lá vườn" là D Switch do DareU tự nghiên cứu. Theo công bố của nhà sản xuất, switch này có độ bền 50 triệu lần nhấn, ngang với Cherry MX. Keycap của phím được làm bằng nhựa ABS, sẽ bóng theo thời gian.
5 ban phim co gia duoi 2 trieu cho nguoi moi lam quen-Hinh-5
DareU và Fuhlen là hai thương hiệu bàn phím cơ có giá dưới 1 triệu đồng được ưa chuộng tại Việt Nam. Ảnh: DareU. 
Tuy vậy, phần bọc switch được thiết kế trong suốt giúp ánh đèn LED RGB tản ra tốt hơn. Trải nghiệm gõ của bàn phím chỉ ở mức chấp nhận được. Lực nhấn các phím đôi lúc không đồng đều. Bên cạnh đó, ánh LED của DareU EK87 khá gắt, cho cảm giác không mấy sang trọng ở độ sáng cao.
Tóm lại, với mức giá 550.000 đồng, DareU EK87 là mẫu bàn phím được trang bị nhiều tính năng nhất. Đồng thời, EK87 cũng cho cảm giác gõ tốt hơn so với các model khác cùng tầm giá.

Top 10 bàn phím máy tính đắt nhất thế giới

Trang MLL vừa đưa ra danh sách 10 mẫu bàn phím máy tính đắt nhất thế giới, đứng đầu là chiếc Happy Hacking Key board HP Japan.

Top 10 bàn phím máy tính đắt nhất thế giới
Top 10 ban phim may tinh dat nhat the gioi
Chiếc bàn phím máy tính đắt nhất thế giới Happy Hacking Key board HP Japan có giá 4.440 USD - 100,61 triệu đồng. 

Vì sao bàn phím xếp theo kiểu QWERTY mà không phải ABCDE?

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY mà không phải là ABCD hay kiểu gì khác?

Vì sao bàn phím xếp theo kiểu QWERTY mà không phải ABCDE?
Bàn phím máy tính là một thứ rất quen thuộc với mỗi người trong thời đại công nghệ số này, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay cho đến máy tính bảng. Tuy nhiên bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao cách sắp xếp của các kí tự lại là QWERTY (đặt tên theo 6 phím chữ góc trên cùng bên trái) mà không phải là ABCD.

Chân bàn phím để làm gì?

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu chân bàn phím được tạo ra nhằm mục đích gì hay không?

Chân bàn phím để làm gì?
Nếu như bạn sử dụng bàn phím máy tính rời, bạn sẽ thấy rằng phía dưới của chúng có hai khớp, đôi khi có thể gập gọn lại được, mà chúng ta vẫn hay gọi là chân bàn phím. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi liệu sự tồn tại của nó có giúp ích được gì cho ta hay không?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Không ít người lầm tưởng chân bàn phím là một thứ thừa thải, hay chí ít là chỉ giúp cho việc gõ chữ của người dùng được thuận tiện hơn. Nhưng thật sự là họ chỉ đúng được một nửa bởi vì theo như công ty sản xuất bàn phím BakkerElkhuizen, chân bàn phím là thứ được tạo ra nhằm để hỗ trợ những người gõ phím mà phải dò từng chữ một trên bàn phím.

Đọc nhiều nhất

Tin mới